GS. Trần Ngọc Thêm: "Ông Tồn trải qua 7 năm hồ sơ xét giáo sư không được thông qua, tuy nhiên cuối cùng đến năm 2009 vẫn được thông qua vì tinh thần nhân văn và lòng vị tha".
GS Trần Ngọc Thêm:
"Ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn nhưng được phong giáo sư vì tinh thần nhân văn"
VietNamnet
15/05/2018 21:30 GMT+7
GS Trần Ngọc Thêm, Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học khẳng định, việc ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn của học trò là có thật. Việc đạo văn đã khiến ông Tồn trải qua 7 năm hồ sơ xét giáo sư không được thông qua, tuy nhiên cuối cùng đến năm 2009 vẫn được thông qua vì tinh thần nhân văn và lòng vị tha.
Xôn xao nghi vấn thầy "đạo văn" trò để làm hồ sơ công nhận giáo sư: Người trong cuộc nói gì?
100 trang giống nhau
Phóng viên: Thưa ông, với tư cách Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học, quan điểm của ông như thế nào về việc ông Nguyễn Đức Tồn bị tố cáo đạo văn của học trò?
GS Trần Ngọc Thêm: Việc ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn từng được báo chí nêu nhiều năm trước, với những minh chứng đối chiếu theo cách sao chụp rất rõ ràng. Nội dung cuốn sách của ông Tồn đúng từng câu từng chữ, trong suốt hơn một trăm trang với nội dung các luận văn, luận án, bài viết của học trò đã bảo vệ, công bố trước đó. Việc kết luận ông Tồn đạo văn sẽ là hiển nhiên và tất yếu.Vì vậy, cũng hiển nhiên và tất yếu khi việc đặt ra những câu hỏi rất nhức nhối như: Vì sao đạo văn ở mức nghiêm trọng như vậy mà vẫn được phong giáo sư, hay đặc biệt hơn ông Tồn còn ngồi trong Hội đồng giáo sư để phán xét những người khác?
Vậy quá trình công nhận chức danh giáo sư của ông Nguyễn Đức Tồn như thế nào, thưa ông?
- Tôi được biết vào năm 2002, ông Tồn nộp hồ sơ ở Hội đồng chức danh giáo sư cấp cơ sở Viện Ngôn ngữ học và hình như do chuyện đạo văn này mà đã không được thông qua. Năm 2006, ông Tồn nộp hồ sơ ở Hội đồng chức danh giáo sư cấp cơ sở Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, Hội đồng trương này cũng có thảo luận chuyện đạo văn này nhưng hồ sơ của ông Tồn đã đạt đủ số phiếu để thông qua.
Khi hồ sơ đưa lên Hội đồng chức danh giáo sư ngành, Hội đồng họp trong 2 ngày 8 và 9 tháng 9/2006 đã giao cho tôi (khi đó với tư cách là ủy viên Hội đồng, chứ không phải là Chủ tịch như ông Tồn viện dẫn) làm trưởng nhóm (cùng với GS Nguyễn Đức Chính và GS Bùi Minh Toán) thẩm định hai đơn thư nặc danh tố cáo ông Tồn đạo văn trong 2 cuốn "Tìm hiểu đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt" (sao chép luận án PTS. của Nguyễn Thuý Khanh) và cuốn "Những vấn đề dạy và học tiếng Việt trong nhà trường" (sao chép bài báo của Nguyễn Thị Thanh Hà).
Do thời gian làm việc chỉ có một đêm nên lúc đó chúng tôi quyết định tạm thời chỉ thẩm định cuốn "Tìm hiểu đặc trưng văn hoá - dân tộc...". Do ông Tồn là người hướng dẫn khoa học cho bà Thuý Khanh cho nên tôi đã yêu cầu ông Tồn cung cấp bản luận án tiếng Nga của mình cùng những tài liệu liên quan.
