Giấy triệu tập ông Quang Văn Thỉnh. Ảnh: tác giả gửi tới
“Giấy triệu tập” không thể ghi và ký tùy tiện
Nguyễn Đăng Quang
28-2-2018
Nước ta theo mô hình nhà nước “Dân chủ Nhân dân” 31 năm ở miền Bắc,
khi chuyển sang mô hình nhà nước “Xã hội Chủ nghĩa” trên phạm vi toàn
quốc cũng đã được 42 năm, tổng cộng tất cả là 73 năm! Cả hai mô hình nhà
nước này đều được mô tả với người dân trong nước cũng như cộng đồng
quốc tế là “Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa”!
Ấy vậy có một sự việc “chẳng ra sao” vừa mới xảy ra hôm qua đối với
một công dân, nguyên là người đứng đầu Đảng bộ và Chính quyền xã Thanh
Văn, huyện Thanh Oai, Thủ đô Hà Nội. Được “đương sự” cho phép, tôi xin
kể ra đây để bạn đọc xa gần suy nghĩ và đánh giá xem nó có nên xảy ra
trong một nhà nước mà Đảng ta luôn gọi là “Nhà nước pháp quyền XHCN do dân, của dân và vì dân” hay không?
Ông Quang Văn Thỉnh, sinh năm 1943, tròn 75 tuổi đời và 50 năm tuổi
đảng, làm Bí thư Đảng ủy xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai (Hà Nội) trong 8
nhiệm kỳ liên tiếp, trải qua 28 năm không ngắt quãng (từ tháng 5/1987
đến tháng 5/2015). Tháng 6/2015, ông nghỉ hưu ở tuổi 72! Hãy khoan nói
về thời gian làm Bí thư Đảng ủy xã, ông Thỉnh đã cùng Đảng bộ xã Thanh
Văn có công với người dân ở đây, được họ tôn trọng, quý mến ra sao, mà
ta chỉ xét ông Thỉnh là một công dân như mọi công dân khác trong nhà
nước pháp quyền của ta mà thôi!
18 giờ chiều tối qua, 27/2/2018, ông Quang Văn Thỉnh ngỡ ngàng khi
nhận được “Giấy triệu tâp” của Công an huyện Thanh Oai, Tp. Hà Hội yêu
cầu ông đúng 8g30’ hôm nay (28/2/2018) phải có mặt tại Cơ quan Cảnh sát
Điều tra, Công an huyện Thanh Oai để “làm việc liên quan đến nội dung đơn tố cáo”. (Mời độc giả xem ảnh chụp “Giấy triệu tập” đính kèm dưới đây):
Đọc qua “Giấy triệu tập” của Công an Thanh Oai (Hà Nội), người viết
bài này có mấy nhận xét sau đây về hình thức “Giấy triệu tập” của Cơ
quan CSĐT Công an huyện Thanh Oai đối với ông Quang Văn Thỉnh, xin phép
chưa bàn đến nội dung sự vụ của “Giấy triệu tập” này:
1/. Đối với mọi công dân, dù trình độ học vấn cao hay thấp, thậm chí là mù chữ chăng nữa, các cơ quan chức năng khi phát giấy “MỜI” hay “TRIỆU TẬP” công dân đến làm việc, nên tôn trọng họ và ghi rõ danh xưng cụ thể là “ông” hay “bà”, chứ không thể viết cộc lốc, coi người bị triệu tập như là kẻ đã phạm tội, mà trong “Giấy triệu tập” ông Quang Văn Thỉnh, Cơ quan CSĐT đã thể hiện: “Yêu cầu Quang Văn Thỉnh đúng 8 giờ 30’ ngày 28/2/2018 có mặt tại…”!
1/. Đối với mọi công dân, dù trình độ học vấn cao hay thấp, thậm chí là mù chữ chăng nữa, các cơ quan chức năng khi phát giấy “MỜI” hay “TRIỆU TẬP” công dân đến làm việc, nên tôn trọng họ và ghi rõ danh xưng cụ thể là “ông” hay “bà”, chứ không thể viết cộc lốc, coi người bị triệu tập như là kẻ đã phạm tội, mà trong “Giấy triệu tập” ông Quang Văn Thỉnh, Cơ quan CSĐT đã thể hiện: “Yêu cầu Quang Văn Thỉnh đúng 8 giờ 30’ ngày 28/2/2018 có mặt tại…”!
Ông Thỉnh là một cán bộ hưu trí, là một đảng viên lâu năm, nay đang ở
tuổi 75 nên ông còn được coi là một công dân cao tuổi. Không nên coi và
không thể coi hoặc đối xử với ông Quang Văn Thỉnh như “một kẻ có tội”
được. Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Oai hơn ai hết phải tôn trọng
nguyên tắc pháp lý trong công tác điều tra và tố tụng sau đây: “Không một ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
2/. Người ký “Giấy triệu tập” đóng dấu đỏ của cơ quan công quyền phải
là người có chức danh và có trách nhiệm theo đúng quy định của pháp
luật, trong trường hợp này phải là Trưởng hoặc Phó Công an Huyện. Nếu
các vị trên đi vắng, người được ủy quyền ký tên, đóng dấu, phải ghi rõ
là TL (thừa lệnh) hay TUQ (thừa ủy quyền). Những người này ít ra phải là
Đội trưởng hay Đội phó các Đội trinh sát, chứ không thể là mọi thành
viên trong CQĐT đều có thể ký tên, đóng dấu để triệu tập công dân một
cách tùy tiện được!
