TS Vũ Thành Tự Anh
TS Vũ Thành Tự Anh:
Khả năng thành công của đặc khu là rất thấp
Lê Nguyễn
VNF
04/06/2018
(VNF) – TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cho rằng dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt chắc chắn sẽ được thông qua nhưng khả năng thành công của mô hình đặc khu theo luật này sẽ là rất thấp.
Theo TS Tự Anh, có 5 lý do khiến mô hình đặc khu của Việt Nam khó thành công.
Thứ nhất là chính sách nằm sau Luật đặc khu thiếu cơ sở thực tiễn. Một cách chính thống, Luật đặc khu nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối về “xây dựng một số đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với thể chế vượt trội để tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị”.
Nếu mục tiêu là “tạo cực tăng trưởng” thì với quy mô và tiềm năng của Phú Quốc, Bắc Vân Phong và Vân Đồn thì cả ba địa phương này đều không thể tạo ra đột biến lớn đến mức trở thành một cực tăng trưởng của đất nước trong 10 - 20 năm tới, trừ phi phần còn lại của đất nước dậm chân tại chỗ. Mà nếu phần còn lại của quốc gia quả thực không phát triển thì cũng chẳng có cơ sở để các đặc khu thành công.
Nếu mục tiêu là tạo “thể chế vượt trội” để “thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy” thì bài học từ mô hình khu kinh tế mở (bắt đầu với Chu Lai) từ 2003 cho thấy nếu không có sự thay đổi đồng bộ ở phạm vi quốc gia thì những sáng kiến của địa phương chắn sẽ sẽ bị bóp nghẹt bởi một mạng lưới chằng chịt các thể chế và quy định hiện hành vốn hoàn toàn không tương thích với “thể chế vượt trội”.
Bấm vào đây để xem:
Toàn văn dự thảo Luật đặc khu gây tranh cãi dù sắp được thông qua
Hơn nữa, khả năng nhân rộng các “thử nghiệm đổi mới” này sẽ rất thấp, đơn giản là vì khoảng cách giữa những ưu đãi và thể chế của 3 đặc khu vô cùng “vượt trội” với phần còn lại của đất nước.
“Nếu như sau 15 năm, ngay cả những ưu đãi và thử nghiệm thể chế khiêm tốn hơn nhiều của các khu kinh tế mở vẫn chưa thành hình và tới được phần còn lại của đất nước, thì hy vọng về một sự lan tỏa thể chế và chính sách từ ba đặc khu sẽ chỉ là những ước vọng xa vời”, TS Tự Anh bình luận.
Nguyên nhân thứ hai là trong khi mục tiêu của cả ba đặc khu đều hướng tới thu hút các ngành công nghệ cao 4.0 thì tư duy chính sách chủ yếu vẫn chỉ là 1.0 – tức là cố thu hút thêm FDI bằng lợi thế so sánh tryền thống cùng những ưu đãi kịch trần và vượt khung, thậm chí không ngần ngại mở casino cho cả người Việt Nam vào chơi.
“Những ưu đãi quá mức này một mặt tạo nên một ‘cuộc đua xuống đáy’ ngay giữa ba đặc khu của Việt Nam, mặt khác không đảm bảo sự thành công cho các đặc khu vì theo kinh nghiệm thế giới, ưu đãi không đi cùng với chất lượng thể chế, quản trị, điều hành và cơ sở hạ tầng thì cũng trở nên vô nghĩa”, TS Tự Anh cho biết.
Một nguyên nhân khác là với thiết kế như hiện nay, không có gì đảm bảo các đặc khu sẽ có tính bền vững về kinh tế và giúp tạo ra các ngoại tác tích cực như nâng cấp và chuyển đổi cơ cấu cũng như thúc đẩy cải cách kinh tế trên diện rộng.
TS Tự Anh cho rằng nền kinh tế Việt Nam đã và sẽ tiếp tục phụ thuộc sâu hơn vào khu vực FDI. Trong khi đó, đang tồn tại một sự đứt gẫy, thậm chí là một vực sâu khoảng cách giữa khu vực FDI với khu vực kinh tế trong nước.