Chúng tôi đã nhận được: (a) Bản thảo viết tay một phần luận án của ông Tồn bằng tiếng Nga dài 124 trang; (b) Bản luận án chính thức của ông Tồn bằng tiếng Nga dài 159 trang; (c) Một bản đề cương chi tiết luận án của bà Thuý Khanh viết tay bằng tiếng Việt dài 9 trang; (d) Một bản giải trình của ông Tồn gửi Đảng uỷ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
Khi đối chiếu các văn bản, chúng tôi nhận thấy nội dung các trang trong chương I luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Thuý Khanh hoàn toàn trùng khít đến từng câu, từng đoạn với những câu, đoạn trong luận án của ông Tồn (mặc dù 2 thứ tiếng khác nhau). Thư mục tài liệu tham khảo trong luận án của NCS Thuý Khanh với 90 tài liệu tiếng Nga, tiếng Ukraina, tiếng Ba-lan... chính là bản rút gọn thư mục tài liệu tham khảo trong luận án của ông Tồn. Còn bản đề cương chi tiết luận án của NCS thì mặc dù ghi tên "Nguyễn Thuý Khanh" nhưng nét chữ là của ông Tồn.
Sách của ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn của cháu đồng thời là nghiên cứu sinh
do ông hướng dẫn (Ảnh:Dân Việt)
Trước những bằng chứng đó, ông Tồn thừa nhận rằng chính ông đã dịch luận án của mình sang tiếng Việt đưa cho nghiên cứu sinh của mình. Trong Bản giải trình gửi Đảng uỷ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, ông Tồn cũng xác nhận: "chính tôi đã khởi thảo đề cương chi tiết..."; "tôi phải thân chinh chữa từng từ, từng câu, từng chữ, từng dấu phẩy, dấu chấm, từng lời diễn đạt cho cả 4 bài viết cho Nguyễn Thuý Khanh và sau này chữa cho cả luận án nữa. Vì vậy, văn phong trong các bài viết và luận án của Nguyễn Thuý Khanh chính là văn phong của tôi..."; "Tôi đã cho phép Nguyễn Thuý Khanh sử dụng [luận án của tôi] trong luận án phó tiến sĩ của mình". Nghĩa là, trong phần đã được đối chiếu giữa luận án của ông Tồn với luận án của NCS Thuý Khanh, ông Tồn không đạo văn của NCS, nhưng đã mắc sai lầm nghiêm trọng trong việc hướng dẫn luận án cho NCS là đã "giúp đỡ NCS quá mức cần thiết.
Được công nhận giáo sư vì lý do nhân đạo, khoan dung, tha thứ
Vậy năm đó Hội đồng CDGS Ngành Ngôn ngữ học có thông qua hồ sơ của ông Tồn hay không?
- Năm 2006, hồ sơ của ông Tồn đã không được Hội đồng chức danh giáo sư Ngành thông qua. Đến năm 2009, Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở Trường ĐH KHXH NV Hà Nội lại thông qua hồ sơ của ông Tồn một lần nữa.
Hội đồng Chức danh giáo sư Ngành năm 2009 (có 10 thành viên) họp trong 2 ngày 15-16 tháng 10/2009. Tại kỳ họp ngày 15/10, Hội đồng đã cử một tổ công tác thẩm định 2 đơn thư nặc danh khiếu nại ứng viên Nguyễn Đức Tồn. Tại kỳ họp ngày hôm sau (ngày 16/10), sau khi nghe đọc các đơn thư khiếu nại, bản tường trình của ứng viên, báo cáo kết quả thẩm định của tổ công tác, các thành viên Hội đồng đã phát biểu ý kiến thảo luận một cách nghiêm túc và khách quan.
Các ý kiến phát biểu đều nhận định rằng ông Tồn đã có lỗi và đã trả giá trong 7 năm qua, 2 lần hồ sơ không được thông qua; không nên bắt một người phải trả giá cho một sai lầm cũ suốt đời.
Mặt khác, vào năm trước đó (năm 2008), ông Tồn đã vừa mới được Viện KHXH Việt Nam bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. Để bổ nhiệm, Viện KHXH chắc chắn cũng đã cân nhắc chuyện này. Với tinh thần nhân đạo và nhân văn của truyền thống văn hóa Việt Nam, vì sự đoàn kết và phát triển chung của ngành, các thành viên Hội đồng đã đồng ý đưa ông Tồn vào danh sách bỏ phiếu kín. Kết quả là ông Tồn đã được thông qua với số phiếu 10/10.
Đến năm 2011, GS Nguyễn Đức Tồn với tư cách là Viện trưởng, Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ (cùng hai vị nữa) được đề nghị bổ sung vào làm thành viên Hội đồng CDGS Ngành ngôn ngữ học.
Ông nghĩ sao khi trên BBC, ông Tồn khẳng định "Giáo sư Trần Ngọc Thêm đã khẳng định, đã xem xét các bằng chứng, vật chứng, cho nên tôi mới được Giáo sư chứ"?
