Thí sinh dự thi tại điểm thi THCS Đống Đa (quận Bình Thạnh). Ảnh: Mạnh Tùng.
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN THPT 2018 VÀ KHẢ NĂNG THẨM THƠ CỦA CÁC CHUYÊN VIÊN BỘ GIÁO DỤC
Đặng Văn Sinh
Trước hết, xin hoan nghênh những người ra đề đã phớt lờ lệnh chỉ của Ban Tuyên giáo trung ương, dám dũng cảm đưa bài thơ của một thành viên Ban Vận động Văn đoàn độc lập Việt Nam (BVĐĐĐLVN) vào chương trình thi môn ngữ văn Trung học phổ thông quốc gia niên khóa 2017 - 2018. Bởi trước đây ít lâu, Ban Tuyên giáo của ông Võ Văn Thưởng đã có công văn chỉ đạo Bộ Giáo dục không đưa sáng tác của các nhà văn, nhà thơ là thành viên của BVĐĐĐLVN vào sách giáo khoa.
Thế nhưng, rất tiếc là, bài thơ được trích đoạn lại là bài thơ thuộc loại tầm tầm của Nguyễn Duy trong khi ông có khá nhiều bài nổi tiếng mang tầm tư tưởng thời đại, có sức cảm hóa tâm hồn bạn đọc, bởi Nguyễn Duy thuộc lớp nhà thơ tài năng, giầu bản lĩnh và lúc nào cũng canh cánh bên lòng nỗi niềm "ưu dân ái quốc". Có thể nói, đây là một đề thi mà người ra đề rất hạn chế về năng lực thẩm thơ dẫn đến tình trạng nửa dơi nửa chuột, khiến cho học sinh lúng túng trong việc cảm thụ và phân tích tác phẩm.
Về thể loại "Đánh thức tiềm lực" là một bài thơ TỰ DO cấu trúc như một đoạn văn xuôi, tuy có vần điệu nhưng đọc nghe trúc trắc, khó nhớ. Cũng xin nói, bài thơ được viết từ những năm tám của thế kỷ trước, khi mà hệ thống kiểm duyệt còn rất khắt khe, những nhà "kiểm dịch" xoi mói đến từng dấu chấm, dấu phẩy, thì việc đưa được những hình ảnh đối lập tạo nên sự mâu thuẫn đòi hỏi phải có câu trả lời sòng phẳng như: "sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể/ còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?/ lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?" đã là một sự phát hiện đáng ghi nhận. Nhưng đấy là kiểu tư duy "bài ca muôn thuở" về một đất nước "rừng vàng biển bạc" luôn véo von trên miệng các nhà lãnh đạo quốc gia cũng như các văn nghệ sĩ "quốc doanh" luôn ngồi trong tháp ngà ngộ nhận về con người và đất nước mình.
Có thật là Việt Nam giầu tiềm lực thiên nhiên ban tặng, hay là một quốc gia đất chật người đông thiếu hẳn một không gian sinh tốn tối thiểu? Là đất nước có tài nguyên phong phú hay là vương quốc của những thân phận làm thuê vĩ đại, tá túc trong những ngôi nhà ống mờ mờ nhân ảnh như âm cung và cứ mỗi ngày đêm lại hiến tế cho tử thần ba chục mạng người bởi tai nạn giao thông?
Chính vì quá tự hào về loại tiềm lực ảo ấy mà đất nước mãi mãi vẫn không cất cánh được, mãi mãi vẫn chỉ là một quốc gia nghèo đói và lắm tệ nạn xã hội mà tham nhũng được xếp lên hàng đầu.
Về phần yêu cầu, ở mục 1 "Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?", với một học sinh sắp sửa tốt nghiệp THPT, thì đây là một câu hỏi khá ngô nghê. Bởi ngay từ bậc THCS các em đã được học khá nhiều thể loại thơ văn, được thày cô giảng giải với vô số giờ lên lớp, nếu chỉ hỏi để "thưởng" điểm thì thiếu gì câu thông minh hơn mà học trò vẫn trả lời được.
