PGS.TS
Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, một
trong hàng ngàn trí thức được điều động vào giảng dạy, xây dựng miền Nam
sau năm 1975.
'Cú sốc' của cựu Hiệu trưởng Đại học
ngày đầu vào Sài Gòn
VietNamnet
30/04/2018 02:10 GMT+7
PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, là một trong hàng ngàn trí thức được điều động vào giảng dạy, xây dựng miền Nam sau năm 1975.
Năm 1978, khi vừa tốt nghiệp ĐH Sư phạm Hà Nội, ông Nguyễn Kim Hồng được Bộ GD-ĐT phân công vào trường ĐH Sư phạm TP.HCM công tác.
“Cảm giác đầu tiên là rất lạ, mà nói thật là cú sốc. Tôi không nghĩ là Sài Gòn lại lớn và đẹp đến như vậy.
Khi vào làm việc, sự khác biệt đầu tiên mà tôi thấy là cơ sở vật chất. Ở Hà Nội, nơi tôi học, phòng thực hành địa chất nhỏ và ít mẫu vật hơn nhiều so với tại ĐH Sư phạm TP.HCM. Giảng đường với các camera truyền hình ảnh trực tiếp với tôi cũng là điều chưa có ở miền Bắc thời điểm đó”, PGS.TS Hồng nói.
Theo thầy Hồng, hình ảnh ấn tượng đầu tiên là sinh viên nữ mặc áo dài đi học, điều chỉ được thấy ở các hội diễn văn nghệ của sinh viên miền Bắc.
ngày đầu vào Sài Gòn
VietNamnet
30/04/2018 02:10 GMT+7
PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, là một trong hàng ngàn trí thức được điều động vào giảng dạy, xây dựng miền Nam sau năm 1975.
Năm 1978, khi vừa tốt nghiệp ĐH Sư phạm Hà Nội, ông Nguyễn Kim Hồng được Bộ GD-ĐT phân công vào trường ĐH Sư phạm TP.HCM công tác.
“Cảm giác đầu tiên là rất lạ, mà nói thật là cú sốc. Tôi không nghĩ là Sài Gòn lại lớn và đẹp đến như vậy.
Khi vào làm việc, sự khác biệt đầu tiên mà tôi thấy là cơ sở vật chất. Ở Hà Nội, nơi tôi học, phòng thực hành địa chất nhỏ và ít mẫu vật hơn nhiều so với tại ĐH Sư phạm TP.HCM. Giảng đường với các camera truyền hình ảnh trực tiếp với tôi cũng là điều chưa có ở miền Bắc thời điểm đó”, PGS.TS Hồng nói.
Theo thầy Hồng, hình ảnh ấn tượng đầu tiên là sinh viên nữ mặc áo dài đi học, điều chỉ được thấy ở các hội diễn văn nghệ của sinh viên miền Bắc.
"Sinh viên Sài Gòn rất lễ phép. Đa phần sinh viên Sài Gòn thời điểm đó đều xưng con với tôi, mặc dù tôi chỉ hơn họ 3-4 tuổi thôi. Việc khoanh tay để chào khách, chào thầy, cô ở miền Bắc được coi là hiếm nhưng ở Sài Gòn lại như một điều tất nhiên. Tôi cảm giác nhà trường và các gia đình Nam Bộ chú ý nhiều hơn đến việc dạy lễ cho con em mình”, PGS.TS Hồng nói.
.
Nữ sinh Sài Gòn trong tà áo dài. Ảnh: Bill Mullin
Theo vị nguyên hiệu trưởng, nguyên nhân, có thể do miền Bắc tuy có thời gian dài chịu ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến nhưng sau năm 1954, sự thay đổi lại quá nhanh chóng khiến những lễ giáo lẽ ra cần được duy trì lại bị mai một, trong khi ở miền Nam vẫn giữ được.
Nói về đồng nghiệp, thầy Hồng cho hay, phần lớn trí thức ở Sài Gòn trước năm 1975 mà ông gặp đều được đào tạo hoặc tu nghiệp ở Anh, Mỹ, Pháp... nói chung là ở các nước phát triển.
