Nghi Giáo sư đạo văn:
Người trò được cho là "bị" đạo văn lên tiếng
Vinh Hải
Báo Dân Việt
Thứ Tư, ngày 16/05/2018
(Dân Việt) TS Nguyễn Thúy Khanh (từng là nghiên cứu sinh do GS Nguyễn Đức Tồn hướng dẫn – PV) cho rằng, nghi vấn Giáo sư Nguyễn Đức Tồn đạo văn nhất thiết phải giải quyết dưới góc độ khoa học, cần một Hội đồng khoa học xem xét, đối chứng và giải quyết dứt điểm.
Vinh Hải
Báo Dân Việt
Thứ Tư, ngày 16/05/2018
(Dân Việt) TS Nguyễn Thúy Khanh (từng là nghiên cứu sinh do GS Nguyễn Đức Tồn hướng dẫn – PV) cho rằng, nghi vấn Giáo sư Nguyễn Đức Tồn đạo văn nhất thiết phải giải quyết dưới góc độ khoa học, cần một Hội đồng khoa học xem xét, đối chứng và giải quyết dứt điểm.
GS Trần Ngọc Thêm: "Ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn đã rõ ràng"
Ai giải thích được tại sao ông Nguyễn Đức Tồn được phong Giáo sư?
Vì sao ông Nguyễn Đức Tồn 2 lần bị bác hồ sơ đề nghị phong Giáo sư?
Vụ Giáo sư "đạo văn": Hội đồng chức danh Giáo sư cần xem xét lại
Giáo sư ngôn ngữ học bị tố “đạo văn”
Như Dân Việt đã thông tin, nhiều chuyên gia trong ngành ngôn ngữ học đang xôn xao về công trình của Giáo sư Nguyễn Đức Tồn – nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học có đến 130 trang “giống kỳ lạ” với những nghiên cứu đã được công bố trước đó.
GS.TS Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, nguyên Thư ký Hội đồng chức danh ngành Ngôn ngữ học nhiệm kỳ 2000 – 2007 khẳng định ông Nguyễn Đức Tồn từng 2 lần không được phong chức danh Giáo sư bởi Hội đồng lúc đó cho rằng công trình nghiên cứu được xác định “đạo văn”.
Cụ thể, trong sách “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (Trong sự so sánh với những dân tộc khác)” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2002), có nhiều trang chép nguyên xi từ luận án: “Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật” của nghiên cứu sinh Nguyễn Thúy Khanh, bảo vệ cách đó 6 năm (năm 1996) tại cơ sở đào tạo Viện Ngôn ngữ học.
Trong sách trên của ứng viên Nguyễn Đức Tồn, cũng có hàng chục trang chép gần như nguyên vẹn từ luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Ngôn ngữ học, đã bảo vệ cách đó 7 năm: “Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Việt” của Cao Thị Thu, sinh viên K36 (1991-1995) Khoa Ngôn ngữ học, Trường đại học KHXH&NV Hà Nội.
Trả lời Dân Việt, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - Ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước, cho rằng việc kết luận ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn là đã rõ ràng.
“Khi đối chiếu các văn bản, chúng tôi nhận thấy nội dung các trang trong chương I luận án của nghiên cứu sinh Thuý Khanh hoàn toàn trùng khít đến từng câu, từng đoạn với những câu, đoạn trong luận án của ông Tồn, mặc dù 2 thứ tiếng khác nhau” – GS Trần Ngọc Thêm cho biết.
Theo GS Trần Ngọc Thêm, với số trang trùng cao như thế (4 chương, tổng cộng hơn 100 trang), thì nghiên cứu sinh Nguyễn Thuý Khanh (và sinh viên Cao Thị Thu) phải được ghi tên là những đồng tác giả. Chép lại hơn 100 trang, chiếm gần 1/3 toàn bộ cuốn sách, mà không được ghi tên ở trang đầu là những đồng tác giả hoặc thậm chí là những cộng tác viên, thực chất cũng là một dạng “đạo văn”.
Nội dung cuốn sách của ông Tồn (trái) có những đoạn rất giống với luận án của nghiên cứu sinh do chính mình hướng dẫn
Gần đây nhất, Tiến sĩ Nguyễn Thúy Khanh – Tác giả luận án “Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật” cũng đã trao đổi với Dân Việt về vấn đề ông Nguyễn Đức Tồn bị nghi đạo văn. TS Khanh nhấn mạnh vụ việc cần đưa ra Hội đồng khoa học xem xét và xử lý dứt điểm.
Tiến sỹ Nguyễn Thúy Khanh đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng để khẳng định luận án do bà bảo vệ là do bà thực hiện, không hề chép từ luận án tiếng Nga của ông Tồn. Tuy nhiên, Tiến sỹ Khanh mong muốn sẽ có một Hội đồng khoa học được thành lập để xem xét việc này và sẽ trình bày trước Hội đồng.
Trên phương tiện thông tin đại chúng, TS Khanh muốn lên tiếng một lần nêu rõ quan điểm.