- Thứ nhất, việc ông Tồn khẳng định như đinh đóng cột trong bài trả lời phỏng vấn của BBC về việc do tôi "đã xem xét các bằng chứng, vật chứng", "đã khẳng định rằng ông ấy không đạo văn", cho nên ông ấy "mới được Giáo sư chứ" là quá chủ quan. Vì ông Tồn khi đó là ứng viên, không có mặt trong cuộc họp của hội đồng thì làm sao mà biết được do đâu mà ông ấy "được giáo sư"?
Thứ hai, tôi không nói rằng Hội đồng đã kết luận là ông Tồn không đạo văn. Không có kết luận tập thể chính thức nào như vậy. Nhưng trong phát biểu của các thành viên của Hội đồng đã toát lên tinh thần này.
Tôi nói là "tinh thần", bởi vì ngồi xem lại biên bản, có thể thấy rất rõ tinh thần chủ đạo là khoan dung, tha thứ, là cái chất "trọng tình" đậm nét của văn hóa truyền thống Việt Nam, nó căn cứ trên một sự cảm nhận và nhận định tổng thể, bằng chứng chủ yếu chỉ là kết luận của các tổ công tác. Mà các tổ công tác được lập ra để xem xét một vụ việc thì thường chỉ có đúng 1 đêm để làm việc (vì mỗi kỳ họp của Hội đồng chức danh giáo sư thường chỉ kéo dài trong 2 ngày). Cho nên phải thẳng thắn mà nhận rằng, trong 1 đêm ngắn ngủi ấy, dù có cố gắng đến đâu thì tổ công tác cũng không thể nào làm sáng tỏ hết mọi việc một cách đầy đủ và chính xác được.
Thầy đạo văn của trò không hiếm gặp?
Ông có thể cho biết những "bằng chứng, vật chứng" mà ông đã xem xét có đủ cơ sở để kết luận như ông Tồn nói trên BBC rằng "học sinh lấy của thầy, chứ không phải là thầy lấy của trò" và "Học trò tôi làm sao có đủ trình độ để cho thầy chép?" Và chi tiết mà ông Tồn nêu ra rằng "khi tôi sử dụng, tôi đều chú ở trong sách là hai phần này là tư liệu của học trò" cụ thể như thế nào?
- Những người làm khoa học thực sự đều biết rằng giá trị khoa học có nhiều mức, có khi là giá trị nằm ở tư liệu, có khi là giá trị nằm ở lập luận. Cho nên không nhất thiết là cứ phải có trình độ cao hơn thì mới có đóng góp. Trên thế giới, việc thầy "đạo văn" của trò đây đó thỉnh thoảng vẫn có thể gặp.
Ai cũng biết là theo luật bản quyền, khi sử dụng đóng góp của người khác thì phải chú nguồn. Việc ông Tồn vừa khẳng định ông không "lấy của trò" rồi ngay sau đó lại thừa nhận rằng ông có "chú ở trong sách là hai phần này là tư liệu của học trò" cho thấy rõ ràng là ông đã tự mâu thuẫn với chính mình.
Đọc kỹ lại bản Báo cáo thẩm định năm 2006, có thể thấy trong đó tôi đã lưu ý phân biệt hai trường hợp:
Ở chương 1 sách năm 2002 của ông Tồn, các trang 62-66 và 72-87 hoàn toàn trùng với các trang 20-34 trong chương 1 luận án của NCS. Thuý Khanh, nhưng trong sách của ông Tồn hoàn toàn không có chú thích nào. Sở dĩ như vậy có lẽ là vì đây là phần lý thuyết, phần này ông Tồn đã dịch từ tiếng Nga đưa cho NCS của mình chép lại. Còn ở đầu chương 3 và chương 7 thì ông Tồn đều có chú thích rằng "Chương này được hoàn thành dựa trên dữ liệu luận án [30]" (tức là luận án PTS của Nguyễn Thuý Khanh nhan đề "Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga)"). Còn ở đầu chương 4 và chương 8 thì ông Tồn có chú thích rằng "Chương này được hoàn thành dựa trên cơ sở dữ liệu luận văn [47]" (tức là luận văn tốt nghiệp đại học của sinh viên Cao Thị Thu nhan đề "Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Việt").