***
TOÀN CẢNH CÁC ĐẶC KHU TẠI VIỆT NAM - TRANH CÃI VIỆC CHO THUÊ ĐẤT 99 NĂM
Với thiết kế hiện nay, ba đặc khu này tương đối biệt lập với phần còn lại của nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, khi chúng đi vào hoạt động thì sự phụ thuộc vào FDI cũng như khoảng cách giữa FDI và kinh tế trong nước sẽ còn trở nên sâu sắc hơn. Hệ quả là ngoại lực không những không giúp kích thích mà sẽ còn tiếp tục lấn át nội lực. Điều này đi ngược với kinh nghiệm quốc tế, trong đó chìa khóa thành công nằm ở hệ thống thể chế và chính sách giúp phát huy vai trò của các doanh nghiệp địa phương năng động, đóng vai trò làm cầu nối và chất xúc tác cho đầu tư nước ngoài.
TS Tự Anh cũng cho rằng đưa ra một khuôn khổ pháp lý cho đặc khu mới chỉ là một bước khởi đầu. Việc triển khai mô hình đặc khu trên thực tế chắc chắn sẽ còn lắm gian truân. Bên cạnh nguy cơ bị trói chân trói tay bởi một ma trận thể chế và quy định hiện hành, nguy cơ nhìn thấy trước là chính quyền đặc khu bị thiếu nguồn lực, năng lực, và thẩm quyền (cả thẩm quyền theo luật định và thẩm quyền trên thực tế) cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình. Về những phương diện này, ngay cả hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và Hồ Chí Minh loay hoay mãi mà vẫn chưa thoát ra được thì liệu ba đặc khu có khắc phục được hay không hoàn toàn là một câu hỏi ngỏ.
Cuối cùng là với vị trí xung yếu và nhạy cảm của mình, liệu Phú Quốc, Bắc Vân Phong, và Vân Đồn có phải là những địa điểm thích hợp để thử nghiệm chính sách trong bối cảnh địa kinh tế và địa chính trị hiện nay hay không?
“Lấy đơn cử Vân Đồn chẳng hạn. Một trong những mục tiêu quan trọng của đặc khu Vân Đồn là thu hút các ngành công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao. Thử hỏi ở sát biên giới với Trung Quốc thì những công ty công nghệ cao của các cường quốc khoa học và công nghệ ở châu Á (như Nhật Bản và Hàn Quốc) và phương tây có sẵn sàng và yên tâm đầu tư hay không?”, TS Tự Anh đặt vấn đề.
Vị Giám đốc của Chương trình đào tạo kinh tế Fulbright nhấn mạnh: sự ra đời của đặc khu kinh tế không thể tách rời bối cảnh kinh tế - chính trị của quốc gia. Từ góc độ lịch sử, mô hình đặc khu chỉ thích hợp trong điều kiện cả nước đang đóng kín bưng và cần một “đột phá khẩu” ra thị trường thế giới. Hơn nữa, sự thành công của các đặc khu phụ thuộc vào mức độ tích hợp của chúng trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế cũng như mức độ kết nối của chúng với phần còn lại của nền quản trị và kinh tế quốc gia.
“Với độ mở thuộc nhóm cao nhất thế giới như hiện nay, mô hình ‘đột phát khẩu’ này không thực sự phù hợp cho Việt Nam. Chìa khóa của cải cách thể chế thành công, vì vậy không phụ thuộc vào ba đặc khu mà nằm ở nỗ lực cải cách toàn diện nền tảng thể chế và chính sác quốc gia”, TS Tự Anh nhận định.
Lê Nguyễn
VNF
04/06/2018
(VNF) – TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cho rằng dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt chắc chắn sẽ được thông qua nhưng khả năng thành công của mô hình đặc khu theo luật này sẽ là rất thấp.
Theo TS Tự Anh, có 5 lý do khiến mô hình đặc khu của Việt Nam khó thành công.
Thứ nhất là chính sách nằm sau Luật đặc khu thiếu cơ sở thực tiễn. Một cách chính thống, Luật đặc khu nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối về “xây dựng một số đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với thể chế vượt trội để tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị”.
Nếu mục tiêu là “tạo cực tăng trưởng” thì với quy mô và tiềm năng của Phú Quốc, Bắc Vân Phong và Vân Đồn thì cả ba địa phương này đều không thể tạo ra đột biến lớn đến mức trở thành một cực tăng trưởng của đất nước trong 10 - 20 năm tới, trừ phi phần còn lại của đất nước dậm chân tại chỗ. Mà nếu phần còn lại của quốc gia quả thực không phát triển thì cũng chẳng có cơ sở để các đặc khu thành công.
