Hình ảnh buổi tọa đàm chiều 19-1-2018 tại Hội Nhà văn. Ảnh: FB Trần Đình Sử.
Chu Mộng Long
QUYỀN TỰ DO CỦA NHÀ VĂN ĐẾN ĐÂU?
Tôi luôn ủng hộ quyền tự do của nhà văn. Tự do là điều kiện thiết yếu của sáng tạo. Không có tự do, nhà văn chỉ là kẻ cơ hội, nịnh hót hoặc ăn theo nói leo.
QUYỀN TỰ DO CỦA NHÀ VĂN ĐẾN ĐÂU?
Tôi luôn ủng hộ quyền tự do của nhà văn. Tự do là điều kiện thiết yếu của sáng tạo. Không có tự do, nhà văn chỉ là kẻ cơ hội, nịnh hót hoặc ăn theo nói leo.
Kiểm duyệt, theo K. Marx, là lưỡi hái tử thần giết chết sáng tạo. Kiểm duyệt chỉ sinh ra “những chiếc quái thai được tắm nước hoa”.
Vụ truyện ngắn “Bắt đầu và kết thúc” của Trần Quỳnh Nga đang được lãnh đạo Hội Nhà văn kiểm điểm và rút kinh nghiệm sâu sắc, cùng với lời xin lỗi tới bạn đọc và người dân cả nước. Đó là hành động đáng hoan nghênh, trong đó đáng đề cao vai trò quan trọng của Chủ tịch Hữu Thỉnh.
Không thể bao biện rằng, đó là "truyện ngắn diễm tình phi chính trị" khi nó mang màu sắc chính trị rõ ràng bằng trò ngợi ca kẻ cướp nước và bán nước.
Cũng không thể bao biện rằng, "ban biên tập ngu dốt không nhận ra tác hại của truyện" khi chính những người gọi Trần Quỳnh Nga là một "văn tài" đã lên tiếng chỉ trích, chửi bới những người phê bình truyện của Quỳnh Nga là "những kẻ ngu dốt, không hiểu gì về văn chương".
Bây giờ, chính sự kiểm điểm ban biên tập và loại Trần Quỳnh Nga ra khỏi danh sách kết nạp hội viên, nhiều người từng ủng hộ Trần Quỳnh Nga đã lên tiếng bêu riếu, rằng lãnh đạo Hội Nhà văn đã thực hiện chính sách kiểm duyệt, tiêu diệt khả năng sáng tạo của nhà văn(!?).
Họ quên rằng, hiện tượng Trần Quỳnh Nga không là sáng tạo mà là “cái quái thai được tắm nước hoa” như Marx nói. Những người xem Trần Quỳnh Nga như một “văn tài” đã không thấy rằng, Trần Quỳnh Nga thực ra không có sáng tạo gì mới ngoài đã hót theo luận điệu tuyên truyền của những kẻ phản quốc, những kẻ đang rắp tâm bán nước hại dân mà tôi đã chỉ ra ở bài trước.
Cô giáo, “nhà thơ” Bảo Thương viết rằng, máu giặc cũng là máu ta, những kẻ coi Thoát Hoan như giặc là vô cảm, ác độc! Trong khi vó ngựa Mông Nguyên dưới sự chỉ huy của Thoát Hoan đã từng tàn sát không biết bao nhiêu người Việt vô tội mà một cô giáo dạy học như Bảo Thương lẽ nào không biết?
Một nhà văn khác vừa còm theo luận điệu một số nhà văn đã viết khi bênh vực Trần Quỳnh Nga, rằng sáng tạo là quyền tự do của nhà văn và tiếp nhận như thế nào là quyền người đọc. Đúng! Nhưng quyền được ngợi ca kẻ cướp nước và bán nước, bôi nhọ tinh thần yêu nước, ý chí giành độc lập chủ quyền của dân tộc, chỉ có thể là quyền của kẻ cướp nước và bán nước. Quyền ấy xứng đáng phải bị trừng trị bởi cơn bão của sự phẫn nộ của người đọc yêu nước và ý chí giữ độc lập, chủ quyền. Không có chuyện một dân tộc yêu nước, ý thức sâu sắc chủ quyền trong suốt bốn nghìn năm lịch sử lại có thể thỏa hiệp đầu hàng hay để cho cái quyền phản bội dân tộc ấy tự do lộng hành!
Nhà văn có quyền tự do sáng tạo, không có quyền tự do mượn văn chương tuyên truyền cho quân bán nước và cướp nước!
https://chumonglong.wordpress.com/…/hau-bat-dau-va-ket-th…/…
-----------
Hình ảnh buổi tọa đàm chiều 19-1-2018 tại Hội Nhà văn. Ảnh: FB Trần Đình Sử.
