Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

Tin NÓNG: BỘ 4T "TỐNG TUẤN - NGHÊNH HÙNG"

Ông Trương Minh Tuấn (ảnh lớn). Ông Nguyễn Mạnh Hùng (ảnh nhỏ).

Tạm đình chỉ công tác Bộ trưởng Trương Minh Tuấn  

Người Lao Động
23-7-2018

(NLĐO)- Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký quyết định về việc tạm đình chỉ công tác Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn.

Ngày 23-7, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký quyết định số 1261/QĐ-CTN về việc tạm đình chỉ công tác Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đối với ông Trương Minh Tuấn.


Quyết định nêu rõ, tạm đình chỉ công tác Bộ trưởng Bộ TT-TT đối với ông Trương Minh Tuấn, do có vi phạm khuyết điểm và Bộ Chính trị đã có thi hành kỷ luật về Đảng tại quyết định số 806-QĐNS/TW ngày 16-7-2018.


  
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn bị tạm đình chỉ công tác. Ảnh: Báo NLĐ

Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, ông Trương Minh Tuấn và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Liên quan đến thương vụ Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Mobifone) mua cổ phần Công ty CP nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), Bộ Chính trị kết luận những vi phạm của ông Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng nên quyết định thi hành kỷ luật ông Trương Minh Tuấn bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ TT-TT nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trương Minh Tuấn.

Trước đó, ngày 12-7-2018, Bộ Chính trị đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) tại yờ trình số 122-TTr/UBKTTW, ngày 6-7-2018 về việc đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Bắc Son, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2011 – 2016 và ông Trương Minh Tuấn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ TT-TT, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương nhiệm kỳ 2015 – 2020.

Bộ Chính trị nhận thấy Ban Cán sự Đảng Bộ TT-TT đã vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng, đã làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động và quá trình cổ phần hoá của Mobifone, đến uy tín của tổ chức Đảng và Bộ TT-TT, gây bức xúc trong xã hội; để một số đồng chí lãnh đạo bộ vi phạm nghiêm trọng và rất nghiêm trọng trong thực hiện nguyên tắc làm việc và chức trách, nhiệm vụ được giao. Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ TT-TT nhiệm kỳ 2011 – 2016 bằng hình thức cảnh cáo.

Ông Trương Minh Tuấn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ TT-TT trong thời gian giữ cương vị Uỷ viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng, cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Cán sự Đảng nhiệm kỳ 2011 – 2016. Ông Tuấn đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo trong quá trình được phân công chỉ đạo thực hiện dự án; ký Quyết định số 236/QĐ-BTTTT, ngày 21-12-2015 của Bộ TT-TT phê duyệt dự án và một số văn bản có liên quan trái quy định, có văn bản không thuộc nhiệm vụ được phân công.

Với cương vị Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng từ tháng 4-2016 đến nay, ông Trương Minh Tuấn chịu trách nhiệm chính về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Cán sự Đảng nhiệm kỳ 2016 – 2021. Những vi phạm của ông Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng. 


Căn cứ Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26-7-2016 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra giám sát, kỷ luật Đảng và Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị đã quyết định: Thi hành kỷ luật ông Trương Minh Tuấn bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ TT-TT nhiệm kỳ 2016 – 2021. Đề nghị Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về hành chính đối với ông Trương Minh Tuấn bảo đảm đồng bộ, kịp thời với kỷ luật của Đảng theo quy định. 

Tấn Phong

____________

Chủ tịch Viettel Nguyễn Mạnh Hùng
làm Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ TT-TT


Người lao động
23/07/2018 14:54 

(NLĐO)- Ban Bí thư chỉ định ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel, giữ chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ TT-TT nhiệm kỳ 2016 - 2021, thay ông Trương Minh Tuấn vừa bị kỷ luật thôi chức vụ này.

Theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, Ban Cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã nhận được quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), giữ chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ TT-TT nhiệm kỳ 2016 - 2021, thay ông Trương Minh Tuấn vừa bị kỷ luật thôi chức vụ này.

.
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng

Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng sinh năm 1962 tại tỉnh Phú Thọ, nguyên quán tại huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Ông được thăng quân hàm Thiếu tướng năm 2012.

Quá trình học tập:

Năm 1979, ông thi đỗ vào Đại học Kỹ thuật Quân sự, khóa 14. Sau 1 năm học tại Đại học Kỹ thuật Quân sự đạt kết quả xuất sắc, ông được Bộ Quốc phòng tuyển chọn đi du học kỹ sư quân sự tại Liên Xô.

