Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2018

KIẾN NGHỊ GỬI BÍ THƯ THÀNH ỦY TP HCM NGUYỄN THIỆN NHÂN



Kiến nghị liên quan đến danh dự
của dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh


Tân Nam Tử
04/05/2018

Thưa các quý vị và các bạn!

Trong nhiều bài viết của chúng tôi phân tích một khái niệm lịch sử chính trị liên quan đến hai nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Vĩnh – Phạm Quỳnh, chúng tôi đã lên án gay gắt việc một nhóm người có dụng ý xấu một cách hệ thống, tìm cách đánh tráo khái niệm lịch sử bằng việc ghép đôi hai nhân vật này khi nói đến vai trò chính trị của họ trong lịch sử chiến tranh thuộc địa ở Đông Dương.


Ngày 17/4/2018, Tuần báo Văn nghệ thành phố HCM, đăng một bài phê phán Phạm Quỳnh nhân việc Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh vinh danh Phạm Quỳnh. Việc này hoàn toàn không liên quan gì đến Nguyễn Văn Vĩnh. Tuy nhiên tác giả bài báo đã mượn gió bẻ măng, phát biểu rất vô ý thức về Nguyễn Văn Vĩnh.

Chúng tôi đánh giá đây là một lối hành xử rất hạ đẳng và thiếu văn hóa được phơi bày ngay trên một tờ báo nhân danh văn hóa ở TP. HCM.

Chúng tôi đã ngay lập tức gửi văn bản kiến nghị cho những cá nhân và cơ quan có trách nhiệm, lên án sự việc này.

Mặc dù văn bản đã gửi được 10 ngày, xong chúng tôi vẫn chưa nhận được hồi âm của những người có trách nhiệm.

Để chia sẻ những nỗi đau của những hậu duệ trong gia tộc dịch giả – nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh, chúng tôi xin được chuyển đến các quý vị và các bạn toàn văn bản kiến nghị này.
.

Trân trọng!
BBT.TNT.com

NGUYỄN LÂN BÌNH
Mời đọc: http://nguoihanoi.com.vn/nha-bao-yeu-nuoc-nguyen-van-vinh_233348.html



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
———–

ĐƠN KIẾN NGHỊ
(V/v. liên quan đến danh dự của dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh)

Hà Nội, ngày 22/4/2018.

Kính gửi:

- Ông Nguyễn Thiện Nhân – Bí thư Thành Ủy, thành phố Hồ Chí Minh.

- Ông Nguyễn Ngọc Thiện – Bộ Trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

- Ông Trương Minh Tuấn – Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Đồng kính gửi ông Nguyễn Chí Hiếu – Tổng Biên tập tuần báo VĂN NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Đồng gửi nhà báo Hoàng Phương, tuần báo Văn nghệ TP. HCM.

Tôi là Nguyễn Lân Bình, hiện sống ở Hà Nội, là cháu nội dịch giả, nhà báo NGUYỄN VĂN VĨNH (1882-1936).

Ngày 21/4/2018, trên Tuần báo Văn nghệ TP.HCM ra số 493 ngày thứ Bẩy, đăng bài viết có nhan đề: “Phạm Quỳnh dưới cái nhìn của Phan Châu Trinh” của tác giả Hoàng Phương.

Tôi thực sự bất bình về một phần nội dung nêu trong bài báo, và đề nghị được nêu ý kiến và kiến nghị như sau:

Việc Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh quyết định vinh danh Phạm Quỳnh, là DANH NHÂN VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI, là một việc làm hoàn toàn không có liên quan gì đến dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh!

Theo hiểu biết của tôi, trên cơ sở thông tin chính thức của mạng lưới truyền thông của Nhà nước Việt Nam, Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh là một Quỹ xã hội, trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Năm 2008, theo QĐ số 1063 ngày 03 tháng 10 năm 2008 của UBND Thành Phố Hà Nội, Quỹ dịch thuật Phan Châu Trinh được đổi tên thành Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh.

Như vậy, nhìn từ mặt pháp lý do Nhà nước CHXHCN Việt Nam quy định, Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh là một bộ phận của hệ thống quản lý các hoạt động khoa học, xã hội thuộc Nhà nước Việt Nam.

Vậy, vì sao, một tờ báo danh chính của những người trí thức Việt Nam cũng thuộc Liên hiệp các hội Văn học-Nghệ thuật TP. HCM, lại thóa mạ đồng chí của mình, bằng những câu văn sách mé đầy sự hằn học, nhất là đối với một tổ chức khoa học xã hội cùng nằm trong hệ thống chính trị như Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, khi Quỹ này quyết định tôn vinh một người của lịch sử?

Tuần báo Văn nghệ TP. HCM và Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, có cùng chịu sự lãnh đạo văn hóa tư tưởng từ Đảng Cộng sản Việt Nam không? Hay, hai cơ quan đó, nằm ở hai tổ chức chính trị đối lập?

Việc báo Văn nghệ TP. HCM có thể tán thành, hay không tán thành những quyết định của các tổ chức khác nằm trong hệ thống quản lý đất nước của một Đảng lãnh đạo, sẽ là điều bình thường. Nhưng không được lợi dụng diễn đàn trong cùng một hệ thống chính trị để giễu cợt, và hạ nhục nhau trước công luận. Điều này, mặc nhiên là tác động xấu đến nhận thức xã hội về vai trò của một Đảng cầm quyền.

