Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018

HÀ NỘI LÉN LÚT KHAI ẤN Ở HOÀNG THÀNH THĂNG LONG


HÀ NỘI CŨNG LÉN LÚT KHAI ẤN Ở HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

Nguyễn Xuân Diện

T
ôi vừa được một người bạn cho xem cái lá ấn mà bạn có được từ Hoàng Thành Thăng Long. 

Đây là lá ấn do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long lén lút khai ấn và phát ấn trong ngày 9 tháng Giêng âm lịch mới rồi. Nói lén lút, là bởi vì không có báo chí nào đưa tin về việc Khai ấn, chịch ấn và Phát ấn ở Hoàng thành Thăng Long. Vậy nhưng vẫn có ấn.

Lá ấn có mấy chữ: SẮC MỆNH CHI BẢO, Thăng Long Hoàng Thành, Tích Phúc Vô Cương. Ấn Sắc Mệnh Chi Bảo được đóng từ một quả ấn gỗ đặt làm tại phố Hàng Quạt.

Có một mảnh giấy màu vàng, sáng màu hơn có chữ TRẦN bằng chữ Nho, rồi các chữ tiếng Việt: Hoàng Thành Thăng Long, Tân Xuân Khai Ấn, Lộc Phúc Muôn Nhà. XUÂN MẬU TUẤT.

Như thế, đây chính là lá ấn được Khai ấn (Tân Xuân Khai Ấn), tại Hoàng Thành Thăng Long, vào năm Mậu Tuất (2018). Ấn này là ấn Sắc Mệnh Chi Bảo (tức là dựa dẫm vào cái mảnh gỗ khai quật ở khu vực Vườn Hồng, mù mờ về lai lịch và hiện chưa ai biết sự thật nó là gì). Ấn này được các nhà tổ chức mặc định là ấn sẽ ban: BAN PHÚC VÔ TẬN (Tích Phúc Vô Cương) cho người nhận được nó.

Hà Nội rất muốn tạo ra một lễ Khai ấn hoành tráng tại Hoàng thành Thăng Long vào ngày 9 tháng Giêng (Đền Trần là ngày 14) để hốt bạc, quyết ra tay trước để giành hết khách của Đền Trần - Nam Định. Thật là thuận lợi, vì Hà Nội rất thuận tiện đón các nguyên thủ đến dự và chịch ấn, lại là trung tâm của báo chí nên PR dễ dàng và nhanh chóng. Nhưng vì mới dựng lên đã vấp phải sự phản đối dữ dội của các nhà khoa học và vì chưa thuận lòng người nên nó phải dựa hơi Đền Trần, Đức Thánh Trần của Nam Định. Vì thế nó có chữ TRẦN ở trong túi ấn. Sao không phải là LÝ, hay một chữ khác.

Có người nói, đấy là chữ TRẦN, là họ của ông TRẦN Việt Anh, giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long. Nếu vậy thì ông này quá kinh, dám tự xưng, tự ban ấn của mình trước mặt "vua" và quan chức Hà Nội thì to gan lớn mật quá!

Cuộc làm ăn của Hà Nội còn vất vả lắm! Mặc dù đã mời được Ông Trần Đại Quang đến khai ấn, hoặc công khai, hoặc kín đáo, nhưng xem ra cơ đồ của ông Trần Việt Anh vẫn còn gian nan lắm!

Bày đặt trò mèo, dối trên lừa dân để dẫn dắt dân chúng vào cơn mê lú để từ đó ra tay hốt bạc, lại manh tâm giành ăn với Đền Trần - Nam Định nữa, thì lòng trời không cho, cũng là phải.

Thực chất, cái gọi là "ấn gỗ" SẮC MỆNH CHI BẢO, là cái mảnh gỗ mà Viện Khảo cổ nói là đào được tại hố khai quật, rồi từ đó lu loa lên là ấn đời Trần, mà mục đích cuối cùng là để tạo ra một Lễ Khai Ấn tại Hoàng thành Thăng Long.

Đây là kế hoạch của bọn họ:

- Bước 1: Là phát hiện của các nhà "khoa học"; chúng sẽ bảo nhau làm một cái ấn giả, chế tác cho cũ kỹ như đồ cổ, rồi vứt xuống tầng văn hóa thời Trần của hố khai quật. Giả vờ đào được, suýt xoa vì tìm được cổ vật quý báu. - Đã xong!

- Bước 2: PR trên các phương tiện thông tin nhà nước. Để làm việc này, chúng sẽ dựa vào cổ sử, đặc biệt là "Đại Việt sử ký toàn thư" có đoạn nhà Trần đẽo ấn gỗ (không chép trên ấn có chữ gì), rồi phím cho mấy giáo sư già phán lăng nhăng về thư pháp, về ấn chương, về lịch sử... - Đã xong!

- Bước 3: Tổ chức lễ khai ấn tại Hoàng thành Thăng Long để cạnh tranh với đền trần Nam Định. Muốn có khởi đầu tốt, phải mời cho được một lãnh đạo cao cấp để bảo kê và để đe báo chí và dư luận. - Đã xong.


- Bước 4: Thu tiền, thương vụ áp phe bán ấn "nhà Trần" thành công. Từ đó cứ ung dung ngồi thu tiền, vì Hà Nội là trung tâm, lại là nơi có nhiều quan chức.

Các giáo sư Phan Huy Lê, Tống Trung Tín, Hoàng Văn Khoán, Lê Văn Lan, Nguyễn Quang Ngọc, ...mỗi năm sẽ được bà Yến mang đến lễ tạ một phong bì kha khá, có khi bằng cả đời công chức của các ông. Nên nhớ, theo công bố của tỉnh Nam Định, thì chỉ trong 3 ngày bán ấn, tỉnh đã thu được 14 tỷ đồng (mà đây là năm 2012). 


11 nhận xét :

  1. Rồi lại có một đống quan chức bẽn lẽn bước ra từ cổng hoàng thành, tay mỗi người cầm một bãi ấn...ha...ha...

    Trả lờiXóa
  2. Nó còn làm ra được hạt lúa nước vùi dưới Hoàng thành mấy nghìn năm mà bây giờ nảy mầm nữa cơ mà.
    Lâm Khang tiên sinh đăng lại mấy bài đó cho khách hiên trà thưởng lãm chơi.

    Trả lờiXóa
  3. Càng lắm ấn bùa ghế ngồi càng chắc ! Ngài TBT mỗi đầu năm cũng nên Khai Ấn ban ơn cho các vị LĐ Đảng và NN !

    Trả lờiXóa
  4. Không hiểu rồi những cái ấn này có thể giữ cho chế độ không sụp đổ?

    Trả lờiXóa
  5. Sao chưa thấy ấn Ba Đình?

    Trả lờiXóa
  6. Nghệ An nên khai ấn Kim Liên

    Trả lờiXóa
  7. Nhưng Kim Liên khai ở đâu cho hợp?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có một chỗ thiêng lắm mà,
      theo câu là câu sấm đồng dao:
      "Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh Thánh".

      Xóa
    2. Khai ở chỗ nó khai chứ ở đâu nữa.

      Xóa
  8. Nhưng em hỏi bác: Nhỡ làng Trù chơi phát như Hà Nội chơi Nam Định thì sao?

    Trả lờiXóa
  9. Thì vưỡn. Hehe

    Trả lờiXóa