Từ năm 1980 đến năm 1986: Trường Cao đẳng Thông tin Quân sự Ulianop - Chuyên ngành: Kỹ sư vô tuyến điện - Liên Xô.

Từ năm 1993 đến năm 1995: Trường Đại học Tổng hợp Sydney - Chương trình đào tạo sau đại học: Thạc sĩ Viễn thông - Úc.

Từ năm 1995 đến năm 1998: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Chương trình đào tạo sau đại học: Thạc sĩ Kinh tế - Việt Nam.

Quá trình công tác:

Ông Nguyễn Mạnh Hùng là một trong những người lãnh đạo có đóng góp rất to lớn đến quá trình phát triển của Viettel trong nhiều năm qua cả trong công tác điều hành, xây dựng, triển khai các chiến lược lớn, đưa Viettel trở thành một tập đoàn kinh tế Nhà nước có quy mô lớn, hiệu quả sản xuất - kinh doanh cao nhất trong các tập đoàn kinh tế Nhà nước. Ông được giới truyền thông nhận định là "linh hồn Viettel - người đưa di động, internet trở thành dịch vụ bình dân". Ông đã được giới truyền thông bình chọn là 1 trong 10 nhân vật ICT Việt Nam tiêu biểu vì có nhiều đóng góp quan trọng, thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển của ngành CNTT-TT Việt Nam trong một thập kỷ (giai đoạn 2000 - 2009).

Năm 1995 - 2000, ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ các vị trí trợ lý kỹ thuật, Phó trưởng phòng rồi Trưởng Phòng Đầu tư Phát triển.

Năm 2000, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Công ty Viễn thông Quân đội.

Năm 2010, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Giám đốc Viettel.

Năm 2014, ông Nguyễn Mạnh Hùng được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Viettel thay ông Hoàng Anh Xuân.

Tháng 1-2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XII của Đảng, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XII.

Tháng 4-2016, Quân ủy Trung ương đã tổ chức công bố quyết định của Bộ Chính trị chỉ định Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 23 người. Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel - Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng - trở thành tổng giám đốc doanh nghiệp đầu tiên được chỉ định làm Ủy viên Quân ủy Trung ương.

Ngày 14-6-2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tổng Giám đốc Viettel, giữ chức vụ Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel.

Từ xuất phát điểm tổng tài sản của Viettel chỉ có 34 tỉ đồng, đến nay, Viettel trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam. Hiện Viettel đã đầu tư ở 10 nước thuộc 3 châu lục. Tại các quốc gia như Lào, Campuchia, Mozambique, Haiti… các doanh nghiệp của Viettel đã trở thành doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng mạng lưới, thuê bao và doanh thu lớn nhất. Mục tiêu của Viettel sẽ đạt quy mô thị trường 1 tỉ dân vào năm 2020. Theo khảo sát và các báo cáo của nhà phân tích GSMA Intelligence, Viettel xếp thứ 19 trên tổng số 813 nhà mạng trên thế giới.

Tháng 1-2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2018/NĐ-CP về điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty mẹ - Tập đoàn Viettel. Theo đó, Tập đoàn Viettel là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trực thuộc Bộ Quốc phòng; chịu sự lãnh đạo về mọi mặt của Quân ủy Trung ương.

Tập đoàn Viettel là nhóm công ty gồm công ty mẹ, công ty con, các doanh nghiệp thành viên và công ty liên kết, không có tư cách pháp nhân, phối hợp vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, vừa thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.

Vốn điều lệ của Viettel tại thời điểm thay đổi điều lệ, tổ chức hoạt động (ngày 5-1-2018) là 121.520 tỉ đồng; vốn điều lệ của Viettel giai đoạn từ 2015 đến hết năm 2020 là 300.000 tỉ đồng.

THẾ DŨNG

11 nhận xét :

  1. Không quá muộn đối với ô. Trương Minh Tuấn ! Tiễn ô. về tạm thời đuổi gà cho vợ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiễn anh về nơi chín suối, nhớ phù hộ độ trì cho anh em trong nhóm đừng bị lộ nhé.

      Xóa
  2. Nghi lắm! Thay anh gian lận tiền của Mobiphone bằng anh gian lận đất của dân Đồng Tâm liệu có khác nhau nhiều không? Định hướng của bộ Truyền thông là gian lận? Cây gian ra quả lận. Cây nào quả ấy. Gian lận điểm thi là vặt vãnh để đào tạo quan gian?

    Trả lờiXóa
  3. Chưa đủ! Phải truy tố thằng gian hùng này dân mới hả dạ.

    Trả lờiXóa
  4. Một anh vịt teo ngồi vào chỗ này là mấy anh nhà mạng di động khác ngán ngẩm.Thời kỳ cạnh tranh không lành mạnh bước sang giai đoạn mới.