So sánh giữa sách của ông Nguyễn Đức Tồn và nghiên cứu của nghiên cứu sinh
Như vậy là trong cùng một cuốn sách này, chương 1 là phần lý luận thì ông Tồn đã dịch ra đưa cho học trò chép; còn các chương 3, 7 và 4, 8 là phần mang tính tư liệu thì ông chép (có dẫn nguồn) từ luận án của NCS do ông hướng dẫn và luận văn của một sinh viên là cháu của ông do GS Nguyễn Thiện Giáp hướng dẫn.
Sự đóng góp của NCS Nguyễn Thuý Khanh và sinh viên Cao Thị Thu cho cuốn sách của ông Tồn là rất lớn và không thể phủ nhận được. Cái cách mà ông chú nguồn trong sách đã nói lên điều đó. Vì chương 1 đúng là của ông (như tôi đã đối chiếu với những "bằng chứng, vật chứng" mà ông mang ở Liên Xô về) thì trong sách, ông đã không thèm chú nguồn, mặc dù luận án của Thúy Khanh viết giống hệt như thế và đã bảo vệ trước đó 6 năm.
Theo lô-gic này, nếu 4 chương sau cũng là của ông viết rồi đưa cho học trò và cháu đứng tên để bảo vệ lấy bằng thì chắc chắn rằng ông cũng sẽ không thèm chú nguồn. Việc ông chú nguồn cho thấy những học trò này đã bỏ ra tất cả công sức và trí tuệ để hoàn thành luận án (luận văn) của mình.
Lấy luận văn của học trò đưa vào sách của mình, việc ông Tồn có chú thích trong sách của mình như vậy đã tuân theo đúng luật bản quyền hay chưa?
- Trong bản Báo cáo thẩm định năm 2006, tôi đã viết rõ: "Việc cả một chương sách từ 15-20 trang gần như trùng hoàn toàn về nội dung với những trang sách trong luận án, dù là đã nói rõ nguồn và dù là của NCS do mình hướng dẫn, không thể coi là dẫn lời (vì không có mở và đóng ngoặc kép), cũng không thể coi là dẫn ý (vì không thể có ý nào dài 15-20 trang)".
Với số trang trùng cao như thế (4 chương, tổng cộng hơn 100 trang), thì NCS Nguyễn Thuý Khanh (và sinh viên Cao Thị Thu) phải được ghi tên là những đồng tác giả. Chép lại hơn 100 trang, chiếm gần 1/3 toàn bộ cuốn sách, mà không được ghi tên ở trang đầu là những đồng tác giả hoặc thậm chí là những cộng tác viên thì thực chất cũng là một dạng "đạo văn". Như vậy ông Tồn rõ ràng là đã vi phạm luật bản quyền một cách nghiêm trọng.
Theo ông, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước cần phải làm gì về việc của ông Tồn?
- Theo tôi, để cho công bằng, việc này trước hết là cần phải làm sáng tỏ mọi điều để ông Tồn tâm phục, khẩu phục và không thể kêu là bị người khác vu cáo. Bởi vì, như tôi đã nói ở trên, việc xem xét khiếu nại trong các đợt xét trước đây thường bị giới hạn rất gắt gao của thời gian họp Hội đồng nên khó có thể xem xét được một cách đầy đủ và kỹ càng.
Theo kinh nghiệm đợt rà soát phong GS/PGS vừa qua, Chủ tịch Hội đồng CDGS Nhà nước kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nên giao cho Văn phòng Hội đồng CDGS Nhà nước phối hợp với Thanh tra Bộ Giáo dục cử một tổ công tác xem xét đối chiếu lại tất cả mọi thứ có liên quan đến nghi án đạo văn của ông Tồn một cách khách quan và công bằng. Trong thời gian xem xét, thiết nghĩ cần phải tạm thời đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng CDGS Ngành của ông Tồn.
Sau khi mọi việc sáng tỏ, nếu chứng minh được là ông Tồn bị vu cáo thì sẽ khôi phục tư cách thành viên Hội đồng CDGS Ngành của ông và xử lý những người vu cáo. Còn nếu quả là ông Tồn đạo văn, vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, vi phạm Luật giáo dục, vi phạm Quy chế đào tạo tiến sĩ, không đáp ứng các tiêu chuẩn của chức danh giáo sư và phó giáo sư thì tôi nghĩ các bộ phận hữu trách của Bộ Giáo dục, Hội đồng CDGS Nhà nước và Viện HLKHXH Việt Nam sẽ biết rõ cần phải làm gì.
