Ngô Nguyệt Hữu
Nhất định phải miễn nhiệm bà Lý Phương Dung - Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch!
Bây giờ thì không còn nghi ngờ gì về dã tâm khởi phát cuộc chiến tranh mềm của Trung Quốc thông qua phim ảnh với 36 giây cuối cùng trong bộ phim chiếu rạp “Điệp vụ biển đỏ” do CGV nhập và công chiếu.
Ông Hoàng Việt, chuyên gia thuộc Ban nghiên cứu Luật Biển và hải đảo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cho rằng "Đoạn kết của "Điệp vụ Biển Đỏ" nằm trong âm mưu của Trung Quốc cũng như chiến lược tuyên truyền tổng thể của nước này về tranh chấp Biển Đông".
Website Bộ Quốc Phòng Trung Quốc đã nêu rõ sự ủng hộ của hải quân nước này đối với bộ phim này khi bộ phim chuyển tải thông điệp độc bá biển Đông của Trung Quốc, mà việc độc bá này bao gồm cả việc xâm chiếm đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc Trường Sa của chúng ta.
Trang Zing, lược thuật bài viết trên Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc như sau, ”Tàu pháo của hải quân ở biển Nam Hải trục xuất các tàu nước ngoài đi vào vùng biển xung quanh các đảo thuộc quần đảo Nam Sa mà chưa được chính phủ Trung Quốc cho phép".
"Nam Hải" là cách Trung Quốc gọi Biển Đông còn "quần đảo Nam Sa" là cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ấy vậy mà, những cá nhân trong Hội đồng thẩm định phim của Cục Điện ảnh lại phê duyệt một bộ phim như vậy.
Nhất định phải miễn nhiệm bà Lý Phương Dung - Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch!
Bây giờ thì không còn nghi ngờ gì về dã tâm khởi phát cuộc chiến tranh mềm của Trung Quốc thông qua phim ảnh với 36 giây cuối cùng trong bộ phim chiếu rạp “Điệp vụ biển đỏ” do CGV nhập và công chiếu.
Ông Hoàng Việt, chuyên gia thuộc Ban nghiên cứu Luật Biển và hải đảo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cho rằng "Đoạn kết của "Điệp vụ Biển Đỏ" nằm trong âm mưu của Trung Quốc cũng như chiến lược tuyên truyền tổng thể của nước này về tranh chấp Biển Đông".
Website Bộ Quốc Phòng Trung Quốc đã nêu rõ sự ủng hộ của hải quân nước này đối với bộ phim này khi bộ phim chuyển tải thông điệp độc bá biển Đông của Trung Quốc, mà việc độc bá này bao gồm cả việc xâm chiếm đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc Trường Sa của chúng ta.
Trang Zing, lược thuật bài viết trên Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc như sau, ”Tàu pháo của hải quân ở biển Nam Hải trục xuất các tàu nước ngoài đi vào vùng biển xung quanh các đảo thuộc quần đảo Nam Sa mà chưa được chính phủ Trung Quốc cho phép".
"Nam Hải" là cách Trung Quốc gọi Biển Đông còn "quần đảo Nam Sa" là cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ấy vậy mà, những cá nhân trong Hội đồng thẩm định phim của Cục Điện ảnh lại phê duyệt một bộ phim như vậy.
.
Đáng ngạc nhiên hơn khi mà bà Lý Phương Dung – Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh còn quy chụp những người phản đối bộ phim bằng những lời lẽ hết sức nặng nề, rặt tính quy kết.
“ Những hình ảnh, âm thanh và lời thoại của đoạn cuối hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim tập trung vào 2 nội dung nêu trên như quy kết.
Theo đó, bài viết mang tính suy diễn chủ quan, kích động, kéo theo một số bài trên các báo khác, gây ra nhiều thông tin trái chiều, sai lệch trong dư luận, đồng thời tạo ra những tác động tiêu cực trong xã hội”.
Trong bối cảnh Trung Quốc nhiều lần tấn công ngư dân của chúng ta, xâm chiếm biển đảo của chúng ta, thì cho dẫu không có đoạn kết ấy thì những cá nhân được Chính phủ giao cho nhiệm vụ duyệt phim cũng phải hiểu một điều, “Tuyệt đối không góp phần tuyên truyền cho hình ảnh hải quân của Trung Quốc dưới bất cứ hình thức nào”.
Trung Quốc muốn tuyên truyền là việc của họ, còn chúng ta – vùng biển đảo linh thiêng của sơn hà còn bị chiếm đóng bất hợp pháp thì làm sao có thể trở thành kẻ cõng rắn cắn gà nhà để phê duyệt một bộ phim như vậy.
Trót sai không biết nhận lỗi, còn đổ vấy vu vạ thì làm sao có đủ tư cách làm cán bộ quản lý. Nội chuyện làm người đã không giữ được đạo, thì làm cán bộ chỉ thêm nguy hại mà thôi.
Chính vì vậy, nhất định phải bãi nhiệm bà Lý Phương Dung khỏi cương vị Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh đồng thời có hình thức kỷ luật những cá nhân tham gia Hội đồng phê duyệt bộ phim “Điệp vụ biển đỏ” nói trên.
“ Những hình ảnh, âm thanh và lời thoại của đoạn cuối hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim tập trung vào 2 nội dung nêu trên như quy kết.
