Đặng Văn Sinh
SAU TẾT NÓI VỀ PHÁO TẾT
Giao thừa năm nay pháo nổ nhiều. Lẫn trong tiếng pháo có cả tiếng súng. Đó có thể là súng đạn của các đơn vị quân đội đồn trú gần khu dân cư.
Đã 24 năm rồi, cứ vào đêm trừ tịch là người ta đốt pháo lậu. Kể cũng lạ. Pháo tết là một trong những phong tục đẹp chẳng những của người Việt mà còn là văn hóa truyền thống của một số quốc gia Đông Nam Á, nhưng từ lâu nó đã trở thành thứ "văn hóa lậu", mà bài học nhỡn tiền là, sau mấy ngày tết tưng bừng, khối anh phải "nhập kho" vì thói vong mạng vi phạm lệnh cấm của nhà cầm quyền vốn thần hồn nát thần tính, lúc nào cũng nơm nớp sợ...đảo chính!
Tiếng pháo nổ vào lúc trời đất chuyển giao thời khắc, cho dù là thời khắc lịch mặt trăng, nghe sao mà xốn xang lòng người. Nó gợi dậy trong tiềm thức những hoài niệm xa lắc về cái thời ta còn bé tí theo mẹ đi chợ vào phiên áp tết.
Thuở ấy, theo mẹ đi chợ tết là niềm vui khôn tả của đám trẻ con, thậm chí còn thò lò mũi xanh. Chúng tôi háo hức len lỏi giữa các sạp hàng tranh, pháo và hoa giấy. Tranh Đông Hồ được các thương lái mang về đựng trong những chiếc bồ với đủ loại hình dân gian như là "Con gà đại cát", "Vinh hoa", "Phú quý", "Thày đồ cóc", "Đám cưới chuột", "Hứng dừa", "Đánh ghen"... Còn tranh bộ cũng đa dạng không kém, đại loại như "Thạch Sanh", "Tố nữ", "Tứ quý"... được in trên nền giấy điệp, trông rất bắt mắt.
Các phiên chợ làng hoa tươi rất ít nên người ta thường thờ hoa giấy. Hoa giấy đươc cắt dán trên những khung tre với các màu cơ bản xanh đỏ tím vàng điểm xuyết trang kim chen giữa những cành lá xếp nếp như hình chiếc quạt. Đây là loài hoa rẻ tiền rất phổ biến ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, để được lâu, không bị khô héo như hoa thật. Có không ít nhà để hoa giấy trên bàn thờ đến giáp tết mới thay...
Nhưng điểm nhấn của chợ tết vẫn là pháo. Pháo cũng có đủ loại: pháo tép, pháo nhỡ, pháo đùng, pháo dây, pháo thăng thiên, pháo hoa cà hoa cải. Nhưng phổ biến nhất trong dịp tết nguyên đán vẫn là pháo tép. Pháo tép chỉ bằng đầu đũa ăn cơm, được ken hàng đôi, thỉnh thoảng lại kèm thêm một quả pháo đùng cỡ ngón tay út, cuộn thành bánh tròn hay xếp vào các hộp bọc giấy bóng kính. Vỏ pháo màu hồng điều ngời lên dưới ánh ban mai, lung linh sắc xuân tạo nên trong ta cảm giác bâng khuâng, man mác.
Mẹ đi chợ tết, quên gì thì quên những không bao giờ bà quên mua vài bánh pháo. Pháo dường như đã trở thành hương hỏa tiền nhân để lại, thành hồn vía của cộng đồng dân tộc từ cả ngàn năm cha ông ta dựng nước và giữ nước. Pháo cũng là một dạng tín hiêu văn hóa tâm linh trong sự giao tiếp với tổ tiên, với vũ trụ huyền bí như là dạng năng lượng tiềm ẩn, siêu hình. Vì thế, pháo còn là thữ công cụ hữu hiệu trừ tà khí, xua đuổi ma quỷ một khi chúng có ý đồ xâm nhập bàn thờ gia tiên vọng tranh phẩm vật cúng tế. Pháo cùng với cây nêu và những chiếc cung tên vẽ bằng vôi bột chung quanh nhà vào chiều ba mươi tết là hàng rào bảo vệ tuyệt đối an toàn cho gia chủ vui xuân.