“Trong lĩnh vực khoa học xã hội, theo tôi những giảng viên trước 1975 ở miền Nam được đào tạo tốt hơn. Trừ một số giảng viên từ các trường đại học ở miền Bắc tăng cường cho các đại học phía Nam có trình độ phó tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, còn lại phần lớn là sinh viên vừa tốt nghiệp đại học.
Những trí thức còn ở lại khi đó thường ít nói về quan điểm riêng, đặc biệt là vấn đề chính trị. Có tình trạng thâm hụt khá lớn trong giới trí trức khoa học xã hội có trình độ cao ở miền Nam lúc đó khi nhiều người đã rời bỏ đất nước”, thầy Hồng nhớ lại.
Xách 20kg gạo trong vali bị “bắt”
Theo thầy Hồng, cuộc sống tầng lớp trí thức khi mới bước chân vào Sài Gòn rất khó khăn. Sinh viên mới ra trường chỉ hưởng 85% của bậc một (64 đồng/tháng), phải sống rất tằn tiện, nghỉ hè không có tiền về quê, cũng chẳng đủ tiền mua tài liệu, sách vở.
Những năm ấy, giảng viên phải đi trồng củ mì, tăng gia sản xuất ở Bình Phước. Ngày Tết, cán bộ công đoàn trường phải lặn lội xuống miền Tây mua gạo thơm, nếp, thịt heo, dưa hấu…cho cán bộ ăn Tết. Việc mua lương thực và thực phẩm không giản đơn vì chính sách “ngăn sông, cấm chợ”.
.
Thầy Hồng kể lại những câu chuyện ngay khi mới đặt chân vào miền Nam
“Còn nhớ có lần đi xuống dạy ở Cà Mau, tôi đã dùng toàn bộ tiền mời giảng và lương để mua gạo thơm và nếp, bỏ vào vali mang về ăn Tết. Giữa đường về thì bị quản lý thị trường kiểm tra, bắt lại. May tôi là giáo viên lại có có công lệnh đi dạy nên họ thông cảm mà cho qua. Thế là có một cái Tết có gạo trắng, nếp thơm”, thầy Hồng nhớ lại.
Về cuộc sống hàng ngày, thầy Hồng kể, điều ông thích nhất là con người Nam Bộ không can thiệp vào chuyện cá nhân. Họ không đưa chuyện cá nhân, cuộc sống mưu sinh vào công việc, chính trị...đó là điểm rất khác đối với người miền Bắc.
"Tôi cho rằng trước năm 1975, họ đã được dạy về những giá trị cá nhân của con người nên không bao giờ để chuyện này xen vào công việc, vào đời sống chính trị. Đó là những điểm văn hóa rất khác với người miền Bắc”, lời thầy Hồng.
.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM xưa. Ảnh: Tư liệu
Thầy Hồng cho rằng, những năm đầu sau khi đất nước thống nhất, những sinh viên ưu tú, nhiệt huyết đã được chọn, bù lấp cho khoảng trống thiếu giáo viên. Đội ngũ trí thức miền Bắc nói chung và giáo viên nói riêng đã làm “tròn vai” tại thời điểm đó. Sau này, cùng đội ngũ trí thức ở lại khi đó góp phần làm cho thành phố vượt khó và phát triển như hiện nay.
“Cũng giống như các địa phương khác, đội ngũ tri thức luôn có những đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội. Họ có những đóng góp thiết thực tại thời điểm đó.
Tuy nhiên, sự phát triển của thành phố sau này do chính những công dân được sinh ra ở đây, những công dân chọn nơi này để làm việc và sinh sống quyết định. Chính họ mỗi ngày làm cho TP trở nên đáng sống hơn”, PGS.TS Nguyễn Kim Hồng nói.
Ngày nay hai miền Nam Bắc Triều Tiên cũng vậy. việc thống nhất đất nước có thể khác hơn nhưng tính chất hai miền cũng giống Việt Nam trước đây. Người Miền nam gọi là Hàn Quốc chăm chỉ hòa nhập thế giới để làm ăn phát triển, còn người miền bắc chăm lo sản xuất vũ khí để đổi đời. Nếu người Mỹ và chính người Hàn không sáng mắt ra sẽ lặp lại giống Việt Nam. họ sẽ cướp quyền và hô: Đảng lao động Triều tiên trí tuệ, vĩ đại, toàn diện, tuyệt đối... xây dựng xã hội đúng qui luật là KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP...Thôi phần còn lại để thiên hạ tự nghĩ một chút nhé!
