Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

Tp HCM: PHÁT HIỆN BÀI THƠ ĐƯỢC GIẢI LÀ BÀI THƠ ĂN CẮP


Lại phát hiện thơ của tác giả được tặng thưởng Hội Nhà văn TP.HCM giống thơ... người khác 
13:04 - 14/01/2018 

Sau khi Thanh Niên Online đăng bài “Dậy sóng” với nghi án đạo thơ Lê Huy Mậu?, nhà thơ Nguyên Hùng tiếp tục phát hiện có  những câu trong một bài thơ của tác giả được tặng thưởng Hội Nhà văn TP.HCM 2017 Nguyễn Thị Thanh Long giống với thơ của tác giả Thy Minh.

 Tập thơ của thy Minh có in bài Khúc thiếu phụ xuất bản năm 2010  .

 Nhà thơ Nguyên Hùng, tác giả của nhiều tập thơ nổi tiếng: Cánh buồm thao thao thức, Sóng không từ biển, Bay về phía bão, Dấu chân lục bát…bức xúc: “Sau khi nghe thông tin về nghi án ‘đạo thơ’ liên quan đến tập thơ Những ký âm ngân của nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Long đã được Hội Nhà văn TP.HCM chọn vào danh sách tặng thưởng cho tác phẩm hay năm 2017, tôi dành thời gian đi tìm hiểu và phát hiện thêm  sự thật đau lòng. Đây thực sự là nỗi buồn của những người quan tâm đến văn chương nói chung và tôi rất xin lỗi, nếu thông tin này làm nhiều người thất vọng và buồn cho thơ, vốn dĩ vô cùng thánh thiện.”
.
Nhà thơ Nguyên Hùng.
.
Trong đơn gởi đến Trưởng ban Kiểm tra Trần Nhã Thụy và BCH Hội Nhà văn TP.HCM), nhà thơ Nguyên Hùng (hội viên Hội Nhà văn TP.HCM) viết: “Liên quan đến việc Hội Nhà văn TP. HCM tổ chức cuộc họp xem xét xử lý tập thơ Những ký âm ngân của Nguyễn Thị Thanh Long do có nghi án đạo thơ, chúng tôi xin cung cấp một số tư liệu về vụ nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Long đã copy gần như cả bài thơ của tác giả Thy Minh đã được in trước đó:
.
Bài Khúc dịu buồn – nắng gió cao nguyên của Nguyễn Thị Thanh Long đăng trên trang cá nhân nhà thơ ngày 11.8.2015, trong khi bài thơ Khúc thiếu phụ của nhà thơ Thy Minh in trong tập Mắt hoàng hôn do NXB Hội Nhà văn  ấn hành tháng 5.2010. Chúng tôi mong rằng Ban Kiểm tra và BCH Hội Nhà văn TPHCM sẽ có thêm cơ sở để xử lý vụ việc này một cách hợp lý hợp tình". 
.
Sáng 14.1, nhà thơ Văn Công Hùng – Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Gia Lai chia sẻ với Thanh Niên: “Hai tác giả mần 2 bài thơ nhưng nội dung lại chỉ là một nên tôi mới có thơ rằng: Chuyện đâu có chuyện lạ đời/Hai bài thơ của hai người giống nhau/Trải qua bao cuộc nông sâu/Thơ ơi sao lại giống nhau thế này.”.. Theo tôi, xem hai bài thơ thì thấy đạo rõ ràng, bài đạo dở hơn rất nhiều bài thơ gốc (bôi màu vàng) dù chỉ bớt đi ít chữ...”.
.
Chúng tôi cũng đã liên lạc nhiều lần với nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Long; điện thoại đổ chuông nhưng chị không nhấc máy.
.
Nhà thơ Phan Hoàng, Chủ tịch Hội đồng thơ (Hội Nhà văn TP.HCM) cho biết thêm: “Chúng tôi mới nhận được thông tin và đơn của anh Nguyên Hùng cung cấp và bộ phận chức năng đang tiến hành xác minh làm rõ vụ việc".
.
Ông Trần Văn Tuấn - Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM khẳng định: "Nếu có hành vi đạo thơ như vậy, chúng tôi sẽ xem xét và BCH sẵn sàng rút lại tặng thưởng tập thơ chuẩn bị trao cho tác giả Nguyễn Thị Thanh Long".

