Luân Lê
TRÍ TUỆ VÀ TÔN GIÁO
Tại sao tư duy và trí tuệ lại quan trọng trong nhận thức về tôn giáo?
Trong lịch sử văn minh của thế giới, đã có nhiều tôn giáo lúc thịnh, lúc suy và khi nó thịnh là bởi vì nó trở thành cứu cánh của con người do hiểu biết của con người chưa đủ để giải thích thế giới, sự vật hay các hiện tượng tự nhiên. Nên tôn giáo đã có lúc trở thành thứ ánh sáng dẫn đường cho con người trong cuộc sống đời thường.
Bởi có những nhà khoa học và triết học, mà tư duy của con người được khai mở nhờ vào việc tìm tòi và khám phá ra những luận lý, cơ sở vững chắc để giải thích các sự vật, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên.
Thế giới đã từng chìm trong u mê và tăm tối của tư duy khi sự phát triển trong trí tuệ của con người chưa đạt đủ trình độ để giải mã tất cả sự vận động của vũ trụ. Nên đã từng có thời kỳ mà phiên toà dị giáo xét xử nhà khoa học Galileo chỉ vì ông đưa ra quan điểm rằng Mặt trời là trung tâm và trái đất thì quay quanh mặt trời và tự nó quay quanh trục của mình, và điều này thì đi ngược với quan niệm của tôn giáo lúc đó.
Và sau một thời gian dài nhân loại chìm trong đêm trường trung cổ, đến thời kỳ khai sáng, khi triết học thực sự phát triển để tiếp tục khai mở tư duy con người bằng việc nghiên cứu và tìm hiểu thế giới khách quan thông qua các trường phái thực chứng, kinh nghiệm, phê phán lý tính nhằm giải thoát con người khỏi trạng thái của sự u mê, theo thuyết siêu hình hay chủ nghĩa kinh viện, trong đó quan trọng nhất là do con người đạt được các thành tựu rực rỡ về các phát minh khoa học tự nhiên, công nghệ và kỹ thuật.
Và từ những nền tảng phát triển của tư duy ấy, những bí ẩn của thế giới mà trước đây thuộc về tâm linh huyền bí và siêu hình đều đã được giải quyết và nhìn rõ hơn. Giúp nhận thức của con người đạt tới một trạng thái cao hơn. Có đầy đủ cơ sở và dữ kiện để giải thích cơ bản và làm sáng tỏ các hiện tượng (tự nhiên, xã hội và nhận thức con người) một cách rõ ràng và chuẩn xác hơn.
Sau đêm trường trung cổ là thời đại phục hưng, và tiếp đến là kỷ nguyên khai sáng, đã giúp tôn giáo trở nên là một lãnh địa tươi sáng hơn và là nơi để con người tìm đến trong sự minh triết của bản thân nhằm đạt được sự toàn mỹ cuối cùng mà đời sống còn thiếu khuyết.
Nếu không có đủ tri thức và hiểu biết, tôn giáo lại sẽ là thứ vũ khí để huỷ diệt chính con người bằng sự ngu si của chính mình.
TRÍ TUỆ VÀ TÔN GIÁO
Tại sao tư duy và trí tuệ lại quan trọng trong nhận thức về tôn giáo?
Trong lịch sử văn minh của thế giới, đã có nhiều tôn giáo lúc thịnh, lúc suy và khi nó thịnh là bởi vì nó trở thành cứu cánh của con người do hiểu biết của con người chưa đủ để giải thích thế giới, sự vật hay các hiện tượng tự nhiên. Nên tôn giáo đã có lúc trở thành thứ ánh sáng dẫn đường cho con người trong cuộc sống đời thường.
Bởi có những nhà khoa học và triết học, mà tư duy của con người được khai mở nhờ vào việc tìm tòi và khám phá ra những luận lý, cơ sở vững chắc để giải thích các sự vật, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên.
Thế giới đã từng chìm trong u mê và tăm tối của tư duy khi sự phát triển trong trí tuệ của con người chưa đạt đủ trình độ để giải mã tất cả sự vận động của vũ trụ. Nên đã từng có thời kỳ mà phiên toà dị giáo xét xử nhà khoa học Galileo chỉ vì ông đưa ra quan điểm rằng Mặt trời là trung tâm và trái đất thì quay quanh mặt trời và tự nó quay quanh trục của mình, và điều này thì đi ngược với quan niệm của tôn giáo lúc đó.
Và sau một thời gian dài nhân loại chìm trong đêm trường trung cổ, đến thời kỳ khai sáng, khi triết học thực sự phát triển để tiếp tục khai mở tư duy con người bằng việc nghiên cứu và tìm hiểu thế giới khách quan thông qua các trường phái thực chứng, kinh nghiệm, phê phán lý tính nhằm giải thoát con người khỏi trạng thái của sự u mê, theo thuyết siêu hình hay chủ nghĩa kinh viện, trong đó quan trọng nhất là do con người đạt được các thành tựu rực rỡ về các phát minh khoa học tự nhiên, công nghệ và kỹ thuật.
Và từ những nền tảng phát triển của tư duy ấy, những bí ẩn của thế giới mà trước đây thuộc về tâm linh huyền bí và siêu hình đều đã được giải quyết và nhìn rõ hơn. Giúp nhận thức của con người đạt tới một trạng thái cao hơn. Có đầy đủ cơ sở và dữ kiện để giải thích cơ bản và làm sáng tỏ các hiện tượng (tự nhiên, xã hội và nhận thức con người) một cách rõ ràng và chuẩn xác hơn.
Sau đêm trường trung cổ là thời đại phục hưng, và tiếp đến là kỷ nguyên khai sáng, đã giúp tôn giáo trở nên là một lãnh địa tươi sáng hơn và là nơi để con người tìm đến trong sự minh triết của bản thân nhằm đạt được sự toàn mỹ cuối cùng mà đời sống còn thiếu khuyết.
Nếu không có đủ tri thức và hiểu biết, tôn giáo lại sẽ là thứ vũ khí để huỷ diệt chính con người bằng sự ngu si của chính mình.
Từ xưa cha ông ta đúc kết "Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc" Khi giàu có thì người ta ăn chơi du hí, đi chùa triền, lễ bái, bày ra đủ trò để ăn chơi, kiếm tiền...
Trả lờiXóaKhi đói rách thì xảy ra trộm cướp, giặc cỏ nổi lên khắp nơi.
Đã thành quy luật cuộc sống.
Khi kinh tế suy thoái thì mọi hủ tục mê tín di đoạn ma chay cưới hỏi cũng phải tính toán việc chi tiêu tiết kiệm, bớt đi phần long trọng hoành tráng. Khi chiến tranh xảy ra thì chùa triền nhà thờ, bị tàn phá, thánh thần cũng bị coi như cỏ rác chẳng ai đái hoài tới.
Tóm lại tin hay không vào tâm linh là từ tâm của mỗi người.
Linh thiêng hay không là do trí tưởng tượng của mỗi người. Giàu nghèo sang hèn là do sự phấn đấu của từng cá nhân.
Tâm linh không hề có tác động đến công danh tiền bạc.
Nếu Tôn giáo, Tín Ngưỡng chỉ quanh quẩn ở cái vật chất thì khó tồn tại muôn đời . Người ta vẫn tin Tôn Giáo cao hơn những vật chất mau hư mau hỏng, để hướng tới cái Chân, Thiện, Mỹ vĩnh cửu !
Trả lờiXóaTG là thứ ánh sáng dẫn đường cho con người đi vào đêm trường u mê.
Trả lờiXóa