Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

Nghệ An: LIỆT SĨ BẤT NGỜ TRỞ VỀ SAU 50 NĂM "HY SINH"

Nghệ An: Liệt sĩ bất ngờ trở về 
đoàn tụ gia đình sau 50 năm "hy sinh"

Dân trí 

Thứ năm, 29/03/2018 - 06:47

Sau hơn 50 năm được công nhận liệt sĩ, bỗng một ngày cuối tháng 3/2018, ông Lê Giang Nam bất ngờ trở về khiến cả họ hàng, bà con thân thuộc sững sờ. 



Liệt sĩ Lê Giang Nam (mặc áo trắng, bên trái) bỗng dưng trở về sau 50 năm biệt tích.
Liệt sĩ Lê Giang Nam (mặc áo trắng, bên trái) bỗng dưng trở về sau 50 năm biệt tích.


Liệt sĩ Lê Giang Nam quê ở xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, Nghệ An đã có giấy báo tử cách đây 50 năm và được Nhà nước công nhận là liệt sĩ.

Trở về sau 50 năm hy sinh

Những ngày cuối tháng 3-2018, căn nhà nhỏ nằm ở cuối xóm Nhà Hươu, xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, Nghệ An của ông Lê Nguyên Lan (SN1957) luôn đông đúc người thân. Bà con lối xóm, người thân tập trung về khi hay tin liệt sĩ Lê Giang Nam (SN1946, anh trai của ông Lan), hi sinh năm 1968 bỗng dưng trở về quê.



Ngày nào người thân, bà con lối xóm cũng đến gia đình ông Lan để hỏi thăm khi nghe tin ông Lê Giang Nam bất ngờ trở về sau 50 năm được xác định đã hy sinh trong chiến trường.

Ông Lan kể, năm 1965, ông Nam lên đường nhập ngũ và chiến đấu tại mặt trận Bình Trị Thiên.

Ngày 31/10/1968, ông Nam được xác định đã hy sinh trong một trận chiến đấu. Đến ngày 30/1/1975, gia đình ông Lan nhận được giấy báo tử gửi về.

Liệt sĩ Lê Giang Nam (người mặc áo dài tay, đeo đồng hồ đứng phía sau) trở về trong niềm vui của người thân và gia đình.
Liệt sĩ Lê Giang Nam (người mặc áo dài tay, đeo đồng hồ đứng phía sau) 
trở về trong niềm vui của người thân và gia đình.
 

“Ngày nhận được giấy báo tử ai cũng nghĩ anh ấy đã mất thật rồi nên lập bàn thờ từ đó đến nay. Sau đó người thân tổ chức đi tìm mộ anh ấy nhưng không có kết quả. Thế nhưng ngày 22/3/2018 vừa qua, con trai và cháu đã đưa anh ấy về đoàn tụ với gia đình. Lúc đầu ai cũng ngờ ngợ, nhưng sau khi hỏi han, chia sẻ thì đúng là anh tôi rồi. Ai cũng vui sướng”, ông Lan chia sẻ.

Chia sẻ với mọi người về câu chuyện mình chiến đấu, bị thương và biệt tích 50 năm nay ông Lê Giang Nam, cho biết:

“Năm 1965, ông nhập ngũ. Năm 1968 trong lúc tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị tôi bị thương nặng và bị địch bắt. Trong lúc điều trị vết thương ở Đà Nẵng, tôi đã bỏ trốn ra ngoài. Ở đây tôi được khai sinh tên khác là Nguyễn Mạnh Cường (SN 1950, nguyên quán Đà Nẵng)”, ông Nam nhớ lại.

Tai của ông Nam có vấn đề nên nghe nói câu được câu mất. Trong câu chuyện, ông vẫn còn nhớ những ngày nhập ngũ, đánh giặc.
Tai của ông Nam có "vấn đề" nên nghe nói câu được câu mất. Trong câu chuyện, 
ông vẫn còn nhớ những ngày nhập ngũ, đánh giặc.
 

Theo ông Nam, do bị thương bị mất trí nhớ sau đó ông Nam được một gia đình cưu mang rồi lấy vợ và sinh sống tại xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.

Anh Nguyễn Văn Vinh (SN1983, con trai ông Nam), chia sẻ: “Bố bị thương không nhớ quê ở đâu. Năm 2016, lúc mẹ mất, thấy còn một mình bố mấy anh em lại càng thấy thương bố hơn. Gắng hỏi thì nghe bố nói hình như quê ở huyện Nam Đàn, Nghệ An nên chúng tôi đã đăng tin lên facebook, gửi thư, gọi điện tìm kiếm nhưng suốt thời gian dài không có kết quả”.

Trong lúc mọi thông tin về quê bố mình mịt mù, vô vọng thì anh Vinh đọc được thông tin từ con trai ông Lê Nguyên Lan tìm kiếm mộ bác là liệt sĩ Lê Giang Nam, quê ở Nam Đàn.