Mục 4: "Theo anh/chị, quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ "ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ tiềm lực còn ngủ yên..." có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?". Đây là một cái bẫy đánh đố học sinh. Với loại "ngồi nhầm chỗ" chắc sẽ tắc tị, mà đối tượng này thì hơi nhiều đấy. Số khác có tư duy hình tượng, nắm được vấn đề, nhưng không hiểu ẩn ý người ra, sẽ tập trung vào phản biện. Và khi hứng lên, mạch văn tuôn chảy, sẽ có nhiều em "phạm húy", chưa biết chừng bị giám khảo hạ điểm "0" bởi "dám khôn hơn" các nhà lãnh đạo "đỉnh cao trí tuệ".
Chính vì thế, yêu cầu các em viết một đoạn văn 200 từ về sứ mệnh "đánh thức tiềm lực đất nước" của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay" khác gì đánh đố, bởi, nhiệm vụ chính trị to lớn "đánh thức tiềm lực đất nước" mà ngay cả một dàn lãnh đạo với học hàm học vị cao nhất thế giới còn lúng túng, đến nỗi phải cho ngoại bang "thuê" những vùng yếu địa đến cả trăm năm, thì cá nhân các em phỏng làm gì đươc? Những câu hỏi giáo điều, sáo rỗng và nông cạn như thế làm sao "đánh thức" được tiềm lực? Sự thật là, các tác giả ra đề quên đi một điều quan trọng, tiềm lực lớn nhất chính là con người, mà chủ yếu là thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường.
Không đánh thức được loại tiềm lực này thì đất nước mãi mãi chỉ là một xứ sở gia công, là địa bàn lý tưởng chứa rác thải của thế giới, nhất là quốc gia "có đường biên giới chung với tỉnh Quảng Ninh" như một ông bộ trưởng trong chính phủ "kiến tạo" của thủ tướng Nguyễn Xuân phúc đã tuyên bố. Và đây cũng chính là chỗ hạn chế của bài thơ bởi Nguyễn Duy không có một dòng nào nói đến tiềm lực ẩn tàng trong mỗi con người.
Chí Linh, 25.6.2018
Đ.V.S
Đặng Văn Sinh
Trước hết, xin hoan nghênh những người ra đề đã phớt lờ lệnh chỉ của Ban Tuyên giáo trung ương, dám dũng cảm đưa bài thơ của một thành viên Ban Vận động Văn đoàn độc lập Việt Nam (BVĐĐĐLVN) vào chương trình thi môn ngữ văn Trung học phổ thông quốc gia niên khóa 2017 - 2018. Bởi trước đây ít lâu, Ban Tuyên giáo của ông Võ Văn Thưởng đã có công văn chỉ đạo Bộ Giáo dục không đưa sáng tác của các nhà văn, nhà thơ là thành viên của BVĐĐĐLVN vào sách giáo khoa.
Thế nhưng, rất tiếc là, bài thơ được trích đoạn lại là bài thơ thuộc loại tầm tầm của Nguyễn Duy trong khi ông có khá nhiều bài nổi tiếng mang tầm tư tưởng thời đại, có sức cảm hóa tâm hồn bạn đọc, bởi Nguyễn Duy thuộc lớp nhà thơ tài năng, giầu bản lĩnh và lúc nào cũng canh cánh bên lòng nỗi niềm "ưu dân ái quốc". Có thể nói, đây là một đề thi mà người ra đề rất hạn chế về năng lực thẩm thơ dẫn đến tình trạng nửa dơi nửa chuột, khiến cho học sinh lúng túng trong việc cảm thụ và phân tích tác phẩm.
Về thể loại "Đánh thức tiềm lực" là một bài thơ TỰ DO cấu trúc như một đoạn văn xuôi, tuy có vần điệu nhưng đọc nghe trúc trắc, khó nhớ. Cũng xin nói, bài thơ được viết từ những năm tám của thế kỷ trước, khi mà hệ thống kiểm duyệt còn rất khắt khe, những nhà "kiểm dịch" xoi mói đến từng dấu chấm, dấu phẩy, thì việc đưa được những hình ảnh đối lập tạo nên sự mâu thuẫn đòi hỏi phải có câu trả lời sòng phẳng như: "sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể/ còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?/ lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?" đã là một sự phát hiện đáng ghi nhận. Nhưng đấy là kiểu tư duy "bài ca muôn thuở" về một đất nước "rừng vàng biển bạc" luôn véo von trên miệng các nhà lãnh đạo quốc gia cũng như các văn nghệ sĩ "quốc doanh" luôn ngồi trong tháp ngà ngộ nhận về con người và đất nước mình.