Trân trọng cảm ơn giáo sư đã trao đổi!
Lê Huyền (thực hiện)
Ông này ăn cắp nhưng mà tốt!
Trả lờiXóa"Ông Tồn trải qua 7 năm hồ sơ xét giáo sư không được thông qua, tuy nhiên cuối cùng đến năm 2009 vẫn được thông qua vì tinh thần nhân văn và lòng vị tha".
XóaQUÁ TAM BA BẬN? TỚI 7 LẦN LÀ CỐ ĐẤM ĂN XÔI XÔI LẠI ĐƯỢC/ BÙ NHÌN LÀM MƯỚN MƯỚN CÓ CÔNG?
Theo tôi nên phong GS cho những ai "có thân nhân tốt" là Ok.
XóaHề hề,từ khi biết đọc,biết viết đến nay mới nghe thấy khái niệm : "được phong giáo sư vì nhân đạo,khoan dung,tha thứ".
Trả lờiXóaCó lẽ nào,ông Thêm được phong giáo sư cũng do người khác...tha thứ.
Thối đéo chịu được! Đã ăn cắp mà lại còn nhân văn nữa thì mới đéo!
Trả lờiXóaĐọc xong bài phỏng vấn này mới hiểu rằng,vì sao đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp.
Trả lờiXóaVừa ăn cắp,vừa bày cho học trò ăn cắp mà vẫn được phong làm giáo sư vì...nhân đạo,vị tha.
Đọc xong bài trả lời của ông Thêm,tôi suy đoán rằng,có lẽ trước đây,ông Thêm cũng đã từng ăn cắp như rứa,rồi cũng được vị tha để lên làm giáo sư.Nay thấy người cùng cảnh ngộ như mình trước đây nên cũng...vị tha
A thief is a thief, whether he steals a diamond or a cucumber
Trả lờiXóa(Indian Proverb)
*
Kẻ cắp thì vẫn cứ là kẻ cắp, cho dù anh ta ăn cắp một viên kim cương hay một quả dưa chuột thì cũng vậy thôi.
(ngạn ngữ Ấn Độ)
Thì mấy thằng cướp đất cũng thế! Lúc đầu đi làm cơ quan, nó chỉ ăn cắp chút chút, lặt vặt lấy tiền cà phê thuốc lá, rồi từ từ nó mới lấy hàng bao tải tiền nhưng vẫn chưa thỏa lòng tham, nên nó quyết định quy tập đàn em tạo thành băng nhóm đi cướp đất ở Thủ Thiêm, Bình Thạnh này khác...
Trả lờiXóaMuốn làm tiến sĩ, giáo sư, nhà nghiên cứu... thì làm ơn vứt cái thẻ đỏ búa liềm đi. Không có gì khốn nạn hơn thằng vừa là tiến sĩ, giáo sư vừa có thẻ đảng! Tôi nói chung cho tất cả mọi trường hợp, không riêng gì ông Tồn, ông Thêm.
Trả lờiXóaNghe ông này nói xong chợt nhớ tới tòa án Vũng tàu xử treo 18 tháng tội ấu dâm của Nguyễn khắc Thủy bởi vì đã từng làm cán bộ ngân hàng lại có 51 tuổi đảng
Trả lờiXóa" Ăn cắp dưng mà nhân văn "!!! . Cái lý sự này làm đảo lộn những khái niệm và định nghĩa về đạo đức và nó có thể lấy làm đề tài luận án TS cho những ông muốn làm GS dỏm , TS giấy .
Trả lờiXóaĂn cắp mà nhân văn ! Chuyện chỉ có ở xứ các giá trị hầu thành ảo cả, chỉ ở mồm những GSTS đểu, thực chất là công cụ của đồng tiền độc ác và nhơ nhớp !...
Trả lờiXóaÔng Thêm nói gì vậy? Bây giờ tôi mới biết ông là ai! Bênh vực đạo tặc! Chắc cùng hội!
Trả lờiXóaPhải chăng ở cái xứ mà ăn cướp đất đai , ăn cắp công quỹ , ăn cắp tài nguyên ... đã trở nên rất phổ biến ở mọi ngành mọi cấp thì sự đạo văn chỉ ...nhỏ như con thỏ ?
Trả lờiXóa