Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

Luân Lê: SƯ CŨNG LÀ THẦY


Luân Lê

SƯ CŨNG LÀ THẦY

Tại sao đến bây giờ nhà sư không ăn chay niệm phật và phổ độ chúng sinh, tu dưỡng căn tính mà lại công khai đi tư vấn thi tuyển tốt nghiệp phổ thông và đại học, cùng với đó là lễ làm phép (vào cây bút/viết) để lấy may cho các thí sinh?

Đây có khác gì trò mê tín dị đoan và làm lệch lạc nhận thức của người dân trong xã hội về vai trò và cốt lõi của giáo lý nhà Phật?


Muốn có thành quả thì phải lao động, muốn được đỗ đạt thì phải miệt mài học tập dùi mài kinh sử, chứ sao lại có kiểu cầu may nhờ vào trò mê tín để cầu mong có thể vượt qua những kỳ thi của giáo dục? Vậy mà vẫn có hàng nghìn, hàng vạn người tin và nghe theo để thực hiện những nghi thức trước khi kỳ thi diễn ra.

.


Với nhận thức và tư duy như vậy thì làm sao tạo ra được những con người có đủ tri thức để giúp xây dựng và phát triển đất nước? Và cũng mê muội như vậy thì làm sao có đủ trí tuệ và dũng khí để bảo vệ tổ quốc của mình?

Chân giá trị của xã hội bị đảo lộn hoàn toàn, nên thành ra những chân giá trị của đạo, giáo cũng đều bị tha hoá và làm sai lệch đi.

Đức Phật có sống lại để cứu vớt được những gì mà mình đã lập định nên từ hàng ngàn năm trước nhờ trí huệ, sự thông tuệ và đức hạnh cao quý của mình hay không?

______________

Ông Thích Nhật Từ đã nói lại như thế này:
 
"Tôi không làm phép ma tà cầu nguyện cho sĩ tử thi tốt nghiệp"

11 nhận xét :

  1. Thông tin phải đa chiều Tễu ạ http://soha.vn/thuong-toa-thich-nhat-tu-khong-lam-phep-ma-ta-cau-nguyen-cho-si-tu-thi-tot-nghiep-thpt-20180624134401016.htm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn biện hộ cái gì? Ở Phương Tây khi đi thi, Cha đạo có làm lễ phù hộ cho thí sinh không? Không!

      Xóa
    2. Bây giờ báo chí nó quây cho thì phải trả lời thế chứ sao?

      Xóa
    3. Mấy anh trọc Cuốc doanh (xin lỗi các nhà sư chân tu) bao giờ cũng bị lộ hàng, giống như bọn DLV ấy nói kiểu gì cũng bị lòi...đuôi.

      Xóa
  2. Dân Việt vì quá bế tắc trong cuộc mưu sinh ở thời buổi nhiễu nhương lúc này nên mới cố mà tin vào tâm linh, thần thánh để mong thay đổi cuộc sống mặc dù ai cũng biết là ngoài mình ra thì không ai cứu được mình (Cụ Nam Cao đã cảnh báo là: Muốn làm người tử tế nhưng họ không cho làm đó thôi) - Thời nay đúng thế thật.

    Trả lờiXóa
  3. Xin cảm ơn Anh Lê Luân !
    Bài viết với nội dung ngắn gọn và hay ! Anh đã vạch trần chân tướng thời mạt pháp của Phật giáo Việt Nam, đã và đang bị thương mại hóa, chính trị hóa và vụ lợi hóa... bởi không ít người cạo trọc đầu mặc áo tu hành mạo danh Phật và Bồ Tát....để mê hoặc những người dân nhẹ dạ cả tin! Thảm thương thay cho Nền Giáo dục của nước nhà, với cảnh sĩ tử mê muội như thế này thì thời đại Công nghệ 4.0 chắc sẽ là ...."N".0 ( Ngu muội chấm zê-dô )!

    Trả lờiXóa
  4. Thời mạt Pháp nên nẩy sinh nhiều chiêu trò lừa đảo. Sư đang làm tiền các chúng sinh si muội, đâu phải sư vì người đi thi. Gốc rễ là xã hội đảo điên nói dối là " tốt" được hoan ngênh, nói thật coi là "ngu". Ai là kẻ gây ra tình trạng này? Đó là kẻ cầm quyền hiện hành

    Trả lờiXóa
  5. Nam mô A di đà phật . kính mong trung ương hội phật giáo dẹp bỏ những việc làm mê muội , làm hoen ố chính đạo , làm sai lệch đức tin của phật tử

    Trả lờiXóa
  6. Mỗi cây bút sau khi được ông ĐĐ Thích Ngộ An làm phép xong liệu có được bán cho các sỹ tử không? Thật buồn cho giáo hội phật giáo Việt Nam, Phật Tổ dạy chúng sinh chỉ có cần cù học tập và lao động thì mới mong có kết quả tốt, nay ông sư này lại khuyến khích học sinh bỏ học cầu may?

    Trả lờiXóa
  7. Tạo dáng , mặt cười tươi để chụp hình , tay giơ kiểu lãnh tụ ! Trông " thầy " chả có dáng dấp nhà tu hành . Sư thị trường . Đáng xấu hổ .

    Trả lờiXóa
  8. Cảm ơn anh Luân, ông thầy chùa này đang xiểng dương loại người ngồi mát ăn bát vàng và xem thường câu tục ngữ
    Có công mài sắt có ngày nên kim.

    Trả lờiXóa