3/. Về thời gian “triệu tập”, CQĐT cũng nên tính đến “một khoảng thời
gian hợp lý” để công dân có thể sắp xếp thời gian, chuẩn bị thu xếp
công việc đến gặp, làm việc với cơ quan công quyền. Chứ không nên 6 giờ
tối hôm trước tống đạt “Giấy triệu tập”, 8 giờ sáng hôm sau bắt “đương
sự” phải đến “trình diện” ngay lập tức như trường hợp đối với ông Quang
Văn Thỉnh như đã nói ở trên. Người được triệu tập, có thể vì điều kiện
khách quan hoặc bất khả kháng, không thể đến được, sẽ rất dễ bị quy chụp
là người “chống lệnh” cơ quan công quyền hoặc là kẻ “chống người thi
hành công vụ”!
Trên đây tôi chỉ xin đề cập đến một số nội dung và hình thức của một
“Giấy triệu tập” mà cơ quan chức năng cần tuân thủ. Riêng về nội dung sự
vụ, tôi không bàn, vì thông tin tôi có được, tôi chưa có điều kiện kiểm
chứng, nên không muốn võ đoán ở đây.
Vậy xin sơ bộ có đôi ý kiến nhận xét như trên, mong các bạn đọc xa
gần góp thêm ý kiến nhận xét, đánh giá, trước là để rộng đường dư luận,
sau là để gửi đến Ban Chỉ huy Công an Huyện Thanh Oai với hy vọng là
những ý kiến góp ý xây dựng này sẽ góp phần làm cho bộ máy công quyền
nhà nước ta liêm chính, trong sạch, vững mạnh hơn để nhà nước ta thực sự
trở thành nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân.
____
Mời tham khảo thêm: “Giấy mời và Giấy triệu tập khác nhau thế nào” (CL).
Thể thức "Giấy Triệu tập" cũng không nên mà lần đầu tiên khi "chưa ra môn, ra khoai" gì, thì nên "Giấy mời", còn nếu nhiều lần mời không được thì mới triệu tập.
Trả lờiXóaCảm ơn bác Nguyễn Đăng Quang đã cấp thông tin. Tổ tiên có câu: 'Con dại cái mang', Thiết nghĩ, bác Quang nên có ý kiến với Bộ Công an để trong chương trinh đào tạo giảm nhưng nội dung vô bổ, tăng nội dung để các chiến sĩ, cán bộ ngành không phạm các lỗi như Bác chỉ ra ở công văn trên của Công an huyện. Dĩ nhiên phải tăng thời lượng giáo dục kính trọng nhân dân, những người đóng thuế nuôi họ chứ không phải lực lượng nào khác bắt họ phỉ cúng lễ.
Trả lờiXóaĐây cũng được xem là một thứ văn hóa, văn hóa của những kẻ ngồi xổm trên pháp luật.
Trả lờiXóaVăn hóa của những thằng lùn!
XóaHoan nghênh tác giả bài viết để chấn chỉnh lề lối làm việc tùy tiện, của nạn kiêu bình trong thời buổi nhố nhăng này
Trả lờiXóaOai hơn VUA một cõi!
Trả lờiXóaĐọc bài này tôi lại nhớ đến một "tình huống" khác cũng... tùy tiện (Lẽ ra phải dùng từ "HÁCH DỊCH" mới chuẩn, nhưng thôi, tôi tạm dùng câu chữ của bài viết) không kém. Đó là trường hợp đi GỬI TIỀN TIẾT KIỆM ở các Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Trả lờiXóaChẳng hạn, khi có một ít tiền nhàn rỗi, muốn gửi tiết kiệm một phần là để hàng tháng có một chút lãi dùng cho viêc chi tiêu dè xẻn, kẻo sẵn tiền trong túi cứ thế tiêu béng đi lúc nào không biết (các cụ thường bảo tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống mà lại); phần không lo trộm vào nhà viếng thăm... Nhưng khi đến NH làm thủ tục thì chỉ nhận được cái giấy trong đó đã ghi sẵn là GIẤY NỘP TIỀN... Ô hay, Ở đây là TÔI GỬI vào cơ quan nhà nước, gửi vào ngân hàng chứ tôi mắc nợ gì với nhà nước, với ngân hàng đâu mà bảo tôi phải NỘP ???. Nhưng tìm mãi vẫn không có tờ giấy nào in chữ GIẤY GỬI TIÊN hoặc nội dung tương tự. Thế là tôi BẮT BUỘC PHẢI NỘP, nếu không thì hãy mang tiền về nhà vậy. Không ai bắt ép !!!...
Phải gọi là lũ mất dậy khi gọi trổng không với người đáng tuổi ông cha của chúng.
Trả lờiXóaChuyện viết và gởi "Giấy mời" hoặc "Giấy Triệu tập" kiểu này thì thấy khắp đất nước. Đây là thứ giấy do người hoặc thất học hoặc/và khinh thường người được mời hoặc/và bất chấp những cơ bản của pháp luật.
Trả lờiXóaĐể rồi anh chị em sẽ thấy, trong tương lai gần thôi, các loại giấy mời sẽ không dùng tiếng Việt mà chúng ta đang dùng, ít thì sẽ là "tiếng Việt cải tiến", còn thời thế đưa đẩy thì sẽ là tiếng Trung.