Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

NGUYÊN THỦ TƯỚNG PHAN VĂN KHẢI VỚI VẦN ĐỀ NỢ CÔNG VÀ BOT


NGUYÊN THỦ TƯỚNG PHAN VĂN KHẢI 
VỚI VẦN ĐỀ NỢ CÔNG VÀ BOT

Hoàng Tuấn Minh
Ngày nay nợ công và BOT là hai vấn đề gây rất nhiều sự quan tâm và bức xúc của xã hội đồng thời về vấn đề nổi cộm và hết sức nan giải của thể chế này. Nhân dịp nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải qua đời, bài viết này chỉ xin đề cập đến quan điểm của ông về những vấn đề này.

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là người được đào tạo bài bản về kinh tế ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân Plekhanov tại Moskva (Liên Xô) nên có chuyên môn sâu rộng, chắc chắn cộng với sự cẩn trọng ông luôn luôn chú trọng tới vấn đề nợ công và đó là thành tựu số 1 mà ai cũng thừa nhận. Dưới thời ông không có chuyện tiêu xài hoang phí, xây dựng tràn lan mà mọi thứ đều tiết kiệm vì vậy ngân sách không bội chi nhiều, nợ công không tăng lên, lạm phát được kiểm soát, ngân hàng không được thành lập quá nhiều, dự trữ ngoại hối tăng, nền kinh tế tăng trưởng mạnh.
Mỗi khi được báo cáo nợ công tăng lên tới trên 30% GDP là lập tức ông luôn theo dõi chặt chẽ và ra những quyết định quyết đoán. Chính vì vậy mà trước năm 2006, năm có nợ công cao nhất cũng chỉ đạt 36%.
Còn sau đó nợ công bao giờ năm sau cũng đạt cao hơn năm trước. Đặc biệt tới thời điểm đầu năm 2016 trước khi “anh y tá” chuẩn bị rời chính trường về làm người “tử tế” thì nợ công lên tới khoảng 64,5% GDP, gần kịch trần. Và theo báo cáo của Bộ Tài chính thì nợ công Việt Nam tính tới 31/12/2017 khoảng 61,3% GDP.

Ngay từ khi còn là Phó Thủ tướng cách đây 23 năm ông đã có triết lý về BOT với quan điểm hết sức đúng đắn "dân phải được tự do chọn đường đi cho mình". Lúc ấy dưới sự tư vấn đám “cò mồi” khi có nhà đầu tư bày tỏ muốn cải tạo đường 5 theo hình thức BOT ông đã thẳng thừng từ chối. Ông nói: "Các ông có thể đầu tư BOT một đường mới hoàn toàn song song với đường 5 hiện tại, còn đường hiện tại nhà nước sẽ tự thu xếp vốn tu sửa. Dân chúng sẽ được tự do lựa chọn sử dụng đường hiện nay hay đường BOT mới. Hơn nữa đường 5 hiện tại đã được xây dựng bởi ngân sách nhà nước để nhân dân được tự do sử dụng nếu giờ chuyển thành dự án BOT là không hợp lý”. Sau đó ông Khải đã vay vốn từ Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Thế giới để làm đường 5. Đó là những quyết sách đúng đắn rất đáng trân trọng.

Thế mà ngày nay lợi dụng “BOT là chủ trương đúng, là cần thiết trong bối cảnh công quỹ eo hẹp”, “đám hậu sinh khả úy” của ông đã chặt khúc các quốc lộ cũ mà người dân có quyền tự do sử dụng rồi chỉ sửa chữa, cải tạo các công lộ và đặt những trạm thu phí BOT trên những đoạn đường huyết mạch để cùng nhau “xẻ thịt” nhân dân. Thậm chí, không ít trạm thu phí cho dự án này nhưng lại đặt trên tuyến đường khác, dẫn đến tình trạng người dân không đi trên đường nhưng vẫn phải trả phí, gây bức xúc trong dư luận làm rối loạn xã hội. Không biết bây giờ ở dưới “suối vàng” ông có oán giận chúng không ???
 
 

5 nhận xét :

  1. Khi rời chức vụ Thủ Tướng , ô. Phan văn Khải để lại cho NSNN 25 tỉ đô dự trữ ngoại hối . Không nghe nói khi rời chức vụ Thủ Tướng, ô. Nguyễn tấn Dũng để lại bao nhiêu ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy đời Thủ tướng trước đây cộng lại cũng chỉ bằng không, khi đến lượt 3X làm trong 2 nhiệm kỳ là phá sạch.

      Xóa
  2. Muốn chống tham nhũng thực sự thì phải THANH TRA TẤT CẢ CÁC DỰ ÁN BOT? Mọi cái mập mờ của BOT cũng giống như thương vụ Mobiphon-AVG vậy!

    Trả lờiXóa
  3. Cũng chả trách Ba Ếch về cái chuyện mất mát tiền bạc quá lớn được! Thời ông Khải cán bộ cũng ăn bẩn chứ đâu phải không ăn! Nhưng về tâm lý, lúc đầu con người ta chỉ bòn rút ít thôi như một quá trình tập dượt, sau đó những kẻ cắp thấy ăn dễ quá thì say mồi, lấy bao nhiêu cũng chẳng thoả mãn được lòng tham vô bờ bến. Nếu như con ông Khải có căn nhà ở Canada trị giá 30 triệu đô là đã thấy thoả mãn rồi thì con các ông ở nhiệm kỳ sau phải chơi sang hơn, phải có hàng chục căn nhà như thế mới là người "chân chính quyền lực" được cộng đồng thái tử đảng noi gương!

    Trả lờiXóa
  4. Thời cố TTg Phan văn Khải tôn trọng nguyên tắc : "dân phải được tự do chọn đường đi cho mình". Thời cựu TTg Nguyễn tấn Dũng thì vứt vào sọt rác nguyên tắc đó. Nhân Dân không có quyền lựa chọn đường đi, phải đi vào đường "BOT" đương nhiên phải trả tiền cho các "BỐ GIÀ " . Tư tưởng, quan điểm, đạo đức làm quan thể hiện rất rõ sự tương phản đó. Thời ông Khải ky cóp được 25 tỉ Dolar cho ngân khố ( kho bạc), khi mãn nhiệm để lại cho chính phủ thừa kế. Thời ông Dũng thừa kế lại tiêu tán sạch sành sanh , cuối nhiệm kỳ nợ 410 tỉ usd , vượt hơn 210% GDP . Hậu quả cho kinh té có thể đo lường và khắc phục được. Nhưng hậu quả tham nhũng thành quốc nạn, băng hoại giá trị đạo đức truyền thống XH , mất niềm tin của nhân dân vào Nhà nước ..thì không thể lường hết được.

    Trả lờiXóa