Nếu mục tiêu là tạo “thể chế vượt trội” để “thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy” thì bài học từ mô hình khu kinh tế mở (bắt đầu với Chu Lai) từ 2003 cho thấy nếu không có sự thay đổi đồng bộ ở phạm vi quốc gia thì những sáng kiến của địa phương chắn sẽ sẽ bị bóp nghẹt bởi một mạng lưới chằng chịt các thể chế và quy định hiện hành vốn hoàn toàn không tương thích với “thể chế vượt trội”.
Bấm vào đây để xem:
Toàn văn dự thảo Luật đặc khu gây tranh cãi dù sắp được thông qua
Hơn nữa, khả năng nhân rộng các “thử nghiệm đổi mới” này sẽ rất thấp, đơn giản là vì khoảng cách giữa những ưu đãi và thể chế của 3 đặc khu vô cùng “vượt trội” với phần còn lại của đất nước.
“Nếu như sau 15 năm, ngay cả những ưu đãi và thử nghiệm thể chế khiêm tốn hơn nhiều của các khu kinh tế mở vẫn chưa thành hình và tới được phần còn lại của đất nước, thì hy vọng về một sự lan tỏa thể chế và chính sách từ ba đặc khu sẽ chỉ là những ước vọng xa vời”, TS Tự Anh bình luận.
Nguyên nhân thứ hai là trong khi mục tiêu của cả ba đặc khu đều hướng tới thu hút các ngành công nghệ cao 4.0 thì tư duy chính sách chủ yếu vẫn chỉ là 1.0 – tức là cố thu hút thêm FDI bằng lợi thế so sánh tryền thống cùng những ưu đãi kịch trần và vượt khung, thậm chí không ngần ngại mở casino cho cả người Việt Nam vào chơi.
“Những ưu đãi quá mức này một mặt tạo nên một ‘cuộc đua xuống đáy’ ngay giữa ba đặc khu của Việt Nam, mặt khác không đảm bảo sự thành công cho các đặc khu vì theo kinh nghiệm thế giới, ưu đãi không đi cùng với chất lượng thể chế, quản trị, điều hành và cơ sở hạ tầng thì cũng trở nên vô nghĩa”, TS Tự Anh cho biết.
Một nguyên nhân khác là với thiết kế như hiện nay, không có gì đảm bảo các đặc khu sẽ có tính bền vững về kinh tế và giúp tạo ra các ngoại tác tích cực như nâng cấp và chuyển đổi cơ cấu cũng như thúc đẩy cải cách kinh tế trên diện rộng.
TS Tự Anh cho rằng nền kinh tế Việt Nam đã và sẽ tiếp tục phụ thuộc sâu hơn vào khu vực FDI. Trong khi đó, đang tồn tại một sự đứt gẫy, thậm chí là một vực sâu khoảng cách giữa khu vực FDI với khu vực kinh tế trong nước.
***
TOÀN CẢNH CÁC ĐẶC KHU TẠI VIỆT NAM - TRANH CÃI VIỆC CHO THUÊ ĐẤT 99 NĂM
Với thiết kế hiện nay, ba đặc khu này tương đối biệt lập với phần còn lại của nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, khi chúng đi vào hoạt động thì sự phụ thuộc vào FDI cũng như khoảng cách giữa FDI và kinh tế trong nước sẽ còn trở nên sâu sắc hơn. Hệ quả là ngoại lực không những không giúp kích thích mà sẽ còn tiếp tục lấn át nội lực. Điều này đi ngược với kinh nghiệm quốc tế, trong đó chìa khóa thành công nằm ở hệ thống thể chế và chính sách giúp phát huy vai trò của các doanh nghiệp địa phương năng động, đóng vai trò làm cầu nối và chất xúc tác cho đầu tư nước ngoài.
TS Tự Anh cũng cho rằng đưa ra một khuôn khổ pháp lý cho đặc khu mới chỉ là một bước khởi đầu. Việc triển khai mô hình đặc khu trên thực tế chắc chắn sẽ còn lắm gian truân. Bên cạnh nguy cơ bị trói chân trói tay bởi một ma trận thể chế và quy định hiện hành, nguy cơ nhìn thấy trước là chính quyền đặc khu bị thiếu nguồn lực, năng lực, và thẩm quyền (cả thẩm quyền theo luật định và thẩm quyền trên thực tế) cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình. Về những phương diện này, ngay cả hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và Hồ Chí Minh loay hoay mãi mà vẫn chưa thoát ra được thì liệu ba đặc khu có khắc phục được hay không hoàn toàn là một câu hỏi ngỏ.