Dưới đây là nguyên văn ý kiến của TS Nguyễn Thúy Khanh gửi đến Dân Việt về nghi vấn đạo văn của GS Nguyễn Đức Tồn:
"Đây là vấn đề đã được đặt ra và giải quyết cách đây mười năm, khi tôi chưa nghỉ hưu. Những vấn đề cần nói tôi đã nói rất rõ ràng, cụ thể, minh bạch trước Viện Ngôn Ngữ Học và toàn bộ lãnh đạo Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam (nay là Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội VN) từ năm 2007. Hiện tôi vẫn lưu văn bản.
Đến nay vấn đề này lại được đặt ra. Đúng hay sai, tên tuổi của tôi vẫn bị nêu lên. Đó là sự xúc phạm đến danh dự cá nhân tôi và một số người khác, mặc dù chúng tôi chỉ là nạn nhân của những cuộc xung đột. Hơn nữa, vấn đề này cũng ảnh hưởng không ít đến hình ảnh của các nhà khoa học Việt Nam
Thiết nghĩ, đây là một vấn đề mang tính khoa học của những người làm công tác khoa học. Do đó, rất cần thiết có một Hội đồng khoa học xem xét, đối chứng cụ thể và giải quyết dứt điểm. Lúc đó, cần thiết, chúng tôi sẽ có mặt. Việc này cũng đã từng được thực hiện, tốn khá nhiều thời gian của mọi người, nhưng rất tiếc chưa được giải quyết đến nơi đến chốn.
Nhân phát biểu của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - Uỷ viên Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà Nước trong bài phỏng vấn trên báo Điện tử Dân Việt ngày 15.5.2018, chúng tôi cũng xin ghi nhận ý kiến khẳng định của ông: “ Nếu dựa trên những minh chứng đối chiếu treo cách sao chụp rất rõ ràng, trong đó nội dung cuốn sách của ông Tồn đúng từng câu từng chữ trong suốt hơn 100 trang với nội dung các luận án, bài viết của học trò đã bảo vệ, công bố trước đó, thì việc kết luận ông Tồn đạo văn sẽ là hiển nhiên”.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng không chấp nhận lý do GS.TSKH Trần Ngọc Thêm đã biện luận hộ ông Tồn khi chỉ nghe một mình ông Tồn trình bày là đã “chữa cho tôi từng dấu chấm phẩy” và” chữa cả bài viết và luận án” đến mức văn phong trong các bài viết của luận án cũng giống văn phong của ông Tồn v.v. Chỉ ngần ấy mà GS TSKH Trần Ngọc Thêm đã biện hộ cho ông Tồn: “Nghĩa là trong phần đã được đối chiếu(…) ông Tồn không đạo văn của NCS, nhưng đã mắc sai lầm nghiêm trọng trong việc hướng dẫn luận án cho NCS là đã giúp đỡ NCS quá mức cần thiết và đã nhắm mắt là ngơ cho nghiên cứu sinh đạo văn của thầy”. Tôi cho rằng đây là một kết luận thiếu khách quan, ngụy biện và đáng xấu hổ (nếu không muốn nói là có sự mặc cả, mờ ám phía sau???). Nhất là, điều đó lại được nói ra từ một vị Uỷ viên Hội đồng chức danh Giáo sư. Chúng tôi phải nghĩ sao đây? Những người làm khoa học phải nghĩ sao đây? Đây có thể được coi là một cơ sở khoa học để xem xét phong học hàm, chức danh không?
Xin nhắc nhở các vị, khi viết luận án tôi đã có hơn 20 năm làm việc tại Viện Ngôn ngữ học. Sau khi cuốn Từ điển Tiếng Việt hoàn thành và sau khi đi thực tập ở Nga 2 năm về, mấy anh chị em phòng từ điển chúng tôi mới có thời gian và đều bảo nhau làm luận án, chứ lúc đó không có một sức ép nào, cũng chẳng có một quyền lợi nào để đến mức chúng tôi phải cầu cạnh ai để hoàn thành luận án.Những vấn đề cụ thể khác tôi không muốn đôi co, tranh luận trên báo mà sẽ nói lại khi có một hội đồng giải quyết vụ việc này.
Tôi cũng đặt ra 2 câu hỏi sau đây.
Thứ nhất, nếu ông Tồn có thể “giúp đỡ quá mức cần thiết” với tôi và tương tự, với Cao Thị Thu, Nguyễn Thanh Hà, Huỳnh Thanh Trà, thì tại sao ông không tự viết cho mình một cuốn sách mà lại phải gộp nguyên xi công trình của nhiều học trò và cộng sự như vậy? Với khả năng của ông Tồn, tôi biết, ông thừa sức viết một cuốn về “Đặc điểm văn hoá dân tộc và tư duy ngôn ngữ của người Việt” trên cơ sở các tư liệu và kết quả nghiên cứu và các bài viết của các học trò và cộng sự. Cho dù có vội vàng cấp bách để kịp phong học hàm sau lần trượt ban đầu, lẽ ra ông nên bình tâm ngồi viết và in lại, hơn là để thời gian vu cáo, chạy chọt, kiện tụng làm ảnh hưởng đến Viện và rất nhiều người. Như vậy có đàng hoàng không?