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu.
Các nhà văn nữ.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó chủ tịch Hội Nhà văn VN và Dịch giả Trần Đình Hiến.
Nhà văn Lê Minh Khuê.
Từ trái sang: Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn VN - Nhà văn Nguyễn Bình Phương, Tổng biên tập Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa và Nhà văn Nguyễn Văn Thọ.
Tư tưởng sai trái ( chưa nói là phản động ) trong " Bắt đầu và kết thúc " đã rõ ràng như các nhà văn phân tích . Có điều tôi vẫn chưa thể hiểu nổi , một truyện ngắn đổi trắng thay đen lịch sử một cách sống sượng , trơ trẽn đến mức như vậy , rõ ràng như vậy mà vẫn được đăng tải thì kể cũng lạ ; Chính Ban Bt cho in truyện ấy mới đáng phê phán hơn tác giả ... Người viết có thể " sáng tạo " những tác phẩm bậy bạ là quyền của họ nhưng quyền xuât bản là thuộc về Ban Bt , nhà xuất bản .
Trả lờiXóaNếu bắt nhốt tù "văn sĩ" TQN, hay phạt tiền cô ta, hay bắt cô ta đi tập trung cải tạo, hay ném phân-mắm vào nhà cô ta thì mới là vi phạm quyền tự do sáng tác của nghệ sĩ. Tôi hoàn toàn không ủng hộ những lối trừng phạt này.
Trả lờiXóaNhưng 1 "tác phẩm" được phát hành ra trước xã hội thì xã hội có quyền khen, chê, ca tụng, lên án, ... Không thể bảo việc phê bình, chỉ trích là "vi phạm quyền tự do sáng tạo của nghệ sĩ".
Và đừng bao giờ giả vờ ngây thơ cho rằng TQN chỉ viết vì nghệ thuật. Đây là kế hoạch dùng văn chương lươn lẹo để phỉnh gạt, dụ dỗ độc giả, chủ yếu là lừa gạt giới trẻ VN. Giới trẻ ngây thơ rất dễ bị lung lạc bởi văn chương hoa mỹ, tráo trở.
Tôi nghĩ đích thân TQN nên công khai lên tiếng về "tác phẩm" này. 1 "nhà văn" có chút tự trọng, có sự ngay thẳng thì không thể im lặng hoàn toàn trong cơn bão xã hội đang phủ lên trên "tác phẩm" của mình. TQN hoàn toàn có quyền trả lời dư luận và làm rõ ý nghĩa "tác phẩm" của mình.
Cuối thời bao cấp thì loạn gạo,loạn tiền và ... cả loạn Quốc ca nũa.
Trả lờiXóaBây giờ thì loạn hoa hậu người mẫu,loạn ca sỹ và loạn cả nhà thơ nhà văn.
Không nói nhiều!
Trả lờiXóaRõ ràng bọn Nguyễn Duy Chính, Bùi Hiền, Trần Quỳnh Nga, Bảo Thương ... là những kẻ đang rắp tâm rước voi về giày mả tổ. Chúng đang dùng các thủ đoạn để tiếp sức, bênh vực cho những việc làm của các Trần Ích Tắc đời nay nhằm đưa VN ta trở về thời bắc thuộc một lần nữa.
Bọn người này nên loại trừ ra khỏi đời sống xã hội VN.
Buổi tọa đàm có được ghi âm không ? Nếu có, đề nghị công khai toàn bộ cho mọi người rõ. Khỏi băn khoăn, thêm buồn. Hội NV, báo VN đã không sòng phẳng...Ông Trần Đình Sử và Trần Đình Hiến nói gì ? Bà Lê Minh Khuê có nói không ? Nếu nói, nhất định bà nói thật...
Trả lờiXóaTự Do của Văn nghệ sĩ bây giờ chả giống thời nào cả . Thời tiền chiến nào văn , nào thơ, nào họa nở rộ . Những tên tuổi về Văn như Tự Lực Văn Đoàn, về Thơ như phong trào thơ mới với những Xuân Diệu, Thế Lữ, Huy Cận , Phạm Huy Thông , Về Họa có những Tô Ngọc Vân, Cát Tường, Nguyễn gia Trí và nhiều văn nghệ sĩ khác .
Trả lờiXóaThời bao cấp mới bước vào XHCN đòi Tự Do kiểu NVGP thì bị kết án . Đến nay, thời mở cửa , Tự Do cho Văn nghệ sĩ tuy được cởi trói cũng còn e dè cái màu " vàng " ! Cái biên giới của Tự Do cho Văn Nghệ Sĩ cũng khó lường thiệt !