Trả lờiXóaMình cũng nghĩ vậy!
XóaPGS Tiến sĩ Nguyễn Kim Hồng nói đúng, ở miền nam học sinh được học về các giá trị cá nhân, lớp chín phải học về Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc với những điều khoản chi tiết. Chương trình công dân giáo dục thì học về các quyền tự do căn bản: tự do tư hữu, tự do ngôn luận, tự do đời tư, tự do báo chí, tự do thư tín v.v. Cấp một thì học về bổn phận đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, những người sống quanh ta...
Trả lờiXóaNhưng trong chế độ ngày nay báo chí chính thống lấy việc bôi nhọ, bươi móc đời tư, thậm chí chụp mũ, nói xấu, bịa đặt nhằm bôi nhọ những nhà hoạt động xã hội là chuyện xảy ra như cơm bữa. Việc mạt sát là một tập quán thanh toán những người độc lập có trách nhiệm với xã hội, nếu chưa thấy đủ thì có thể tổ chức côn đồ đến tận nhà ném mắm tôn hoặc hành hung, đập phá gia đình...thật sự như chốn giang hồ!
Quan chức cộng sản thời đó còn sốc nặng hơn nữa khi được đi đến các nước mà họ luôn được nhồi sọ là "đang giãy chết".
Trả lờiXóaVề mặt hoa lệ và sung túc thì hầu hết những người miền Bắc vào SG sau giải phóng đều như "khỉ về đồng bằng", ngơ ngơ ngác ngác trước hòn ngọc Viễn Đông.
Trả lờiXóaVề mặt tri thức và lối sống, mấy ông MB cứ tưởng mình "ưu viêt", hơn hẳn MN nên ồ ạt đưa người vào để truyền đạt sự "hơn hẳn" đó. Không ngờ lại bị chinh phục bởi con người MN có trình độ, có văn hóa, có học thức.
Những giá trị tốt đẹp ngày xưa của SG dưới thời CS đã hầu như không còn nữa, thay vào đó là sự xô bồ, bon chen, vô pháp y hệt ngoài Bắc. Nuối tiếc cho một thời!
Hóa ra miền Nam đã giải phóng miền Bắc về giá trị và đạo đức con người.
XóaHóa ra miền Nam đã giải phóng miền Bắc về giá trị và đạo đức con người. Không chỉ là nuối tiếc mà công việc lâu dài là cần phải khôi phục lại nền tảng đạo đức chân chính đó thì xã hội mới thực sự văn minh và phát triển được nếu không thì mãi chỉ là cái vòng luẩn quẩn "tệ nạn - tội phạm" mà thôi.
XóaSau 30 tháng 4 năm 1975, người lính miền Bắc gửi thư về cho gia đình đã mô tả: " ... Ở Sài Gòn ti vi chạy đầy đường ... "!!!
Trả lờiXóaCòn nhiều điều về GD miền Nam GS Nguyễn Kim Hồng chưa cảm nhận hết, xin tạm kể một số điều : như các nhà giáo ở miền Nam luôn được kính trọng . Các thầy cô dậy từ lớp 6 trở lên được gọi là giáo sư . Các giáo sư đệ nhất cấp (từ lớp 6-9) và các giáo sư đệ nhị cấp ( từ lớp 10-12 ). Còn các giảng viên đại học của miền Nam ít nhất bằng cấp cũng từ Cao học ( master ) trở lên . Các bậc GVĐH : phụ khảo , giảng viên , giảng nghiệm viên , giảng sư I, giảng sư II, giáo sư I, giáo sư thực thụ . Ở miền Nam lương của các thầy cô giáo vào hàng cao trong các ngạch trật công chức , cao hơn ngành hành chánh và quân đội. Y phục của thầy cô giáo luôn chỉnh tề : sơ mi cổ tay double manchette, áo trong quần tây dài, chân mang giày ( không bao giờ mang dép hay xăng đan khi đứng lớp. Các GVĐH luôn bận bộ com-lê. Bằng cấp của GD miền Nam chưa bao giờ nghe nói có nạn bằng giả, bằng mua . Và đặc biệt miền Nam không có nạn quay cóp, phao , phim trong mọi kì thi và kiểm tra . Hình phạt cho những người quay cóp rất nghiêm khắc. Tỉ lệ thí sinh thi đậu không bao giờ tới 70 % , đừng nói 100 %. Cho nên bằng cấp ở miền Nam luôn mang giá trị học vấn đích thực !
