Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (Phải) tiếp ông Tống Đào phụ trách đối ngoại đảng Cộng Sản Trung Quốc tại Bình Nhưỡng ngày 17/04/2018.Ảnh : KCNA/ Reuters.
Trung Quốc lo ngại bị gạt ra ngoài đàm phán
Trung Quốc lo ngại bị gạt ra ngoài đàm phán
hạt nhân Bắc Triều Tiên
RFI
Ngày 30-04-2018
Quan hệ giữa Seoul và Bình Nhưỡng càng nồng ấm, thượng đỉnh Donald Trump- Kim Jong Un càng cận kề, Trung Quốc càng tăng tốc các hoạt động ngoại giao để giữ vai trò trung tâm trên hồ sơ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Giới quan sát tại Bắc Kinh lo ngại trước khả năngTrung Quốc "bị loại" khỏi tiến trình hòa đàm trên bán đảo Triều Tiên.
Trong suốt thời gian từ 2003 đến 2009 Bắc Kinh đóng vai trò trọng yếu trong các vòng hòa đàm sáu bên về hạt nhân Bắc Triều Tiên, Trung Quốc không ngừng kêu gọi Hoa Kỳ đối thoại trực tiếp với chế độ Bình Nhưỡng. Nhưng khi tổng thống Donald Trump thông báo sẽ họp thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un trong những tuần lễ sắp tới, và khi mà hai nguyên thủ Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên ra tuyên bố chung cam kết "sẽ kết thúc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên", dường như bài toán của Bắc Kinh trở nên phức tạp hơn. Dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy là Trung Quốc đang tăng tốc các hoạt động ngoại giao để duy trì ảnh hưởng với Bình Nhưỡng.
Lo ngại đầu tiên của Bắc Kinh liên quan đến mối quan hệ trong tương lai giữa Seoul và Bình Nhưỡng. Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post trong ấn bản ngày 29/04/2018 trích dẫn một nguồn tin ngoại giao từ Seoul nêu lên khả năng Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đang có kế hoạch từng bước "pha loãng" ảnh hưởng của Trung Quốc.
Theo một nhà phân tích khác của Trung Quốc được báo chí Paris trích dẫn hồi tháng 3 năm nay, Bắc Kinh vẫn biết rằng chế độ Kim Jong Un không thể tồn tại nếu không có được một điểm tựa vững chắc là Trung Quốc. Bằng chứng rõ rệt nhất là trước khi dự thượng đỉnh Liên Triều ở Bàn Môn Điếm, lãnh tụ Bắc Triều Tiên đã sang tận Bắc Kinh hội kiến với ông Tập Cận Bình. Có điều, Trung Quốc dường như không còn tự tin về ảnh hưởng của mình với ê kíp lãnh đạo hiện thời ở Bình Nhưỡng.
Một tiếng nói khác là nhà nghiên cứu Trương Liên Quý (Zhang Liangui), thuộc Trường Đảng Bắc Kinh cũng e rằng Trung Quốc sẽ bị gạt ra ngoài tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, bởi vì theo nhà quan sát này, bộ Ngoại Giao Trung Quốc từng quan niệm rằng trên hồ sơ nóng bỏng này, Bình Nhưỡng và Washington cần mở kênh đối thoại trực tiếp. Giờ đây, khi kịch bản đó xảy ra Trung Quốc lại bị hụt hẫng.
Một nhà sử học nổi tiếng của Trung Quốc, giáo sư Thẩm Chí Hoa (Shen Zhihua) trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây trên đài phát thanh Hoa Kỳ, đã trực tiếp nêu lên kịch bản ảnh hưởng của Bắc Kinh bị thu hẹp nhất là một khi mà tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã trực tiếp đối thoại với nhau.
Đôi bên có thể đạt tới một thỏa thuận theo kiểu như là Washington công nhận Bắc Triều Tiên là một quốc gia có vũ khí nguyên tử nhưng đổi lại thì Bình Nhưỡng tử bỏ các chương trình tên lửa tầm trung và tầm xa, có thể đe dọa tới an ninh của bản thân Hoa Kỳ.