Việc tác giả Hoàng Phương phản ứng quyết định của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh trong việc vinh danh Phạm Quỳnh, cũng là chuyện dễ hiểu, song vì sao lại dám viết:

“Nếu người chết mà có linh hồn, ắt cụ Phan Châu Trinh sẽ vừa buồn tủi vừa tức giận biết bao khi biết nhà văn Nguyên Ngọc đặt ra giải thưởng mang tên Cụ để trao cho những tên tay sai đắc lực của thực dân Pháp phản bội quyền lợi dân tộc như: Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh… lại được báo Tuổi Trẻ sốt sắng phụ họa bốc thơm như vậy”.


Tác giả Hoàng Phương thật sự là kẻ thiếu văn hóa và vô chính trị, khi khẳng định như vậy về Nguyễn Văn Vĩnh, một nhân sĩ, được nhân dân, UBND và HĐND thành phố Hồ Chí Minh đặt tên cho một con đường ở quận Tân Bình năm 2000!

Nếu quan điểm của tác giả Hoàng Phương là đúng, Thành Ủy TP. HCM nên quyết định, chỉ đạo UBND, HĐND và lấy ý kiến nhân dân TP. HCM cho thay tên con đường mang tên dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh tại quận Tân Bình càng sớm càng tốt.

Trong trường hợp đó, các cơ quan chịu trách nhiệm, cần có lời xin lỗi nhân dân, đặc biệt là xin lỗi hậu duệ của gia tộc dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh về sự “nhầm lẫn” trong việc đặt tên đường Nguyễn Văn Vĩnh, vì “vô tình” đã làm xáo trộn tâm can của những người là con cháu trong gia tộc dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh, tạo ra những hệ lụy nghiêm trọng về tâm lý và tinh thần.

.
Các con cháu học giả Nguyễn Văn Vĩnh chụp tại đường Nguyễn Văn Vĩnh
quận Tân-Bình, TP.HCM.Năm 2000

Vong linh của dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh và các con cháu, hậu duệ của ông, không mong đợi việc vinh danh để từ đó phải chịu những sự nhục mạ về tinh thần, đặc biệt, trong suốt cả chục năm qua, các cơ quan truyền thông xã hội đã tôn vinh Nguyễn Văn Vĩnh là người có công lao quan trọng trong lịch sử phát triển văn hóa Việt Nam ở thế kỷ 20. Việc nhà báo Hoàng Phương viết sai về dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh, là sự xúc phạm nghiêm trọng, gây tổn thất nặng nề về danh dự, vốn là thứ mà sinh thời, dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh coi là đạo đức và nhân cách của mỗi thằng người.

Tôi cũng đề nghị hai Bộ chủ quản là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, và Bộ Thông tin Truyền thông, xem xét lại trách nhiệm của ông Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ TP. HCM, trong việc thường xuyên duyệt, đăng những bài viết gây mâu thuẫn trong xã hội, làm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc và đi ngược lại chủ trương hòa hợp, hòa giải dân tộc của Chính phủ và Nhân dân Việt Nam.

Tôi trân trọng cảm ơn sự để tâm của ông Nguyễn Thiện Nhân, của hai ông bộ Trưởng Bộ Văn hóa TTDL và Bộ TTTT, cùng những cộng sự của mình, đã quan tâm đến văn bản đề nghị này của tôi!

Kính trọng!

Nguyễn Lân Bình

Địa chỉ: Phòng 303, nhà D1, chung cư 15-17 phố Ngọc Khánh, 

phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội.     Điện thoại: 096 806 5409.
Email: Nguyenlanbinh@gmail.com  *   Website: Tannamtu.com.
-----------------------

Ghi chú:
7 ngày, tính từ ngày văn bản kiến nghị này được gửi bằng phương thức Phát chuyển nhanh của Bưu điện VN, tôi xin được đăng tải nội dung này trên website Tannamtu.com của gia tộc dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh.

7 nhận xét :

  1. Tuần báo Văn Nghệ Tp HCM này nó viết như thế chỉ chứng tỏ nó dốt mà thôi! Viết báo đã dốt lại không chịu nghiên cứu! Người viết báo mà không tự tôn trọng nhân cách của mình, nhân cách của tờ báo thì thật là loài hạ đẳng!

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Hoàng Đạo, Thạch Lam ... là những nhà văn hóa lớn và là những tinh hoa bị ... hủy diệt của dân tộc!

    Trả lờiXóa
  3. Thằng Hoàng Phương này quá ngu. Chỉ cần tra Google là biết sự nghiệp của cụ Nguyễn Văn Vĩnh lớn lao như thế nào.

    Trả lờiXóa
  4. Cái Tp HCM này nó loạn rồi! Thằng lãnh đạo thì lừa đảo, trấn lột như Lê Thanh Hải, thằng lãnh đạo thanh niên như Tất Thành Cang với Nguyễn Văn Đua thì bảo sao không đảo điên, thối nát? Văn Nghệ gì chúng nó! Loài điếm bút khốn nạn!

    Trả lờiXóa
  5. Hãy kiện ra tòa về việc thóa mạ người khác! Chúng ta cần có thói quên pháp lý này, nếu không xã hội sẽ loạn!

    Trả lờiXóa
  6. tờ báo VN.TPHCM đã lá cải từ lâu.

    Trả lờiXóa
  7. Giá như lãnh đạo hiện nay có nhiều người giỏi và có tâm như Nguyễn văn Vĩnh và Phạm Quỳnh.

    Trả lờiXóa