Vào thời khắc giao thừa, người ta treo tràng pháo lên mái hiên hay buộc vào đầu cây sào tre rồi châm lửa đốt. Tiếng pháo ròn rã, chốc chốc lại điểm một tiếng "đùng" cùng với mùi thơm đặc trưng khiến cho ngay cả những kẻ vô tâm nhất, suốt đời chỉ thích lãng du năm châu bốn biển cũng bất chợi se lòng nhớ về nguồn cội. Tiếng pháo thật ra không chỉ là tiếng pháo, mà nó còn là hồn thiêng sông núi, là mạch nguồn dân tộc từ cõi thiêng phù hộ độ trì cho con cháu có đủ bản lĩnh cũng như sức mạnh tinh thần để vượt những cam go, trở ngại trên con đường dài đi tìm hạnh phúc cho mình.
Pháo nổ đêm giao thừa là một giá trị văn hóa trường tồn cho dù có bao nhiêu nghị định, bao nhiêu sắc lệnh cấm của nhà cầm quyền nó vẫn hiện diện trong tâm thức mỗi chúng ta như một thứ di truyền bản năng, chỉ chờ thời cơ lại nhanh chóng hoàn nguyên thành hiện thực.
Pháo tết là một GIÁ TRỊ VĂN HÓA vừa vật thể vừa phi vật thế. Chế độ chính trị có thể thay đổi, nhưng pháo tết luôn là một hằng số bất biến.
Mồng 2 tết Mậu Tuất, giờ lành
Đ.V.S.
SAU TẾT NÓI VỀ PHÁO TẾT
Giao thừa năm nay pháo nổ nhiều. Lẫn trong tiếng pháo có cả tiếng súng. Đó có thể là súng đạn của các đơn vị quân đội đồn trú gần khu dân cư.
Đã 24 năm rồi, cứ vào đêm trừ tịch là người ta đốt pháo lậu. Kể cũng lạ. Pháo tết là một trong những phong tục đẹp chẳng những của người Việt mà còn là văn hóa truyền thống của một số quốc gia Đông Nam Á, nhưng từ lâu nó đã trở thành thứ "văn hóa lậu", mà bài học nhỡn tiền là, sau mấy ngày tết tưng bừng, khối anh phải "nhập kho" vì thói vong mạng vi phạm lệnh cấm của nhà cầm quyền vốn thần hồn nát thần tính, lúc nào cũng nơm nớp sợ...đảo chính!
Tiếng pháo nổ vào lúc trời đất chuyển giao thời khắc, cho dù là thời khắc lịch mặt trăng, nghe sao mà xốn xang lòng người. Nó gợi dậy trong tiềm thức những hoài niệm xa lắc về cái thời ta còn bé tí theo mẹ đi chợ vào phiên áp tết.
Thuở ấy, theo mẹ đi chợ tết là niềm vui khôn tả của đám trẻ con, thậm chí còn thò lò mũi xanh. Chúng tôi háo hức len lỏi giữa các sạp hàng tranh, pháo và hoa giấy. Tranh Đông Hồ được các thương lái mang về đựng trong những chiếc bồ với đủ loại hình dân gian như là "Con gà đại cát", "Vinh hoa", "Phú quý", "Thày đồ cóc", "Đám cưới chuột", "Hứng dừa", "Đánh ghen"... Còn tranh bộ cũng đa dạng không kém, đại loại như "Thạch Sanh", "Tố nữ", "Tứ quý"... được in trên nền giấy điệp, trông rất bắt mắt.
Các phiên chợ làng hoa tươi rất ít nên người ta thường thờ hoa giấy. Hoa giấy đươc cắt dán trên những khung tre với các màu cơ bản xanh đỏ tím vàng điểm xuyết trang kim chen giữa những cành lá xếp nếp như hình chiếc quạt. Đây là loài hoa rẻ tiền rất phổ biến ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, để được lâu, không bị khô héo như hoa thật. Có không ít nhà để hoa giấy trên bàn thờ đến giáp tết mới thay...
Nhưng điểm nhấn của chợ tết vẫn là pháo. Pháo cũng có đủ loại: pháo tép, pháo nhỡ, pháo đùng, pháo dây, pháo thăng thiên, pháo hoa cà hoa cải. Nhưng phổ biến nhất trong dịp tết nguyên đán vẫn là pháo tép. Pháo tép chỉ bằng đầu đũa ăn cơm, được ken hàng đôi, thỉnh thoảng lại kèm thêm một quả pháo đùng cỡ ngón tay út, cuộn thành bánh tròn hay xếp vào các hộp bọc giấy bóng kính. Vỏ pháo màu hồng điều ngời lên dưới ánh ban mai, lung linh sắc xuân tạo nên trong ta cảm giác bâng khuâng, man mác.