Có thật là Việt Nam giầu tiềm lực thiên nhiên ban tặng, hay là một quốc gia đất chật người đông thiếu hẳn một không gian sinh tốn tối thiểu? Là đất nước có tài nguyên phong phú hay là vương quốc của những thân phận làm thuê vĩ đại, tá túc trong những ngôi nhà ống mờ mờ nhân ảnh như âm cung và cứ mỗi ngày đêm lại hiến tế cho tử thần ba chục mạng người bởi tai nạn giao thông?
Chính vì quá tự hào về loại tiềm lực ảo ấy mà đất nước mãi mãi vẫn không cất cánh được, mãi mãi vẫn chỉ là một quốc gia nghèo đói và lắm tệ nạn xã hội mà tham nhũng được xếp lên hàng đầu.
Về phần yêu cầu, ở mục 1 "Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?", với một học sinh sắp sửa tốt nghiệp THPT, thì đây là một câu hỏi khá ngô nghê. Bởi ngay từ bậc THCS các em đã được học khá nhiều thể loại thơ văn, được thày cô giảng giải với vô số giờ lên lớp, nếu chỉ hỏi để "thưởng" điểm thì thiếu gì câu thông minh hơn mà học trò vẫn trả lời được.
Mục 4: "Theo anh/chị, quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ "ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ tiềm lực còn ngủ yên..." có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?". Đây là một cái bẫy đánh đố học sinh. Với loại "ngồi nhầm chỗ" chắc sẽ tắc tị, mà đối tượng này thì hơi nhiều đấy. Số khác có tư duy hình tượng, nắm được vấn đề, nhưng không hiểu ẩn ý người ra, sẽ tập trung vào phản biện. Và khi hứng lên, mạch văn tuôn chảy, sẽ có nhiều em "phạm húy", chưa biết chừng bị giám khảo hạ điểm "0" bởi "dám khôn hơn" các nhà lãnh đạo "đỉnh cao trí tuệ".
Chính vì thế, yêu cầu các em viết một đoạn văn 200 từ về sứ mệnh "đánh thức tiềm lực đất nước" của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay" khác gì đánh đố, bởi, nhiệm vụ chính trị to lớn "đánh thức tiềm lực đất nước" mà ngay cả một dàn lãnh đạo với học hàm học vị cao nhất thế giới còn lúng túng, đến nỗi phải cho ngoại bang "thuê" những vùng yếu địa đến cả trăm năm, thì cá nhân các em phỏng làm gì đươc? Những câu hỏi giáo điều, sáo rỗng và nông cạn như thế làm sao "đánh thức" được tiềm lực? Sự thật là, các tác giả ra đề quên đi một điều quan trọng, tiềm lực lớn nhất chính là con người, mà chủ yếu là thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường.
Không đánh thức được loại tiềm lực này thì đất nước mãi mãi chỉ là một xứ sở gia công, là địa bàn lý tưởng chứa rác thải của thế giới, nhất là quốc gia "có đường biên giới chung với tỉnh Quảng Ninh" như một ông bộ trưởng trong chính phủ "kiến tạo" của thủ tướng Nguyễn Xuân phúc đã tuyên bố. Và đây cũng chính là chỗ hạn chế của bài thơ bởi Nguyễn Duy không có một dòng nào nói đến tiềm lực ẩn tàng trong mỗi con người.
Chí Linh, 25.6.2018
Đ.V.S
Câu cuối bài viết HƠI BỊ GIỎI!
Trả lờiXóaTôi không tán thành ý kiến của bác Đặng Văn Sinh. Tôi thấy đây là bài thơ hay, tâm huyết và hợp thời cuộc. Thẩm văn là vấn đề cá nhân. Chẳng ai thẩm văn tập thể cả. Nên bác thông cảm cho tôi, tôi thấy bài này rất hay trong hoàn cảnh hiện nay, phù hợp cho đề nghị luận chính trị xã hội.
Trả lờiXóa"Tôi không bàn nhiều về thơ Nguyễn Duy nói chung, ở bài này tôi chỉ nói về một đoạn thơ trong bài thơ: Đánh thức tiềm lực mà đề thi môn Văn lớp 12 năm nay được Bộ Giáo dục đưa ra cho học sinh làm.