    Trả lờiXóa
  5. Thế mà nghe bảo Viettel cũng nợ nần nhiều lắm, đâu như tỉ nhớn tỉ bé. Lai thêm chuyện Miếu Môn. Bởi thế dân gian, có kẻ xấu miệng gọi la VỊT TEO. Đúng sai thế nào nhỉ.

    Trả lờiXóa
  6. Kinh khủng quá! Vụ này mà trót lọt thì Trương Minh Tuấn phè phỡn mười đời không hết. Thể nào, khi còn được hưởng thụ Tuấn ca ngợi hết lời những thành quả ưu việt của nền kinh tế XHCN. Đúng! Có ưu việt nên một kẻ luôn mang bộ mặt hầm hầm, tức tối, suốt ngày chuyên lo bịt miệng dân, đàn áp dân chủ lại còn lạm quyền ra lệnh điều chuyển gần mười ngàn tỷ của dân, của nước cho tư bản thân hữu chứ; còn nếu ở chế độ dân chủ tư sản thì Tuấn chẳng là gì cả, không tài, không tín nhiệm thì làm sao được ngồi tót lên bàn độc như thế. Đi đêm lắm nên có ngày gặp ma, nếu không thì Tuấn còn ca ngợi chế độ này lên tận mây xanh.
    Đã được ăn, Tuấn lại nhiếc móc đám nhà báo không có tài nên không có độc giả. Quả cũng đúng, tội Tuấn tày trời như thế, cả mấy năm rồi mà có tờ báo chính thống nào của Chế độ dám vạch mặt đâu. Kiếp làm thuê là vậy, nó bảo viết thì viết, nó bảo câm là câm, trái lời thì nó thu thẻ, nó phạt cũng chẳng dám ho he cãi lại. Vụ này, ngay từ đầu, lúc còn bưng bít, báo lề dân đã có công rất lớn vì đã minh bạch đăng tải nhiều kỳ. Hóa ra lâu nay báo lề dân của các nhà dân chủ lại là thông tấn xã của dân, được dân tìm đọc nhiều và tin tưởng hơn.
    Trương Minh Tuấn, một kẻ gian manh xảo quyệt nguy hiểm, phạm tội tày đình, gấp nhiều lần so với Đinh La Thăng. Củi này vô cùng bự, phải truy tố, bỏ tù hay tử hình cũng không oan uổng. Liệu lò ông trọng có dám đốt không.

    Trả lờiXóa
  7. Hôm nay trên Cafef.vn đã thấy mùi bốc thơm cho Nguyễn mạnh Hùng- bộ trưởng bộ 4 tê mới.
    gớm, phù thịnh nịnh sếp mới- tay nhà báo Đức Minh ở báo Trí thức trẻ này trích dẫn những câu "ý đẹp nhời hay?" của Nguyễn Mạnh Hùng lăng xê đánh bóng cho bộ trưởng mới (để kiếm chức tổng biên tập cho một tờ báo nào chăng?)
    Tôi chả cần phải đọc tiểu sử cậu Hùng thì tôi cũng thuộc, nhưng cái tôi phục nhất là cậu ta kiếm được quá nhiều tiền (mà cán bộ của Viettel, người thân, bạn bè đều biết) thông qua tham nhũng ở Viettel mà vưỡn không bị lộ, vưỡn trong sạch như lủ tống , vưỡn thăng tiến nhanh hơn cả sóng Vettel?.

    Trả lờiXóa
  8. Đứa nào rồi cũng rứa.

    Trả lờiXóa
  9. Vụ này phải nói công đầu thuộc Blog Anh Ba Sàm đã có 17 kỳ liên tục đăng "Mobilphone mua AVG" tiếp là "Hotgir Thanh Hoá"... Tiếp theo các vụ vũ nhôm, mới đây là Chữa điểm thi TNTHPT ở Hà Giang sau đó Báo lề đảng mới vào cuộc yếu ớt.
    Phải công bằng mà nói Blog và mạng XH và Faceboock có công rất lớn trong đấu tranh chống tham nhũng.
    Nếu cứ để cho Thanh tra, Kiểm tra và Công an kinh tế thì sẽ không có vụ nào bị phát hiện. Thế nhưng đảng Chính phủ và Quốc Hội lại ra luật An ninh mạng cấm các hoạt động của mạng XH và Faceboock, Blog là bất công bằng vô lý

    Trả lờiXóa
  10. Vẫn cái váy, đằng trước xoay ra đằng sau có thành cái 'díp' theo tiếng tây không?

    Trả lờiXóa