Trong khi đó, điều mà Trung Quốc muốn đạt được là bán đảo Triều Tiên không còn vũ khí hạt nhân, tức là Mỹ cũng sẽ rút ô dù hạt nhân đang được dùng để bảo vệ các đồng minh của Washington trong khu vực đông bắc Á. Trước mắt, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Trump là ông John Bolton đã bác bỏ kịch bản này.
Do vậy, chuyên gia thuộc Viện Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội ở Liêu Ninh, ông Lục Siêu (Lu Chao) cho rằng, trong mọi trường hợp, Trung Quốc phải là một trong những tác nhân chính trong tiến trình đàm phán về Bắc Triều Tiên.
Ngày 30-04-2018
Quan hệ giữa Seoul và Bình Nhưỡng càng nồng ấm, thượng đỉnh Donald Trump- Kim Jong Un càng cận kề, Trung Quốc càng tăng tốc các hoạt động ngoại giao để giữ vai trò trung tâm trên hồ sơ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Giới quan sát tại Bắc Kinh lo ngại trước khả năngTrung Quốc "bị loại" khỏi tiến trình hòa đàm trên bán đảo Triều Tiên.
Trong suốt thời gian từ 2003 đến 2009 Bắc Kinh đóng vai trò trọng yếu trong các vòng hòa đàm sáu bên về hạt nhân Bắc Triều Tiên, Trung Quốc không ngừng kêu gọi Hoa Kỳ đối thoại trực tiếp với chế độ Bình Nhưỡng. Nhưng khi tổng thống Donald Trump thông báo sẽ họp thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un trong những tuần lễ sắp tới, và khi mà hai nguyên thủ Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên ra tuyên bố chung cam kết "sẽ kết thúc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên", dường như bài toán của Bắc Kinh trở nên phức tạp hơn. Dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy là Trung Quốc đang tăng tốc các hoạt động ngoại giao để duy trì ảnh hưởng với Bình Nhưỡng.
Lo ngại đầu tiên của Bắc Kinh liên quan đến mối quan hệ trong tương lai giữa Seoul và Bình Nhưỡng. Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post trong ấn bản ngày 29/04/2018 trích dẫn một nguồn tin ngoại giao từ Seoul nêu lên khả năng Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đang có kế hoạch từng bước "pha loãng" ảnh hưởng của Trung Quốc.
Theo một nhà phân tích khác của Trung Quốc được báo chí Paris trích dẫn hồi tháng 3 năm nay, Bắc Kinh vẫn biết rằng chế độ Kim Jong Un không thể tồn tại nếu không có được một điểm tựa vững chắc là Trung Quốc. Bằng chứng rõ rệt nhất là trước khi dự thượng đỉnh Liên Triều ở Bàn Môn Điếm, lãnh tụ Bắc Triều Tiên đã sang tận Bắc Kinh hội kiến với ông Tập Cận Bình. Có điều, Trung Quốc dường như không còn tự tin về ảnh hưởng của mình với ê kíp lãnh đạo hiện thời ở Bình Nhưỡng.
Một tiếng nói khác là nhà nghiên cứu Trương Liên Quý (Zhang Liangui), thuộc Trường Đảng Bắc Kinh cũng e rằng Trung Quốc sẽ bị gạt ra ngoài tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, bởi vì theo nhà quan sát này, bộ Ngoại Giao Trung Quốc từng quan niệm rằng trên hồ sơ nóng bỏng này, Bình Nhưỡng và Washington cần mở kênh đối thoại trực tiếp. Giờ đây, khi kịch bản đó xảy ra Trung Quốc lại bị hụt hẫng.
Một nhà sử học nổi tiếng của Trung Quốc, giáo sư Thẩm Chí Hoa (Shen Zhihua) trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây trên đài phát thanh Hoa Kỳ, đã trực tiếp nêu lên kịch bản ảnh hưởng của Bắc Kinh bị thu hẹp nhất là một khi mà tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã trực tiếp đối thoại với nhau.