Mẹ đi chợ tết, quên gì thì quên những không bao giờ bà quên mua vài bánh pháo. Pháo dường như đã trở thành hương hỏa tiền nhân để lại, thành hồn vía của cộng đồng dân tộc từ cả ngàn năm cha ông ta dựng nước và giữ nước. Pháo cũng là một dạng tín hiêu văn hóa tâm linh trong sự giao tiếp với tổ tiên, với vũ trụ huyền bí như là dạng năng lượng tiềm ẩn, siêu hình. Vì thế, pháo còn là thữ công cụ hữu hiệu trừ tà khí, xua đuổi ma quỷ một khi chúng có ý đồ xâm nhập bàn thờ gia tiên vọng tranh phẩm vật cúng tế. Pháo cùng với cây nêu và những chiếc cung tên vẽ bằng vôi bột chung quanh nhà vào chiều ba mươi tết là hàng rào bảo vệ tuyệt đối an toàn cho gia chủ vui xuân.
Vào thời khắc giao thừa, người ta treo tràng pháo lên mái hiên hay buộc vào đầu cây sào tre rồi châm lửa đốt. Tiếng pháo ròn rã, chốc chốc lại điểm một tiếng "đùng" cùng với mùi thơm đặc trưng khiến cho ngay cả những kẻ vô tâm nhất, suốt đời chỉ thích lãng du năm châu bốn biển cũng bất chợi se lòng nhớ về nguồn cội. Tiếng pháo thật ra không chỉ là tiếng pháo, mà nó còn là hồn thiêng sông núi, là mạch nguồn dân tộc từ cõi thiêng phù hộ độ trì cho con cháu có đủ bản lĩnh cũng như sức mạnh tinh thần để vượt những cam go, trở ngại trên con đường dài đi tìm hạnh phúc cho mình.
Pháo nổ đêm giao thừa là một giá trị văn hóa trường tồn cho dù có bao nhiêu nghị định, bao nhiêu sắc lệnh cấm của nhà cầm quyền nó vẫn hiện diện trong tâm thức mỗi chúng ta như một thứ di truyền bản năng, chỉ chờ thời cơ lại nhanh chóng hoàn nguyên thành hiện thực.
Pháo tết là một GIÁ TRỊ VĂN HÓA vừa vật thể vừa phi vật thế. Chế độ chính trị có thể thay đổi, nhưng pháo tết luôn là một hằng số bất biến.
Mồng 2 tết Mậu Tuất, giờ lành
Đ.V.S.
Nói đến Tết cổ truyền là nói đến:
Trả lờiXóa"Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh"
Nay do quá lo sợ mất ổn định .... nên cấm Pháo
Nhưng:
"Pháo nổ đêm giao thừa là một giá trị văn hóa trường tồn cho dù có bao nhiêu nghị định, bao nhiêu sắc lệnh cấm của nhà cầm quyền nó vẫn hiện diện trong tâm thức mỗi chúng ta như một thứ di truyền bản năng, chỉ chờ thời cơ lại nhanh chóng hoàn nguyên thành hiện thực.
Pháo tết là một GIÁ TRỊ VĂN HÓA vừa vật thể vừa phi vật thế. Chế độ chính trị có thể thay đổi, nhưng pháo tết luôn là một hằng số bất biến."
Trả lờiXóa"Pháo tết là một GIÁ TRỊ VĂN HÓA vừa vật thể vừa phi vật thế. Chế độ chính trị có thể thay đổi, nhưng pháo tết luôn là một hằng số bất biến."Tôi đồng ý vơi quan điểm nay!
Tiếng pháo Tết làm xúc động lòng người.
Trả lờiXóaNhưng Tết 1968 phe cs nổ súng đúng thời khắc Giao Thừa làm phe VNCH tưởng là pháo Tết nổ, đâm ra lúng túng, bị động.
Rút dây kinh nghiệm của chính mình tạo ra, phe cs sau này cấm pháo Tết để cảnh giác cao độ.
Tết Nguyên Đán lâu nay thiếu pháo tết đã mất đi phần nào sự hấp dẫn . Tiếng pháo nổ đì đùng,xác pháo đỏ thắm khoe sắc cùng muôn hoa,...lộc xuân đâm chồi trong tiết trời se lạnh lất phất mưa xuân . Nên nói "pháo tết là một GIÁ TRỊ VĂN HÓA..." rất đúng .
Trả lờiXóaXưa có câu đối vui ngày tết rất hay :
PHÁO NỔ ĐÌ ĐÙNG TUNG DÁI CHÓ - LỢN KÊU ENG ÉC ĐIẾC L...BÀ