Thứ hai, nếu văn phong trong luận án của tôi (theo lý của ông Tồn ) là giống văn phong của ông Tồn, vậy các bài viết khác của tôi ngoài luận án thì sao, cũng bị ảnh hưởng phong cách, văn phong của ông Tồn hay sao?
Như đã nói ở trên, tôi không muốn phá vỡ cuộc sống yên bình của mình vì những chuyện không đáng có. Chúng tôi là những người làm khoa học nghiêm túc, đàng hoàng và có lòng tự trọng. Chúng tôi cũng không ham hố chức danh và học hàm học vị.
Những năm trước đây, khi xảy ra chuyện này và gần đây, tôi cũng không bao giờ đọc những bài viết kiểu này. Tôi không muốn bị lôi vào cuộc, vì tôi biết rõ công việc và con người mình hơn ai hết. Ngoài ra còn có những đồng nghiệp của tôi.
Tôi nói ra những điều này vì cũng phải một lần lên tiếng cho rõ quan điểm. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên tôi được biết những thông tin do GS Trần Ngọc Thêm nói ra và thực sự tôi rất sốc.
Ông Nguyễn Đức Tồn từ trước cho tới bây giờ khi đối diện với tôi vẫn luôn tỏ ra tôn trọng tôi, nếu không muốn nói là rất có cảm tình với tôi (còn những chuyện sau lưng tôi thì tôi không biết). Bản thân tôi cũng bỏ qua mọi chuyện và rất mừng khi ông Tồn được phong Giáo sư, còn qua bằng cách nào thì tôi không quan tâm.
Theo tôi, ông Nguyễn Đức Tồn nên bình tâm suy nghĩ lại, sai đâu thì sửa đấy. Có lẽ, mấu chốt là ở chỗ ông nghĩ, như ông đã từng nói: Tôi hướng dẫn thì tôi có quyền lấy. Nhưng chúng ta đang sống và làm việc theo luật pháp, không nên cãi cố mà trở thành xúc phạm những người đã từng là bạn mình.
Đã đến lúc những người nói lời vu cáo cùng những người biện hộ cho lời vu cáo đó cần phải xem xét lại và có lời xin lỗi công khai.
Rất mong ông Nguyễn Đức Tồn, rất mong các nhà Ngôn Ngữ Học hãy cho tôi một sự tôn trọng đáng có và sớm làm sáng tỏ, dứt điểm vấn đề này".
Bắt được kẻ cướp rồi ! Cướp Văn . Văn tặc giữa ban ngày ban mặt . Văn tặc này tai to mặt lớn làm tới chức Viện Trưởng Viện Ngôn Ngữ !
Trả lờiXóaNgười bị cướp đã la làng mà sao hắn vẫn nghênh ngang ? Chắc là chưa có hiệp sĩ Văn Hóa . Hay Hiệp sĩ sợ bị hắn đâm tử vong !
Thật đúng là " Sông có khúc , người có lúc " . Mới đó , " vinh quang ảo " bao nhiêu thì nay , nhục nhã bấy nhiêu .
Trả lờiXóaXấu hổ quá ! Xấu mặt quá ! Ê chệ quá !
Bây giờ mà mỗi nghi vấn đạo văn được "giải quyết dưới góc độ khoa học, cần một Hội đồng khoa học xem xét, đối chứng và giải quyết dứt điểm" thì sẽ có nhiều, rất nhiều trường hợp bị phanh phui ra các ông tướng, tá quân đội, công an "bỗng nhiên" lên danh hiệu phó giáo sư, tiến sĩ rầm rộ trong hơn chục năm qua, đều là tiến sĩ dỏm, tiến sĩ với các luận án "nghiên cứu về cách sắp chữ in bìa sách", "nghiên cứu về gánh hàng rong", tiến sĩ từ lò ấp, ... thối tha vô cùng!
Trả lờiXóaCho nên sẽ không bao giờ có "Hội đồng khoa học xem xét, đối chứng và giải quyết dứt điểm" bất cứ trường hợp nào về các TS KHXH!
Thời nào cũng thế , người học hành đỗ đạt đến bằng Tiến sĩ là rất khó và rất giỏi , ít người đạt được . Nhưng ở nước CH xhcn VN từ ngày có chủ trương tiến sĩ hóa các cấp LĐ thì người có bằng tiến sĩ bỗng nhiên tăng số quá nhanh , làm mất cân bằng sinh thái học thuật . Nhiều tiến sĩ dổm xuất hiện vượt qua mọi thông lệ . Nền GD nước nhà bị cơn hồng thủy bằng cấp nhận chìm , nhưng nó lại không chìm mà nổi lềnh bềnh với những mùi khó chịu ! Muốn đưa nền GDVN trở lại chân chính như bao đời là một chuyện hiện không ai làm được. Chỉ có cách làm cho những tiến sĩ đó trở thành tiến sĩ giấy như thời chữ Quốc Ngữ thay thế chữ Nho !
Trả lờiXóa