Bằng Tổ quốc ghi công của liệt sĩ Lê Đăng Nam
Bằng Tổ quốc ghi công của liệt sĩ Lê Đăng Nam


Mẹ của liệt sĩ Nam cũng được công nhận danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Mẹ của liệt sĩ Nam cũng được công nhận danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
 

Trao đổi qua điện thoại, gặp nhau, anh Vinh và người con của ông Lê Nguyên Lan đã khẳng định liệt sĩ Lê Giang Nam chính là bố của anh Vinh hiện tại.

“Mẹ đã mất, bố hơn 70 tuổi, giờ tìm được quê của bố sau 50 năm thất lạc cả gia đình tôi rất vui. Nguyện vọng của mẹ trước khi mất là tìm quê cho bố đã thực hiện được nên giờ chúng tôi cũng không có đòi hỏi gì cả. Ngày 22/3, tôi đã đưa bố về quê, được gặp lại em trai, người thân sau hơn 50 năm xa cách ai trong gia đình cũng xúc động, hạnh phúc”, anh Vinh tâm sự.

Đã báo cáo và xác minh sự việc

Trao đổi với PV Dân trí, ông Trịnh Xuân Hưng - chủ tịch UBND xã Nam Kim cho biết: “Ngày liệt sĩ Lê Giang Nam trở về chúng tôi ai cũng cảm thấy bất ngờ. Sau đó, chúng tôi cũng đã cho các ban ngành đến gia đình xác minh và báo sự việc lên huyện để có phương án xử lý. Sau khi nhận được thông tin từ xã, ngày 26/3 - UBND huyện Nam Đàn đã giao Phòng LĐTB&XH huyện phối hợp với UBND xã Nam Kim trực tiếp đến nhà liệt sĩ Lê Giang Nam để xác minh, làm rõ”.


Liệt sĩ Nam trả lời nhiều câu hỏi của PV.
Liệt sĩ Nam trả lời nhiều câu hỏi của PV.
 

Cũng theo cán bộ xã Nam Kim, tại buổi làm việc ông Lan cho biết anh trai ông Lê Giang Nam nhập ngũ năm 1965. Ông Lan cung cấp giấy báo tử ngày 30/1/1975, liệt sĩ Lê Giang Nam (sinh năm 1948), nhập ngũ năm 1965, hi sinh ngày 31/10/1968.

Bà Trần Thị Hoa, cán bộ Phòng Lao động TB&XH huyện Nam Đàn cho biết, trong quá trình làm việc đoàn có mời ông Lê Văn Lan, trú xã Nam Kim (là bạn của ông Nam trước đây) tới chứng kiến, trong lúc nói chuyện 2 người có nhận ra nhau. Ông Lan cho biết ông Nam nhập ngũ năm 1965, sau nhiều năm không gặp nhau nhưng ông khẳng định người đang nói chuyện chính là ông Lê Giang Nam, bạn ông trước đây.

Ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn cho biết, sau khi nhận được thông tin liệt sĩ Lê Giang Nam ở xã Nam Kim trở về, huyện đã chỉ đạo Phòng LĐTB&XH xuống kiểm tra, xác minh. Ngày 27/3, huyện đã có công văn báo cáo Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An xin ý kiến chỉ đạo, xử lý vụ việc.

Được biết, mẹ của liệt sĩ Lê Giang Nam được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Theo thông tin từ Phòng LĐTB&XH huyện Nam Đàn thì mẹ của liệt sĩ Lê Giang Nam là bà Nguyễn Thị Đức mất năm 1974, năm 2016 - bà Đức được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Nhà mẹ Đức ngoài liệt sĩ Nam thì còn có một người con khác là liệt sĩ Lê Nguyên Bộ, hi sinh năm 1970.
Nguyễn Duy

 

 

5 nhận xét :

  1. Ông này bị thương thì đương nhiên là tù binh rồi nhưng chính phủ VNCH luôn tuân theo luật tù binh của quốc tế nên ông này được đãi ngộ tốt, khi ông được chữa trị tốt và có sức khoẻ thì ông có thể ở lại trại tù binh hoặc ra ngoài sinh sống theo nguyện vọng. Nếu ông ở lại trại tù binh thì ông có thể bị trao trả về miền bắc năm 1973, nhưng có lẽ ông không muốn về bắc nên ở lại miền nam sinh sống, một quyết định thông minh!

    Trả lờiXóa
  2. Ông này nói là mất trí nhớ mà lại nhớ hình như quê Nghệ An ! Ông này khôn thật ! Hậu qủa của chiến tranh !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có thể do giọng nói không thay đổi và mọi người đoán ra quê ông.

      Xóa
  3. liệt sĩ Lê Giang Nam bị bị bọn tay sai Mỹ Ngụy cho ăn ngon và sống tự do nên quên đường miền Nam về quê Bác, nhờ thế mà mới sáng dạ và hiểu thế nào làm dân ngu khu đen trong thiên đường cúa Bác

    Trả lờiXóa