Theo đó, bài viết mang tính suy diễn chủ quan, kích động, kéo theo một số bài trên các báo khác, gây ra nhiều thông tin trái chiều, sai lệch trong dư luận, đồng thời tạo ra những tác động tiêu cực trong xã hội”.
Trong bối cảnh Trung Quốc nhiều lần tấn công ngư dân của chúng ta, xâm chiếm biển đảo của chúng ta, thì cho dẫu không có đoạn kết ấy thì những cá nhân được Chính phủ giao cho nhiệm vụ duyệt phim cũng phải hiểu một điều, “Tuyệt đối không góp phần tuyên truyền cho hình ảnh hải quân của Trung Quốc dưới bất cứ hình thức nào”.
Trung Quốc muốn tuyên truyền là việc của họ, còn chúng ta – vùng biển đảo linh thiêng của sơn hà còn bị chiếm đóng bất hợp pháp thì làm sao có thể trở thành kẻ cõng rắn cắn gà nhà để phê duyệt một bộ phim như vậy.
Trót sai không biết nhận lỗi, còn đổ vấy vu vạ thì làm sao có đủ tư cách làm cán bộ quản lý. Nội chuyện làm người đã không giữ được đạo, thì làm cán bộ chỉ thêm nguy hại mà thôi.
Chính vì vậy, nhất định phải bãi nhiệm bà Lý Phương Dung khỏi cương vị Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh đồng thời có hình thức kỷ luật những cá nhân tham gia Hội đồng phê duyệt bộ phim “Điệp vụ biển đỏ” nói trên.
Ha ha!bà Lý phường chèo. đã ngu nhưng bướng!
Trả lờiXóa"Đáng ngạc nhiên hơn khi mà bà Lý Phương Dung – Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh còn quy chụp những người phản đối bộ phim bằng những lời lẽ hết sức nặng nề, rặt tính quy kết.".
XóaThật ra chị Lý phương Dung-Phó Cục Trưởng Cục Điện Ảnh này chỉ làm theo "chỉ thị" thôi. Chị không dốt nát và ngu muội như chúng ta tưởng, ngược lại vô cùng can đẩm đấy. Sau vụ này chắc có thể là chị sẽ được Trọng dụng và khen thưởng nhiều hơn nữa cho mà xem.
Dù rằng đa số dân chống lại sự đê hèn bán nước, nhưng kẽ bán nước, mà muốn làm được chuyện, thì luôn cần những loại người ti tiện như thế này thôi.
Đau cho Vnam mình bây giờ là bọn bán nước công khai lên tiếng và có quyền , có lực, có tiền !.
Tôi kịch liệt phản đối quan điểm của tác giả bài viết này, Ngô Nguyệt Hữu. Tác giả cho rằng cần phải miễn nhiệm bà Lý Phương Dung? Sao lại miễn nhiệm? Bà này đã phạm tội phản quốc, không đơn giản miễn nhiệm mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự!
Trả lờiXóaLuật bất thành văn ở hội đồng duyệt phim. Mỗi phim muốn được duyệt, thông qua hãng phát hành phải nộp cho hội đồng bao nhiêu tiền, nếu có cảnh nhạy cảm mà không muốn cắt thì bao nhiêu? Có giá cả đấy, mấy ông bà trong hội đồng đa phần là hưu trí,cán bộ của ban tuyên giáo TƯ, bộ Văn hóa... nói chung là đủ ban bệ để chịu trách nhiệm tập thể. Nhưng rốt cuộc chẳng ai chịu trách nhiệm cả. Với 2 triệu USD của Bona Fim hỗ trợ, thì phim nào chẳng lọt. Một bộ phim được nhập vào Việt Nam mà không cần hiệu quả, nhà phát hành còn được hỗ trợ tiền. Thì đến đứa trẻ con cũng hiểu đây là phim có vấn đề. Không suy diễn đâu bà cụ phó ạ!
XóaCông ty cổ phần phim Thiên Ngân (Galaxy ME)do bà Đinh Thanh Hương làm Tổng Giám đốc đã thẳng thừng từ chối lời "dụ dỗ" của hãng Bona film Group cùng với số tiền 2 triệu USD để bà Hương và Công ty cho phát hành phim "Điệp vụ Biển đỏ". Bà Hương quả thật sáng suốt hơn cả cái đám "hội đồng" của cái cục điện ảnh kia!
Trả lờiXóaVậy số tiền 2 triệu USD mà bọn Tầu định đút lót Cty bà Hương có vào tay cục điện ảnh, để cục này sốt sắng duyệt cho chiếu bộ phim này? Dứt khoát phải làm cho rõ để vạch mặt phản động của bọn này!
Cục cưng này cũng là điệp vụ đỏ đấy, phải bứng thôi, đồng bào ơi!!
Trả lờiXóaBà Cục Phó Lý Phương Dung này phát ngôn dùm cho TC !
Trả lờiXóaChúng ta hãy hiệp đồng gây sức ép lên ông Bộ trưởng Bộ VH và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện để cách chức bà Cục phó Cục Điện ảnh Lý Phương Dung vì việc làm phản động của bà ta và hội đồng thẩm duyệt bộ phim.
Trả lờiXóa