XóaNói thẳng, đoạn thơ trên là một đoạn thơ quá dở trong một bài thơ xoàng, diễn xướng, nhiều khẩu ngữ, hô khẩu hiệu; khô khan, không có tính nghệ thuật. Thế mà không hiểu tại sao Bộ Giáo dục – Đào tạo lại chọn, ra đề thi Văn cho các em lớp 12 một cách phản cảm, phản giáo dục như vậy?!
Mở đầu bài thơ, Nguyễn Duy viết: Hãy thức dậy, đất đai! Câu này đích thị không phải thơ. Nó như một câu nói thường ngày, không ảnh hình, vần điệu. Cách gọi hơi bị thô lỗ, xách mé khi nhà thơ dám gọi đất đại – Đất Mẹ như vậy. Nếu nói: Hãy thức dậy, mùa vàng! thì lại khác. Mùa vàng do bàn tay con người đánh thức. Hai chữ “mùa vàng” làm cho câu trên thành thơ, dù chưa phải là câu thơ hay. Cụ Phan Bội Châu cũng có câu thơ nói về việc “thức dậy”: Dậy, dậy!/ Bên áng một tiếng gà vừa gáy. Câu thơ của chí sỹ họ Phan cũng nói về sự đánh thức, song nó thơ, bởi nó có hình ảnh, nhịp/ nhạc điệu. Và đặc biệt, nó vẽ được một khung cảnh tươi sáng sau tiếng gà cất tiếng: Mặt trời mọc, báo hiệu một tương lai. Còn Nguyễn Duy thì vỗ mông trái đất: Hãy thức dậy! Đất thức hàng triệu triệu năm nay rồi. Không cần chờ nhà thơ thúc giục. Có chăng, con người phải thức, để làm cho đất đai ngày càng tươi đẹp, sản sinh ra nhiều của cải, bạc vàng.
Sau câu thúc giục đất đai một cách thô lỗ, xách mé trên, Nguyễn Duy “yêu cầu” đất đai cái gì?".
(...)
"Tóm lại, đây là một đoạn thơ rất, rất không hay của Nguyễn Duy. Tôi đã đọc một phần bài thơ dài này đã lâu, nhưng không kiên nhẫn đọc hết cả bài. Vì nó dở. Ngô ngọng. Làm dáng chính trị. Không hiểu sao năm nay, bộ Giáo dục – Đào tạo lại lấy đoạn thơ này làm đề thi cho học sinh? Nguyễn Duy có nhiều bài thơ hay. Điều đó không ai phủ nhận! Nhưng đưa đoạn thơ này vào làm đề thi thì không ổn. Không thiếu gì bài có nội dung tương tự, nhưng hay hơn, ý nghĩa hơn. Cứ nghĩ, đưa thơ Nguyễn Duy làm đề thi là nâng ông lên ư? Yêu nhau như thế bằng mười hại nhau!".
Trần Quang Đạo
Nguồn: https://www.facebook.com/ho.xommo/posts/198409247658898
HỢP THỜI CUỘC?
XóaBài này rất hợp trong thời bao cấp
Thời nay, tiềm lực: Đất đai, biển, rừng, khoáng sản của VN đã thức tỉnh cả rồi mà Đất nước vẫn còn nghèo.
Bây giờ VN, nên phát triển tiềm lực nào?
Quá đúng đây chính là hạn chế của bài thơ. Đừng mộng tưởng vào tiềm năng ưu việt của đất nước để mà ngồi đấy há miệng chờ sung.Làm gì có khoáng sản mà đào lên mãi không hết, thiêt nhiên làm gì có ưu đãi quanh năm lức nắng hạng khi mưa lũ, ngay tại thời điểm các em ngồi viết bài thi này thĩ lũ đang hoành hành vùng tây bắc làm chết hàng chục người, nhà cửa tài sản tích cóp cả đời bị dòng lũ cuốn đi. Vậy hãy dạy trẻ em biết cần kiệm từ khi còn tấm bé, đừng dạy cho cho em ảo tưởng.