Đôi bên có thể đạt tới một thỏa thuận theo kiểu như là Washington công nhận Bắc Triều Tiên là một quốc gia có vũ khí nguyên tử nhưng đổi lại thì Bình Nhưỡng tử bỏ các chương trình tên lửa tầm trung và tầm xa, có thể đe dọa tới an ninh của bản thân Hoa Kỳ.
Trong khi đó, điều mà Trung Quốc muốn đạt được là bán đảo Triều Tiên không còn vũ khí hạt nhân, tức là Mỹ cũng sẽ rút ô dù hạt nhân đang được dùng để bảo vệ các đồng minh của Washington trong khu vực đông bắc Á. Trước mắt, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Trump là ông John Bolton đã bác bỏ kịch bản này.
Do vậy, chuyên gia thuộc Viện Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội ở Liêu Ninh, ông Lục Siêu (Lu Chao) cho rằng, trong mọi trường hợp, Trung Quốc phải là một trong những tác nhân chính trong tiến trình đàm phán về Bắc Triều Tiên.
______________
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
trong chuyến công du Bắc Kinh hồi tháng 3. Ảnh: Reuters.
Trung Quốc có thể bị loại khỏi bàn đàm phán hòa bình bán đảo Triều Tiên
VNExpress
Thứ tư, 2/5/2018 | 00:00 GMT+7
Mỹ và Triều Tiên có thể trực tiếp đàm phán trong hội nghị sắp tới, loại Trung Quốc khỏi tiến trình đàm phán hòa bình cho bán đảo.
Sự thay đổi chiến lược của Kim Jong-un
Trump gánh trách nhiệm làm rõ phi hạt nhân hoá khi gặp Kim Jong-un
Trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thống nhất sẽ tiến tới "phi hạt nhân hóa hoàn toàn" bán đảo Triều Tiên, song không đề cập đến các bước cụ thể để đạt mục tiêu này, theo SCMP.
Hai bên cũng cam kết tiến tới chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên trong năm nay thông qua các đàm phán ba bên với Mỹ, hoặc đàm phán bốn bên bao gồm cả Trung Quốc. Trung Quốc cùng với Mỹ và Triều Tiên là các bên ký Hiệp định đình chiến năm 1953, Hàn Quốc không phải một bên ký hiệp định này.
Tuy nhiên, Zhang Liangui, một chuyên gia về Triều Tiên tại Trường đảng trung ương Trung Quốc, nơi chuyên đào tạo quan chức cho đảng Cộng sản Trung Quốc, cho rằng chính sách đối với Bình Nhưỡng trong những năm gần đây có thể khiến Bắc Kinh bị loại khỏi tiến trình hòa bình.
"Lập trường của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Bắc Kinh không phải một bên liên quan (trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên), Triều Tiên và Mỹ nên liên lạc trực tiếp với nhau. Chính vì vậy, mọi thứ bây giờ đều ngoài kiểm soát của Bắc Kinh và không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc bị loại khỏi các cuộc thảo luận", Zhang nói trong bài báo đăng hôm 29/4.
Trước đó, một nhà ngoại giao cấp cao ở Seoul từng tiết lộ cả hai miền Triều Tiên đều muốn giảm bớt ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với bán đảo.
Nhà sử học Shen Zhihua cũng cảnh báo ảnh hưởng của Trung Quốc trên bán đảo Triều Tiên có thể đang suy yếu. Trong một cuộc phỏng vấn với VOA, ông Shen nói rằng Bắc Kinh sẽ không quá lạc quan về sự tiến triển, và hội nghị thượng đỉnh sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Kim Jong-un có thể đưa tới thỏa thuận Washington thừa nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân, đổi lại, Bình Nhưỡng phải từ bỏ các tên lửa tầm trung và tầm xa vốn bị xem là mối đe dọa lớn nhất với Mỹ.
Zhang Liangui cũng cho rằng có khả năng Mỹ sẽ từ bỏ quan điểm cứng rắn của họ để tiến tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.
"Bây giờ vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên phụ thuộc vào 'thái độ' của Mỹ. Cơ hội để thực sự phi hạt nhân hóa chỉ đến nếu Mỹ xác định rõ ràng quan điểm và không chỉ xem trọng lợi ích của riêng họ", ông Zhang nói.