17 nhận xét :

  1. Thời kì thổ tả lên ngôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có những kẻ ăn cắp những ngàn tỷ triệu tỷ mà có sao đâu? Mấy câu thơ ấy bị ăn cắp thì kỷ luật "Khiển trách" là đủ

      Xóa
  2. Thời dả dối trộm cướp lên ngôi !

    Trả lờiXóa
  3. các nhà thơ nếu chịu khó đọc thơ đã xuất bản của đạo sư này chắc còn nhiều bài nữa

    Trả lờiXóa
  4. Trời ạ, tôi đã từng biết có những nhạc sĩ chuyên lên mạng đạo từng mảng giai điệu về xào nấu thành "tác phẩm" của mình, nay biết thêm cả thi ca cũng không ngoại lệ, mà trường hợp này là trắng trợn trơ trẽn thái quá vì đạo gần như nguyên xi! Thơ ca vốn thánh thiện, nhưng kẻ vận dụng chúng thì đầy ma lực trong tâm, hỡi ôi...

    Trả lờiXóa
  5. Có lẽ những người trong Ban GK không đọc bài thơ Khúc thiếu phụ, nên họ nhầm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trộm thơ đã tệ (xấu quá)nhưng những kẻ khen (trao giải)cho đồ trộm còn tệ hơn (xấu quá xấu).

      Xóa
    2. Trộm thơ đã tệ (xấu),trao giải cho thơ trộm tệ hơn (xấu hơn)

      Xóa
  6. Trộm thơ như trộm tình , trộm tiền, trộm chó . Vậy mà được gọi bằng cái tên rất nho nhã : đạo văn ! Cầm nhầm của người khác làm của mình không biết xấu hổ lại còn đem khoe . Khoe để lãnh giải ! Sự đời lắm éo le . Sự đời như cái lá đa /Đen như mõm chó chém cha sự đời ! Chuyện trộm thơ, trộm văn vẫn còn dài dài !

    Trả lờiXóa
  7. Đúng là "hậu sinh khả ố". Văn nghệ sĩ trẻ ngày nay sao lắm chuyện vậy? Đứa thì ca ngợi kẻ phản dân hại nước, đứa thì đạo thơ đạo văn. Không hiểu rồi tương lai đất nước sẽ đi về đâu với lớp người này?

    Trả lờiXóa
  8. Khổ quá, thời nay không trộm thơ làm sao được giải?rặn mãi đâu có ..ra thơ.

    Trả lờiXóa
  9. Vấn đề là các vị trong Ban giám khảo có đọc hay không đọc, hoặc là các vị ấy cũng không rành lắm về thơ

    Trả lờiXóa
  10. ăn cắp tiền,
    ăn cắp đất ...
    và ăn cắp thơ

    Trả lờiXóa
  11. Chẳng qua đây cũng chỉ là ăn cắp vặt ; Sẽ chả là gì so với " nhà thơ thiên giáng " đạo gần hết cả một tập thơ , lại còn định mang ra thế giới tranh giải " Lô-ben " ! Đúng là thời kì đạo tặc hoành hành .

    Trả lờiXóa
  12. Nạn đạo chích trong giới văn nghệ dạo này xem ra phát triển , nhất là lĩnh vực nhạc và thơ .
    Không thể trách Ban giám khảo vì làm sao họ có thể đọc hết và nhớ hết mọi tác phẩm để gạt bỏ được những tác phẩm bị " đạo " . Vậy nên chăng , những tác phẩm mang dự khảo , cũng cần thêm bản cam kết của tác giả là tác phẩm của mình không ăn cắp ý tưởng cũng như sản phẩm cụ thể của người khác .

    Trả lờiXóa
  13. GỞI BGK
    Sau khi thẩm định hay chấm điểm các tác phẩm văn học, tranh, ảnh, thậm chí là các luận văn, luận án... BGK cần niếm yết trên các phương tiện đại chúng trước khi công bố chính thức kết quả giải thưởng. Vì, các thành viên BGK khó có thể đọc hết hoặc xem hết các tác phẩm tương tự ở trong và ngoài nước
    Làm theo cách này sẽ tránh được nhiều trường hợp sao chép đáng tiết như trên

    Trả lờiXóa
  14. Hay nhể, thế cái bch hội văn thơ là đám ngớ ngẩn à, cứ trao đại phần thưởng .... Rồi ai bảo chưa đúng thì rút lại. Cách chức và kiểm điểm đi, thậm chí xem lại tư cách nhà thơ ... May ra mới nâng cao chất lượng văn thơ lên được.

    Trả lờiXóa