Luân Lê
CHIẾC ÁO CHỨC DANH
Chính vì học hàm Giáo sư, Phó giáo sư được nhà nước “sắc phong”, có giá trị trên toàn quốc và đến hết đời, nên nó chính là nguyên do tạo nên mọi bất cập trong vấn đề bình xét các vị vào chiếc áo quá khổ nhưng dễ mặc này.
Trước đây, năm 2016, tôi đã gửi Thư ngỏ và chương trình 4 điểm tới chính ông Phùng Xuân Nhạ, vừa đảm nhận chức Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, kiêm Đại biểu quốc hội khoá 14. Theo đó, tôi khuyến nghị rằng, hãy trả lại việc phong hàm giáo sư, phó giáo sư cho các trường đại học, và như thế, nó có nghĩa những phẩm hàm đó chỉ đơn giản là một loại chức danh trong chuyên môn và giới hạn trong phạm vi chính ngôi trường mà đã bổ nhiệm người đó. Khi bước chân ra khỏi lĩnh vực và ngôi trường ấy, họ sẽ lại phải cần được công nhận hoặc bổ nhiệm từ trường khác nếu có nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu hoặc hợp tác về chuyên môn. Nếu không được làm giáo sư ở trường này, trường kia thì anh cũng sẽ trở thành một người dân thường và xách cặp đi xin việc như những lao động khác trong xã hội.
Việc tạo ra chuẩn (điều kiện sàn) để bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư mới cần đến nhà nước, đại diện là Bộ Giáo dục đưa ra để các trường lấy đó làm căn cứ chung, còn cụ thể như thế nào thì lại tuỳ từng trường thiết lập theo nhu cầu và tiêu chí riêng. Nó sẽ ngăn chặn mọi sự lạm dụng chức danh giáo sư, phó giáo sư, mà hiện nay học hàm này được mặc định bao trùm trên toàn quốc và giữ nó đến hết đời, dù không nghiên cứu, giảng dạy hay có bất kể hoạt động chuyên môn nào.
Hiện nay hầu hết các quốc gia đều áp dụng việc coi học hàm giáo sư, phó giáo sư là một chức danh nghề nghiệp, được các trường đại học, viện nghiên cứu bổ nhiệm trực tiếp. Đối với việc quản lý công nằm trong bộ máy nhà nước, ngoại trừ phục vụ các dự án nghiên cứu của Chính phủ (mà họ có thể đặt hàng hoặc thuê các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, kỹ sư, chuyên gia tư nhân, ở các trường học, viện nghiên cứu), thì không cần đến các loại học hàm này. Tuy nhiên, chúng ta, Pháp và Nga là các quốc gia đang áp dụng mô hình dùng Hội đồng chức danh nhà nước để “phong” học hàm giáo sư, phó giáo sư theo một điều kiện nhất định nào đó và nó có giá trị trên toàn quốc, kéo dài đến suốt đời, và không loại trừ bất kể mục đích của việc bình xét, vị trí của những người nộp hồ sơ tham gia.
Nội dung nêu trên chỉ là một khuyến nghị nhỏ trong 4 vấn đề lớn mà tôi đề cập trong Thư ngỏ, cùng với ba điểm chính yếu khác, bao gồm: (i) Tách bạch giáo dục khỏi sự áp đặt về chính trị, trong đó cắt bỏ toàn bộ các môn như Lịch sử đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Triết học Marx Lenin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị,...và chỉ giảng dạy tại các trường chuyên ngành như một sự lựa chọn của người học. Thay đổi chương trình giáo dục và hệ thống các sách giáo khoa, để tư nhân thực hiện việc soạn thảo, dịch các sách nước ngoài, kể cả thuê giáo viên từ các quốc gia tiên tiến về giảng dạy (trong từng cấp học, từ tiểu học tới sau đại học, tôi có định lượng và phân bổ các môn/khung học khá cụ thể); (ii) Nâng lương giáo viên cùng với bỏ các cuộc thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi, trường chuyên, lớp chọn, để các trường tự chủ trong việc tuyển sinh, nghiêm cấm việc dạy thêm, học thêm; (iii) Ngăn chặn triệt để việc chạy chọt công chức, biên chế.
Nếu có thể thực hiện những điều đó, thì nền giáo dục nước nhà mới có cơ hội phát triển, phá bỏ được những gông cùm tư duy, khai phóng được tiềm năng trí tuệ con người. Và từ đây, đất nước mới có thể cất cánh lên được.
CHIẾC ÁO CHỨC DANH
Chính vì học hàm Giáo sư, Phó giáo sư được nhà nước “sắc phong”, có giá trị trên toàn quốc và đến hết đời, nên nó chính là nguyên do tạo nên mọi bất cập trong vấn đề bình xét các vị vào chiếc áo quá khổ nhưng dễ mặc này.
Trước đây, năm 2016, tôi đã gửi Thư ngỏ và chương trình 4 điểm tới chính ông Phùng Xuân Nhạ, vừa đảm nhận chức Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, kiêm Đại biểu quốc hội khoá 14. Theo đó, tôi khuyến nghị rằng, hãy trả lại việc phong hàm giáo sư, phó giáo sư cho các trường đại học, và như thế, nó có nghĩa những phẩm hàm đó chỉ đơn giản là một loại chức danh trong chuyên môn và giới hạn trong phạm vi chính ngôi trường mà đã bổ nhiệm người đó. Khi bước chân ra khỏi lĩnh vực và ngôi trường ấy, họ sẽ lại phải cần được công nhận hoặc bổ nhiệm từ trường khác nếu có nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu hoặc hợp tác về chuyên môn. Nếu không được làm giáo sư ở trường này, trường kia thì anh cũng sẽ trở thành một người dân thường và xách cặp đi xin việc như những lao động khác trong xã hội.