Trả lờiXóaThực ra, bài thơ "đánh thức tiềm năng"còn thiếu chiều sâu mang tính thời đại và nhân loại: bởi vì, cũng từ hoàn cảnh ra đời bài thơ: những năm nhà thơ Nguyễn Duy viết bài đó thì đất nước đang quá nghèo túng, tất cả tài nguyên khoáng sản.. quốc gia còn chưa được khai thác vì không có phương tiện khai thác, do chế độ csVN đang bị cấm vận nên vốn liếng, phương tiện công nghệ chưa có gì để moi hút lên được: nên khoáng sản tài nguyên của đất nước còn chưa bị các nhóm lợi ích của cosavina khai thác ồ ạt để vơ vét như bây giờ, nay họ đào bới, hút móc cạn kiệt gần hết rồi, không còn gì mà họ không "đánh thức" đâu, thế hệ con cháu sau này chỉ còn lại rác công nghiệp và ô nhiễm, chứ chẳng còn gì làm nguyên liệu cho sản xuất ra của cải vật chất nữa.
XóaCũng may là tuyên láo "quan liêu" nên chỉ xem qua cái tít "đánh thức tiềm năng" nên tưởng cái tiêu chí này duyệt được nên ok làm đề thi, chứ họ biết tác giả của nó là nhà thơ Nguyễn Duy (tác giả của bài thơ "Tre Việt nam" nổi tiếng, người trong ban vận động thành lập nhóm văn đoàn độc lập- viết và nói tự do theo chính kiến riêng của mình) vốn dĩ đảng csvn chẳng ưa gì những người có tư duy độc lập với họ (nếu không muốn nói là người cầm quyền cộng sản cực ghét những người tự do tư tưởng như nhà thơ Nguyễn Duy, họ coi những người như nhà thơ là "phản động" của họ ) nên việc đưa bài thơ của nt Nguyễn Duy làm đề thi là do họ "quan liêu" chứ với cái tật thù dai vô lý và ngu xuẩn của họ, thì họ không muốn làm vậy bao giờ.
Trước hết, ta hãy xem đáp án sau đó được đọc bài làm của các thí sinh thì chúng ta mới thấy người ra đề và "tiềm lực" của thế hệ trẻ VN được giáo dục như thế nào? Mong chủ trang và các giáo viên cung cấp qua mạng cho chúng tôi được không?
Trả lờiXóaBài viết rất hay. Tiềm lực con người, tiềm lực văn hóa, truyền thống mới là tiềm lực quan trọng nhất của dân tộc. Đề bài này thể hiện sự hạn chế về tầm nhìn của người ra đầu bài và, nói chung, của đội ngũ lãnh đạo đất nước hiện nay.
Trả lờiXóaHoàn toàn tán thành ý kiến bác Đặng Văn Sinh. Tiềm lực chủ chốt của Đất nước là Con Người thì như thế nào ? Nói thẳng, trẻ em hôm nay chỉ là công cụ, được huấn luyện để trở thành công cụ, yên tâm, kiêu hãnh và hạnh phúc là công cụ. Giáo dục được phân công làm nhiệm vụ trọng đại này. Cho nên, không khó để thấy vô số biểu hiện không tôn trọng trẻ em, tức không tôn trọng Con Người: sách giáo khoa (có dự án hàng ngàn tỷ) bị lờ đi, thầy cô lấy "tri thức' hầm bà làng trên mạng xuống dạy tràn lan, vượt lớp, vượt cấp...; bài tập về nhà, nhất là toán, hàng trăm bài, cho vài ngày, hóc hiểm, cũng câu trên mạng, buộc trẻ làm xong, dù chúng vẫn phải lên lớp, học thêm,...; học thêm lu bù, thu tiền cả tháng, nhiều buổi không dạy, không trả lại...; ngoại khóa, như tham quan, du lịch, thì cái gì cũng vống lên, để thu thật nhiều;...Thế nhưng, thầy cô, nhà trường lại tưởng trẻ chưa biết gì, đau biết mấy ! Đề thi văn - ngu ngơ và hời hợt, nếu không muốn nói là nhảm nhí - là một minh họa cho bản chất những chuyện vừa kể. Có thể kết luận rằng nơi nào Con Người được trân trọng, được sống đúng là Người, nơi đó có bình yên và hạnh phúc, không cần "định hướng", "đặc khu" hay những rừng "luật"...
Trả lờiXóaEm thì thấy sau một hồi hò hét, thúc giục của nhà thơ, bọn chúng (tiềm lực - bao gồm cả con người/trí tuệ) tỉnh dậy và chuồn sạch sang bọn giãy chết. Nghe nói săp tới có 3 nhóm (3 đặc khu) chuẩn bị đi ở đợ, chứ không còn sức để đi nữa...
Trả lờiXóa