Cuối cùng là với vị trí xung yếu và nhạy cảm của mình, liệu Phú Quốc, Bắc Vân Phong, và Vân Đồn có phải là những địa điểm thích hợp để thử nghiệm chính sách trong bối cảnh địa kinh tế và địa chính trị hiện nay hay không?
“Lấy đơn cử Vân Đồn chẳng hạn. Một trong những mục tiêu quan trọng của đặc khu Vân Đồn là thu hút các ngành công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao. Thử hỏi ở sát biên giới với Trung Quốc thì những công ty công nghệ cao của các cường quốc khoa học và công nghệ ở châu Á (như Nhật Bản và Hàn Quốc) và phương tây có sẵn sàng và yên tâm đầu tư hay không?”, TS Tự Anh đặt vấn đề.
Vị Giám đốc của Chương trình đào tạo kinh tế Fulbright nhấn mạnh: sự ra đời của đặc khu kinh tế không thể tách rời bối cảnh kinh tế - chính trị của quốc gia. Từ góc độ lịch sử, mô hình đặc khu chỉ thích hợp trong điều kiện cả nước đang đóng kín bưng và cần một “đột phá khẩu” ra thị trường thế giới. Hơn nữa, sự thành công của các đặc khu phụ thuộc vào mức độ tích hợp của chúng trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế cũng như mức độ kết nối của chúng với phần còn lại của nền quản trị và kinh tế quốc gia.
“Với độ mở thuộc nhóm cao nhất thế giới như hiện nay, mô hình ‘đột phát khẩu’ này không thực sự phù hợp cho Việt Nam. Chìa khóa của cải cách thể chế thành công, vì vậy không phụ thuộc vào ba đặc khu mà nằm ở nỗ lực cải cách toàn diện nền tảng thể chế và chính sác quốc gia”, TS Tự Anh nhận định.
Lê Nguyễn
Quá nhiều dự án bày biện ra rồi bỏ xó, tiền bạc đã ném vào đó có ít ỏi gì đâu - Tư duy nhiệm kỳ cho nó hoành thôi - Họ không biết xót tiền dân.
Trả lờiXóaNhững nhóm lợi ích thân Trung Cộng và ủng hộ triệt để Trung Cộng câu kết với bọn kinh doanh bất động sản khoác áo đại gia, mạo danh " nhà đầu tư chiến lược" cùng với những cán bộ hư hỏng đang nắm giữ quyền lực tại ba đặc khu nói trên sẽ hiệp sức lại để ép Đảng và Nhà nước Việt Nam thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính đặc biệt ! Một lần nữa, đất nước và dân tộc Việt Nam lại bị đem ra làm vật thí nghiệm - Nỗi đau thương này còn dữ dội hơn thảm họa giặc Trung Cộng xâm lược ! Rất mong Đảng và Nhà nước Việt Nam có tầm nhìn xa trông rộng để giữ vững được thể chế chính trị và niềm tin của đông đảo nhân dân và kiều bào ta ở khắp nơi trên thế giới!
Trả lờiXóaNghi Sơn Thanh Hóa là khu kinh tế có đủ các thành phần kinh tế, được ưu đãi đặc biệt về chính sách thuế, quyền sử dụng đất, vượt trội hơn cả 3 khu kinh tế đặc biệt (Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú quốc). Điển hình là dự án sản xuất xi măng trắng dùng cho xuất khẩu đổi thành xi măng đen tiêu dùng nội địa, nhưng chính quyền vẫn phải chấp nhận...
Trả lờiXóaĐến nay khu kinh tế đã đi vào hoạt đông gần 30 năm, nhưng kết quả chưa đem lại lợi lộc gì cho tỉnh Thanh Hóa, ngược lại đã gây ra cho chính quyền địa phương bao nhiêu là rắc rối. Cụ thể năm 2002 hàng trăm công nhân Trung Quốc (toàn là đối tượng bất hảo được phía TQ tuyển mộ từ Trung Hoa Đại lục đưa sang).