Việc tạo ra chuẩn (điều kiện sàn) để bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư mới cần đến nhà nước, đại diện là Bộ Giáo dục đưa ra để các trường lấy đó làm căn cứ chung, còn cụ thể như thế nào thì lại tuỳ từng trường thiết lập theo nhu cầu và tiêu chí riêng. Nó sẽ ngăn chặn mọi sự lạm dụng chức danh giáo sư, phó giáo sư, mà hiện nay học hàm này được mặc định bao trùm trên toàn quốc và giữ nó đến hết đời, dù không nghiên cứu, giảng dạy hay có bất kể hoạt động chuyên môn nào.
Hiện nay hầu hết các quốc gia đều áp dụng việc coi học hàm giáo sư, phó giáo sư là một chức danh nghề nghiệp, được các trường đại học, viện nghiên cứu bổ nhiệm trực tiếp. Đối với việc quản lý công nằm trong bộ máy nhà nước, ngoại trừ phục vụ các dự án nghiên cứu của Chính phủ (mà họ có thể đặt hàng hoặc thuê các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, kỹ sư, chuyên gia tư nhân, ở các trường học, viện nghiên cứu), thì không cần đến các loại học hàm này. Tuy nhiên, chúng ta, Pháp và Nga là các quốc gia đang áp dụng mô hình dùng Hội đồng chức danh nhà nước để “phong” học hàm giáo sư, phó giáo sư theo một điều kiện nhất định nào đó và nó có giá trị trên toàn quốc, kéo dài đến suốt đời, và không loại trừ bất kể mục đích của việc bình xét, vị trí của những người nộp hồ sơ tham gia.
Nội dung nêu trên chỉ là một khuyến nghị nhỏ trong 4 vấn đề lớn mà tôi đề cập trong Thư ngỏ, cùng với ba điểm chính yếu khác, bao gồm: (i) Tách bạch giáo dục khỏi sự áp đặt về chính trị, trong đó cắt bỏ toàn bộ các môn như Lịch sử đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Triết học Marx Lenin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị,...và chỉ giảng dạy tại các trường chuyên ngành như một sự lựa chọn của người học. Thay đổi chương trình giáo dục và hệ thống các sách giáo khoa, để tư nhân thực hiện việc soạn thảo, dịch các sách nước ngoài, kể cả thuê giáo viên từ các quốc gia tiên tiến về giảng dạy (trong từng cấp học, từ tiểu học tới sau đại học, tôi có định lượng và phân bổ các môn/khung học khá cụ thể); (ii) Nâng lương giáo viên cùng với bỏ các cuộc thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi, trường chuyên, lớp chọn, để các trường tự chủ trong việc tuyển sinh, nghiêm cấm việc dạy thêm, học thêm; (iii) Ngăn chặn triệt để việc chạy chọt công chức, biên chế.
Nếu có thể thực hiện những điều đó, thì nền giáo dục nước nhà mới có cơ hội phát triển, phá bỏ được những gông cùm tư duy, khai phóng được tiềm năng trí tuệ con người. Và từ đây, đất nước mới có thể cất cánh lên được.
Thấy không ít vị tướng quân đội, công an không làm việc ở các trường ĐH, Viện nghiên cứu chuyên ngành lại mang học vị Tiến sĩ, học hàm Giáo sư. Không hiểu chức danh GS cho các vị đó có tác dụng gì cho nghiên cứu và giảng dạy , bới các vị làm việc khác . Ví như Bộ trưởng, Tổng cục trưởng, Thứ trưởng các bộ ngoài giáo dục?
Trả lờiXóaLại đến lúc ra đường là gặp Giá sư tiến sỹ thoi
Trả lờiXóaXã hội của những kẻ háo danh. Buồn lắm thay.
Trả lờiXóaTôi nghĩ danh hiệu Giáo sư phó giáo sư là các chức danh dùng phong tặng cho các giảng viên các trường đại học. Quy trình xem xét bình chọn cũng tương tự như với danh hiệu thầy thuốc nhân dân, nhà giáo nhân dân nghệ sỹ nhân dân. Chỉ có giá trị cho từng ngành nghề riêng tương ứng có liên quan.
Trả lờiXóaKhông nên xử dụng bừa bãi trong các ngành nghề khác...
Chẳng han những người trong lực lượng Vũ trang và bán vũ trang, hoặc những cán bộ làm công tác quản lý, làm chính trị kinh tế... không trực tiếp tham gia giảng dạy trong các trường đại học, thì không thuộc diện xét phong tặng danh hiệu Giáo sư.
Ngoài các quy định trên, người được công nhận Giáo sư phải có các đề tài khoa học cấp nhà nước được hội đồng KHNN ngiệm thu, công nhân và phải có đề tài khoa học được đăng trên các tạp chí quốc tế.
Nên giao cho các trường Đại Học bình chọn giới thiệu.