Trong khi đó, giám đốc Viện Nghiên cứu Biên giới tại Học viện Khoa học Xã hội Liêu Ninh cho biết Trung Quốc nên được tham gia các cuộc đàm phán vì là một bên ký hiệp định đình chiến.
"Từ quan điểm pháp lý, nếu hiệp định đình chiến trở thành hiệp ước hòa bình thì tất cả các bên ký kết nên tham gia vào tiến trình này, đồng nghĩa với việc Trung Quốc cũng nên được ngồi vào bàn đàm phán", ông nhận xét.
Trong bài đăng trên Twitter ngày 29/4, Trump nói rằng cuộc gặp giữa ông và Kim Jong-un có thể diễn ra trong "ba hoặc bốn tuần tới". Trong khi đó, cùng ngày, Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ đóng cửa bãi thử hạt nhân Punggye-ri vào tháng 5 và mời các chuyên gia, nhà báo đến chứng kiến, theo văn phòng Tổng thống Hàn Quốc.
Ông Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại hội nghị thượng đỉnh
liên Triều ngày 27/4. Ảnh: AFP.
Các nhà khoa học Trung Quốc nghi ngờ rằng lãnh đạo Triều Tiên đóng cửa bãi thử hạt nhân vì khu vực này không còn sử dụng được do vụ thử hạt nhân hồi tháng 9 năm ngoái gây ra hàng loạt dư chấn và khiến ngọn núi sụp đổ. Tuy nhiên, Kim Jong-un khẳng định việc bãi thử bị hỏng không ảnh hưởng đến các vụ thử nghiệm mới và đó không phải lý do Bình Nhưỡng đóng cửa bãi thử.
"Một số người cho rằng chúng tôi sẽ phá hủy bãi thử nghiệm không còn sử dụng được, nhưng vẫn còn hai đường hầm lớn đang hoạt động tốt", ông Kim nói.
Các nhà phân tích của trang 38 North thuộc Viện Mỹ - Triều ở Đại học Johns Hopkins cũng cho rằng bãi thử Punggye-ri vẫn "hoạt động đầy đủ" vì "vẫn còn hai khu vực cửa chính đủ khả năng thực hiện các vụ thử nghiệm trong tương lai nếu Bình Nhưỡng ra lệnh".
"Không có căn cứ để kết luận bãi thử hạt nhân Punggye-ri không còn khả thi cho các thử nghiệm hạt nhân tương lai", trích bài phân tích trên 38 North.
Tuy nhiên, các nhà phân tích Trung Quốc vẫn hoài nghi tuyên bố của Kim Jong-un.
"Trong Tuyên bố Panmunjom, Triều Tiên chỉ nhấn mạnh 'phi hạt nhân hóa', không hề nói rằng sẽ hoàn toàn từ bỏ vũ khí hạt nhân. Hàn Quốc có thể đã hiểu quá mức về định nghĩa phi hạt nhân của Triều Tiên", Sun Xingjie, một chuyên gia về các vấn đề Hàn Quốc tại Đại học Cát Lâm, Trung Quốc, nhận xét.
Huyền Lê
Gạt cái thằng Tập ra thôi, ông Kim ạ. Có nó chỉ thêm rách chuyện.
Trả lờiXóaThực ra khi thấy hai miền TT hòa hợp, nó chẳng vui gì đâu (giống như nó không muốn VN thống nhất trước đây). Lý do là nó không còn con bài để mặc cả với HK, với thế giới. Chắc ông cũng nhận ra bộ mặt thật của Tầu rồi.
Tàu đã biết sẽ có ngày 27/4/2018 nên đã ngấm ngần cùng Jang Song Thaek định xử Un. Đen cho Thaek là Un biết được và xử trước. Thằng tàu thì không bao giờ nó muốn hàng xóm yên ổn, nó chỉ muốn anh em nhà hàng xóm đánh chửi nhau để nó gây ảnh hưởng, hưởng lợi. Hy vọng Un tuổi trẻ, được đào tạo ở nước dân chủ tiến bộ, có cái nhìn đúng đắn, tránh được bài học đau đớn của Việt Nam.
Trả lờiXóa