Luân Lê
VÀI LUẬN BÀN VỀ MÔ HÌNH ĐẶC KHU
Tôi vừa tìm hiểu về các vấn đề pháp lý liên quan đến đất đai tại đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc, thì quyền tài phán đối với bất động sản được ấn định là Toà án nhân dân có thẩm quyền tại đặc khu và việc giao quyền sử dụng đất có thời hạn tối đa là 50 năm. Việc sở hữu nhà ở tuân theo luật về nhà ở của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa nhưng phụ thuộc vào thời hạn quyền sử dụng đất được giao và thời hạn đầu tư.
Theo Quy định được Uỷ ban Thường vụ quốc hội nước này thông qua ngày 03/01/1988, thay thế quy định được thông qua ngày 17/11/1981. Việc cụ thể và chi tiết các nội dung của Quy chế này sẽ được Hội đồng và Uỷ ban tỉnh Quảng Đông cũng như chính quyền thành phố Quảng Đông đảm nhiệm thi hành và báo cáo.
Và chủ yếu là họ khuyến khích các nhà đầu tư đến từ Hong Kong, Macau và Đài Loan chứ không mở cửa tự do cho các nhà đầu tư nước ngoài (theo Quy chế của Hội đồng tỉnh Quảng Đông thông qua ngày 28/08/1980 và để đệ trình lên UBTVQH nước này phê chuẩn) chứ hoàn toàn không có chuyện giao đất tới tận 99 năm cho bất cứ nhà đầu tư nước ngoài nào như Dự thảo luật đặc khu mà ta đang bàn thảo.
Mặc dù vậy, ngoài việc đóng góp vào tổng GDP của cả nước này thì nó đã không giải quyết được vấn đề về tăng năng suất lao động cũng như vẫn tạo nên các bất công do mâu thuẫn về luật pháp cũng như sự chênh lệch về chính trị trong tổ chức và vận hành. Tuy nhiên, nó thúc đẩy đến một trạng thái mới đó là khu vực thương mại (kinh tế) tự do sẽ được hình thành (FTZ/FEZ - Free trade zone/Free economic zone), mà Hàn Quốc là nơi phát triển rất thịnh vượng đối với mô hình này. Tức là việc tăng trưởng về kinh tế cùng một cơ cấu chính trị mới khác biệt sẽ thúc đẩy nhanh hơn về một hệ quả đối với sự hiện diện của một thể chế dân chủ, tự do rộng khắp và sâu sắc hơn.
Yêu cầu đối với một chính quyền tại đặc khu bao giờ cũng đòi hỏi một thể chế dân chủ, linh hoạt, nhanh và mạnh, không nhiều ban bệ, bộ máy nhân sự không được cồng kềnh và càng không thích hợp cho việc lãnh đạo tập thể. Vì vậy nó cũng là một đòi hỏi phải có cải cách và cởi mở đối với mô hình chính quyền tại đặc khu - một kiểu dung nạp mô hình chính quyền trong một thể chế chính trị.
Dẫu vậy, điều mà tôi lo ngại chủ yếu về mặt quyền tài phán đối với toà án và đối với việc định cư trên lãnh thổ hay di cư đối với dân cư của một chủng tộc cận kề đang đối mặt với rất nhiều bất ổn về chính trị, xã hội, dân sinh và môi trường, mà chúng đang thực hiện chính sách bành trướng nhờ bẫy nợ về kinh tế, di dân về dân số và hán hoá về văn hoá, tư tưởng, đồng thời với đó là chính sách bành trướng bằng vũ lực, quân sự thông qua hàng loạt các biện pháp mạnh tay và bất chấp luật pháp. Đây mới là điều đáng bàn của chúng ta, tức vấn đề an ninh quốc gia về lâu dài và sự độc lập, tự chủ của đất nước trước sự xâm lăng mềm đang hiện hữu và ngày càng mạnh mẽ hơn từ Trung Quốc vào nước ta. Trong khi 3 đặc khu này lại nằm ở những vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng đối với đất nước. Nếu nắm trọn đượ ba vị trí này thì về mặt quân sự cũng như sưj kiểm soát, chia cắt lãnh thổ là có thể xảy ra và nhanh chóng một khi có biến sự.
http://english.mofcom.gov.cn/…/c…/200211/20021100053790.html
http://english.mofcom.gov.cn/…/c…/200211/20021100050637.html
VÀI LUẬN BÀN VỀ MÔ HÌNH ĐẶC KHU
Tôi vừa tìm hiểu về các vấn đề pháp lý liên quan đến đất đai tại đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc, thì quyền tài phán đối với bất động sản được ấn định là Toà án nhân dân có thẩm quyền tại đặc khu và việc giao quyền sử dụng đất có thời hạn tối đa là 50 năm. Việc sở hữu nhà ở tuân theo luật về nhà ở của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa nhưng phụ thuộc vào thời hạn quyền sử dụng đất được giao và thời hạn đầu tư.