Trả lờiXóaNăm 1975 cháu tôi đang thực tập giải phẫu tại BV chợ rẫy, thì được một BS MB khá nổi tiếng đến tiếp quản và giảng dạy. Một hôm tình cờ cháu tôi nhìn được quyển sách mà ông BS MB dùng để dạy là sách của Pháp ấn bản năm 1965. Trong y khoa, sách xuất bản 2-3 trước đều được cho là lỗi thời. Cám ơn Thầy Hồng đã nói lên sự thật, nếu bọn khoa bảng Miền Nam chúng tôi nói, thì lại cho là chống phá chế độ.
Trả lờiXóaTôi sinh ra và lớn lên ở làng quê miền Tây Nam bộ,trước 75 khi còn học tiểu học với những thầy giáo làng lớn tuổi,nhưng với những bài học Lịch sử thời đó Tôi đã oán giận quân Pháp chiếm đóng nước mình,thương tiếc những Anh hùng dân tộc Nguyễn Tri Phương,Phan Thanh Giản tuẫn tiết theo Thành,tiếc sao một Vua Quang Trung lẫy lừng lại chết sớm ,rồi tại sao các Vua Quan nhà Nguyễn không nghe theo bản "Điều Trần "của Ông Nguyễn Trường Tộ mà mở cửa ,cải cách đất nước...Rồi khi lên trung học đệ nhất cấp(lớp 6-9) đám H/S trường làng chúng Tôi phải đi xa hơn khỏi làng,ở đây chúng Tôi được dạy những điều mới mẻ,từ những cách ứng Xử nhỏ nhặt nhất như "khi các con trao hoặc nhận vật gì với người lớn hơn phải đưa bằng 2 tay / Nếu nhờ một ai đó chuyển giùm thơ tay kg nên dán kín /Nếu Con và Bạn cùng chia nhau một vật gì đó ,nếu Con là người lấy trước hãy chọn phần nhỏ hơn..." Cho đến những vấn đề rộng lớn hơn ,các Thầy nói:"Nếu đất nước kg có chiến tranh, nhân dân sẽ được sống thanh bình ,yên tâm làm việc phát triển đất nước,số tiền chi cho chiến tranh có thể chia cho mỗi người 1 căn nhà lầu và 1 xe hơi..."Sau năm 75 cũng vẫn ngôi trường này và 1 số it các thầy cô cũ được điều hành bởi các đảng viên miền Bắc vào ,những điều chúng Tôi học hoàn toàn trái ngược ,đó là Chúng Tôi đã phải sống dưới sự kìm kẹp ,bóc lột của Mỹ Ngụy,nay đã được giải phóng và sẽ được tiến CNXH ưu việt,nền văn hóa GD cũ là lạc hậu ,nô dịch đồi trụy,các nước theo tư bản CN đều được coi là có một nền kinh tế lạc hậu,những H/S chúng tôi cần phải xóa bỏ những tư tưởng ăn bám,bóc lột trước đây để trở thành con người mới yêu lao động,những đồng phục áo dài trắng,sơ mi trắng bỏ trong quần được coi là tiểu tư sản của những kẻ lười lao động,thậm chí có H/S nam đeo kính cận có vẻ trí thức đã bị ông hiệu phó MB gọi lại làm việc ,môi trường học bây giờ căng thẳng,Thầy trò dè chừng lẫn nhau,bất cứ lúc nào cũng có thể bị quy tội phản động Tôi còn nhớ giọng trọ trẹ Nghệ Tĩnh của Ông thầy MB trong giờ học Lịch Sử:" Tôi nhin vao măt cạc Ảnh Chỉ,Tôi biệt cạc Ảnh Chi khổng tin đâu,nhưng bánh xe lịch sử quay mại ,quay mại , kẻ nào không theo sẽ bị nghiền naat,nghiền naat"
Trả lờiXóa