Chúng ra quán của dân địa phương ăn uống xong không trả tiền, rượu say phá quán, đánh nhau với dân VN gây mất ổn định về ANCT, công an Thanh Hóa phải tập trung giải quyết hậu quả cực kỳ khó khăn vất vả. Năm 2012 hàng nghìn người dân 2 xã thuộc Tĩnh gia mất đất, biểu tình chống lại Lực lượng cưỡng chế, 2 người bị bắn chết. Đồng chí CA huyện Tĩnh Gia bắn chết người lãnh án 7 năm tù.
Từ đó đến nay nhiều vụ biểu tình của dân mất đất sãy ra liên miên...Các nhóm lợi ích thâu tóm đất đai, tranh giành dự án, dẫn đến cứu kiện kéo dài, thuê báo chí, lên mạng Internet viết bài bôi nhọ nói xấu lẫn nhau. Dẫn đến chính quyền phải tìm cách lấp liếm, đổ lỗi cho các thế lực thù địch phản động kích động chống phá chính quyền.
Hy vọng là đảng nhà nước, hãy nhìn lại, rút ra bài học kinh ngiệm, dừng vô thơi hạn việc ban hành luật đặc khu. Hủy bỏ dự án 3 đặc khu trên để tránh sảy ra hệ lụy không lường...
Nhìn lại các "chủ trương lớn của đảng", từ Formosa cho cho đến Bauxite Tây nguyên, kéo dài ra Thanh Hoá Bình Thuận, và khắp nước, đã có "chủ trương" nào làm nước giàu dân mạnh, độc lập tự do hạnh phúc hay chưa? hay chỉ là đóng góp công sức cho bọn Tàu thu hoạch đất biển của quốc gia? Hôm nay các kinh tế gia, các nhà trí thức, chuyên môn, hiểu cao học rộng, có tấm lòng với dân tộc đã phân tích thẳng thắn, đã nói thêm một lần nữa: làm là thua, dừng đi!
Trả lờiXóaVậy nếu ông Nguyễn Phú Trọng bà Kim Ngân cứ khăng khăng cố ý tiếp tục làm đặc khu, đẩy dân tộc vào chỗ đưa cổ cho ngoại bang cắt, ăt phải vì một lý do thầm kín nào đó chứ làm sao mà nói vì dân vì nước được???
Đâu phải có súng có còng thì muốn nói gì là nói!
Nói cho ngắn gọn ,dễ hiểu : Vì lợi ích cá nhân , không vì dân .
Trả lờiXóaChánh sách sai lầm, luật hóa cái chính sách sai lầm đó thì thất bại là đương nhiên. Đã bao lần sai lầm rồi mà vẫn cứ gân cổ lên giảng giải.
Trả lờiXóaSai lầm 1: cải cách ruộng đất 1953: tiêu diệt những người nông dân giỏi giang biết canh tác và quản trị nghề nông.
Sai lầm 2: hợp tác xã nông nghiệp, rồi HTX nông nghiệp bặc cao trong khi vẫn con trâu đi trước cái cày theo sau, thậm chí là con người đi trước để kéo cày thay châu.
Sai lầm 3: cải tạo tư sản miền Bắc - ép nhà tư bản vào xí nghiệp công tư họp doanh để đang là chủ một doanh nghiệp tư nhân trở thành cán bộ nhà nước, ăn lương và tem phiếu nhưng giỏi lắm cũng chỉ được làm phó giám đốc, còn thường là chuyên viên giúp việc.
Sai lầm 4: cải tạo tư sản ở miền Nam. Phá hủy hoàn toàn nền kinh tế thị trường.
Sai lầm 5: ép nông dân vào tập đoàn và hợp tác xã nông nghiệp.
Sai lầm 6: ngăn sống cấm chợ. Người dân muốn mang 1 kg thịt vào thành phố cũng không được. để đối phó, dân phải luộc chín,kho chín mang đi nếu không muốn bị tịch thu. Có người quấn thị vào bụng giả là có bầu để lọt trạm vào thành phố.
Sai lần 7: hênh hoang tự mãn, tuyên bố hòa bình vĩnh viễn trên đát nước ta. Chỉ một thời gian ngắn sau đó Polpot xua quân đánh, phải động viên cục bộ để bổ sung bộ đội cho chiến trường. Say sưa với việc thắng Mỹ, không cảnh giác thằng anh đểu nên chiến tranh biên giới phía Bắc kéo dài 10 năm mà phải cắn răng chịu đưng.
Sai lầm : chưa xảy ra. Nhưng nếu cuối năm luật đặc khu thông qua thì VN sẽ gặp đại họa nghìn năm.