Theo Quy định được Uỷ ban Thường vụ quốc hội nước này thông qua ngày 03/01/1988, thay thế quy định được thông qua ngày 17/11/1981. Việc cụ thể và chi tiết các nội dung của Quy chế này sẽ được Hội đồng và Uỷ ban tỉnh Quảng Đông cũng như chính quyền thành phố Quảng Đông đảm nhiệm thi hành và báo cáo.
Và chủ yếu là họ khuyến khích các nhà đầu tư đến từ Hong Kong, Macau và Đài Loan chứ không mở cửa tự do cho các nhà đầu tư nước ngoài (theo Quy chế của Hội đồng tỉnh Quảng Đông thông qua ngày 28/08/1980 và để đệ trình lên UBTVQH nước này phê chuẩn) chứ hoàn toàn không có chuyện giao đất tới tận 99 năm cho bất cứ nhà đầu tư nước ngoài nào như Dự thảo luật đặc khu mà ta đang bàn thảo.
Mặc dù vậy, ngoài việc đóng góp vào tổng GDP của cả nước này thì nó đã không giải quyết được vấn đề về tăng năng suất lao động cũng như vẫn tạo nên các bất công do mâu thuẫn về luật pháp cũng như sự chênh lệch về chính trị trong tổ chức và vận hành. Tuy nhiên, nó thúc đẩy đến một trạng thái mới đó là khu vực thương mại (kinh tế) tự do sẽ được hình thành (FTZ/FEZ - Free trade zone/Free economic zone), mà Hàn Quốc là nơi phát triển rất thịnh vượng đối với mô hình này. Tức là việc tăng trưởng về kinh tế cùng một cơ cấu chính trị mới khác biệt sẽ thúc đẩy nhanh hơn về một hệ quả đối với sự hiện diện của một thể chế dân chủ, tự do rộng khắp và sâu sắc hơn.
Yêu cầu đối với một chính quyền tại đặc khu bao giờ cũng đòi hỏi một thể chế dân chủ, linh hoạt, nhanh và mạnh, không nhiều ban bệ, bộ máy nhân sự không được cồng kềnh và càng không thích hợp cho việc lãnh đạo tập thể. Vì vậy nó cũng là một đòi hỏi phải có cải cách và cởi mở đối với mô hình chính quyền tại đặc khu - một kiểu dung nạp mô hình chính quyền trong một thể chế chính trị.
Dẫu vậy, điều mà tôi lo ngại chủ yếu về mặt quyền tài phán đối với toà án và đối với việc định cư trên lãnh thổ hay di cư đối với dân cư của một chủng tộc cận kề đang đối mặt với rất nhiều bất ổn về chính trị, xã hội, dân sinh và môi trường, mà chúng đang thực hiện chính sách bành trướng nhờ bẫy nợ về kinh tế, di dân về dân số và hán hoá về văn hoá, tư tưởng, đồng thời với đó là chính sách bành trướng bằng vũ lực, quân sự thông qua hàng loạt các biện pháp mạnh tay và bất chấp luật pháp. Đây mới là điều đáng bàn của chúng ta, tức vấn đề an ninh quốc gia về lâu dài và sự độc lập, tự chủ của đất nước trước sự xâm lăng mềm đang hiện hữu và ngày càng mạnh mẽ hơn từ Trung Quốc vào nước ta. Trong khi 3 đặc khu này lại nằm ở những vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng đối với đất nước. Nếu nắm trọn đượ ba vị trí này thì về mặt quân sự cũng như sưj kiểm soát, chia cắt lãnh thổ là có thể xảy ra và nhanh chóng một khi có biến sự.
http://english.mofcom.gov.cn/…/c…/200211/20021100053790.html
http://english.mofcom.gov.cn/…/c…/200211/20021100050637.html
Đúng vậy ! Tự rước giặc vào nhà. Giặc đây cầm chắc là bá quyền đại Hán...
Trả lờiXóa