Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Luân Lê: NHÂN DÂN VÀ QUYỀN LỰC

 
Luân Lê

NHÂN DÂN VÀ QUYỀN LỰC

Các bạn hãy lập danh sách cụ thể số đại biểu bỏ phiếu chống đối với dự thảo luật an ninh mạng. Đó là những người cần được lịch sử ghi nhận và vinh danh sau này.

Còn những người đồng thuận bỏ phiếu thuận, các cử tri cả nước, bất cứ ai muốn, đều có thể gọi điện hoặc gửi thư điện tử trực tiếp để chất vấn họ về vấn đề này. Đừng ngần ngại. Các bạn chính là người chủ của quốc gia và là đối tượng của luật pháp.

Cũng quá buồn một lẽ là những đại biểu trong quốc hội đa phần là những người chẳng biết gì về luật pháp nhưng lại được đóng vai là một nhà lập pháp, vì vậy, quan trọng nhất với số người này chỉ là ở khâu bỏ phiếu thông qua. Vì vậy mới có câu chuyện bộ luật lớn nhất nước như con voi lọt qua lỗ kim trong khi có tới cả trăm lỗi từ lập pháp cho đến kỹ thuật rất nghiêm trọng.

Để thay đổi được điều đó, phải bỏ cơ chế đảng cử dân bầu và quá nửa số đại biểu phải là những người không phải là đảng viên mà là các cá nhân tự do từ dân chúng. Vì 90 triệu dân không thể để chỉ có chưa đến 20 người đại diện trong khi đảng cộng sản chiếm đến 96% số đại biểu trong quốc hội. Không quy định cán bộ, công chức phải là đảng viên, kể cả thủ tướng và chủ tịch nước, chánh án toà tối cao, viện trưởng viện kiểm sát tối cao, vì lúc này quốc hội với từ 51% số đại biểu tự do trong dân trở lên sẽ quyết định bầu ai cho các chức danh lãnh đạo.

Đã có nhà nước thì không thể lập ra một tổ thức nào khác để lãnh đạo nhà nước, vì đó là đi ngược với cách thức tổ chức nhà nước thông thường. Nhà nước là thực thể quyền lực duy nhất nhận uỷ nhiệm quyền lực chính trị từ nhân dân và nó phải được thiết kế để nhân dân làm chủ quyền lực nhà nước mà không thể để tổ chức nào đứng ra lãnh đạo nhà nước nữa. Vì ngược lại, nó sẽ phá vỡ mọi kết cấu và cách thức tổ chức quyền lực của chính thể.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét