Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

BÀ CHỦ VIETJET NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO THÊM MỘT LẦN DỐI TRÁ!

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc VIETJET

Kem Minh

BÀ CHỦ CỦA VIETJET NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
THÊM MỘT LẦN DỐI TRÁ!

Tối nay, truyền thông báo chí đồng loạt đăng lời xin lỗi của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc VIETJET về sự cố người mẫu ăn mặc thiếu vải cà chớn các quan khách và cầu thủ U23 VN trên chuyến bay trở về Việt Nam. Nhưng đáng buồn thay, trong lời xin lỗi, thay vì nhìn thẳng vào sự thật, nghiêm túc nhận khuyết điểm và xin lỗi mọi người, bà Thảo tiếp tục gây thất vọng bởi sự loanh quanh, bao biện, thậm chí có thể nói là “dối trá”.

Trong văn bản xin lỗi mà nhiều báo đăng (nhưng mỗi báo lại một chỗ khác nhau) tôi đọc mà chưa thể hài lòng. 

Với nhiệm vụ của một người dân, một hành khách thường xuyên đi máy bay, một công dân Việt Nam, một nhà báo, vì hình ảnh dân tộc Việt Nam, niềm tự hào Việt Nam, vì sự an toàn hàng không, vì quyền tự do dân chủ phát ngôn và sự tôn trọng Luật Báo chí, tôi xin được trao đổi với bà Thảo mấy điều như sau:

1- Trên phương tiện truyền thông, có lúc đăng tải bà Thảo cho rằng, “Trên chuyến máy bay đón Đội tuyển U23 Việt Nam từ Thường Châu về Hà Nội, đã có một tiết mục của nhóm diễn viên ngẫu hứng trình diễn. Tiết mục này không nằm trong chương trình của công ty mà tự phát từ ban tổ chức hậu cần chuyến đi. Hơn nữa, một diễn viên đã tự ý xin chữ ký và chụp hình cùng cầu thủ và tự đưa lên mạng xã hội hình ảnh ngoài không gian tiết mục, tạo bức xúc cho cộng đồng mạng”. Có lúc, báo lại đưa “Sự việc này càng đáng tiếc hơn khi bị một số người trên chuyến bay chụp hình bằng điện thoại di động và đưa lên mạng xã hội. Hình ảnh thuộc phạm vi của không gian múa trước đó nhưng khi diễn viên tự ý xin chữ ký và bị chụp hình đưa lên mạng xã hội, sự việc đã đi quá đà, tạo bức xúc cho nhiều người".

Thưa bà Thảo, xin bà đọc lại Luật Hàng không dân dụng, Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng, Tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động hàng không dân dụng phải thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh hàng không.

Khoản 6, điều 11, Nghị định số 92/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Trong thời gian tàu bay đang bay, người chỉ huy tàu bay chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh, duy trì trật tự, kỷ luật của chuyến bay; áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho chuyến bay; phối hợp với nhân viên an ninh trên không được bố trí trên chuyến bay để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh thích hợp; bàn giao vụ việc, người vi phạm, tang vật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay.

Với một chuyến bay quan trọng như vậy mà Vietjet để lộn xộn, tuỳ tiện “có một tiết mục của nhóm diễn viên ngẫu hứng trình diễn. Tiết mục này không nằm trong chương trình của công ty mà tự phát từ ban tổ chức hậu cần chuyến đi” thì liệu có đảm bảo an toàn cho chuyến bay? Xin hỏi bà Thảo “lực lượng hậu cần” ở đây là những ai, là người của Việtjet hay là người mẫu đi thuê? Họ có phải tuân thủ các quy định an ninh hàng không hay hay thích làm gì thì làm trên máy bay? Hay ở đây là “máy bay nhà mình” nên VIETJET không cần kiểm soát chặt chẽ? Trong khi báo chí dư luận từng phàn nàn những hành vi vô cảm như hành khách chậm một phút cũng bị huỷ vé, bị phạt thì Viet jet lại coi thường an ninh hàng không và để lộn xộn tuỳ tiện như vậy trên máy bay được sao? Tôi đề nghị Bộ GTVT cần sớm thanh tra vấn đề bảo đảm an toàn của hãng nói chung, qua sự việc trên chuyến bay này nói riêng xem hãng có đủ điều kiện đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật không? Tôi cũng đề nghị bà Thảo kiểm tra lại và phát ngôn cho trung thực vì như hình ảnh trên mạng và báo chí đưa thì không phải chỉ có một diễn viên mà ít nhất là có hai người rời vị trí và có hành vi phản cảm. 

2- Bà Thảo và VIETJET cần trung thực hơn và thống nhất thông tin xem việc chụp ảnh đưa lên mạng xã hội là do nhân viên của VIETJET, của “bộ phận hậu cần” hay “bị một số người trên chuyến bay chụp hình bằng điện thoại di động và đưa lên mạng xã hội”. Vậy “một số người trên chuyến bay” là ai? Không lẽ bà muốn đổ lỗi cho chính các cầu thủ U23 VN và quan khách? Bà còn dùng từ “bị” cứ như là VIETJET là nạn nhân? Bà có thấy xấu hổ không khi đưa ra thông điệp này? Là Tổng Giám đốc, hơn ai hết chắc bà hiểu sự việc do đâu, đừng đánh bùn sang ao, đổ lỗi lung tung cho những chàng trai vô tư, trong sáng, những người anh hùng rất đỗi mến yêu của triệu người dân đất Việt. Tôi tin rằng chẳng ai thèm làm cái việc xấu xa đối với cái hãng hàng không của những người không biết xấu hổ như vậy?

3- Về việc đưa hình ảnh người mẫu ăn mặc hở hang lên máy bay trong một chuyến bay đặc biệt như vậy không phải là vô tình mà là chủ trương của hãng VIETJET. Còn chuyện diễn viên “tự ý di chuyển” như bà Thảo giải thích chỉ là một cách đánh tráo khái niệm, đổ lỗi cho người khác mà thôi. Đây không phải là lần đầu Viet jet sử dụng người mẫu hở hang trên các chuyến bay và đã bị dư luận phản bác. Tuy nhiên, bà Thảo và những người quản lý ở đây vẫn cho rằng đó là hành vi không vi phạm pháp luật và tiếp tục thực hiện, thậm chí còn cho rằng đây là một cách để quảng bá hình ảnh hiệu quả và tăng doanh thu. Tôi xin trích lại thông tin một số tờ báo từng viết, thậm chí có tờ báo nước ngoài về bộ ảnh lịch bikini 2018 của hãng - tờ South China Morning Post của Trung Quốc cho rằng việc dùng những hình ảnh gợi cảm như vậy gây ra nhiều tranh cãi tại các thị trường còn mang tính truyền thống và bảo thủ trong khu vực. Hãng đã xây dựng “thương hiệu hàng không bikini” và được gọi là “hãng hàng không bikini” từ tháng 8/2012. VIETJET Air đã bị phạt 20 triệu đồng vì để 5 người mẫu nhảy vũ điệu Hawaii trong trang phục gợi cảm trên một chuyến bay tới Nha Trang. Người Trung Quốc từng nhận định việc này có thể ảnh hưởng tới kế hoạch mở rộng của hãng sang các nước chủ yếu theo đạo Hồi giáo. Tháng 8-2017, VIETJET Air tuyên bố thỏa thuận để mở đường bay giữa Việt Nam và Jakarta, đại sứ Indonesia tại Việt Nam đã công khai nhắc nhở rằng, tiếp viên của hãng này sẽ không mặc bikini. Dẫu không phạm luật, nhưng nhiều nước văn minh trên thế giới như tại Nhật, khi hãng hàng không Skymark Airlines ra mắt đồng phục váy ngắn vào năm 2014, Hiệp hội Tiếp viên Hàng không Nhật Bản cũng lên tiếng, nói rằng việc đó có thể khuyến khích các hành vi quấy rối tình dục. Vậy mà với việc phát hành bộ ảnh lịch quảng cáo bikini, hãng VIETJET vẫn gọi đây là “ấn phẩm nóng bỏng dành cho tất cả hành khách và người hâm mộ hàng không”, giúp “thể hiện quan điểm thú vị về dịch vụ và phi hành đoàn hiện đại”, “những người mẫu gợi cảm và nóng bỏng luôn được nhiều hành khách của chúng tôi yêu thích”...

Tôi nghĩ với tất cả những ý kiến của dư luận trong nước và quốc tế, đã đến lúc bà Thảo phải xem lại chủ trương phản cảm này, và phải rút kinh nghiệm sâu sắc khi đưa nó vào một sự kiện gắn với hình ảnh niềm tự hào của quốc gia.

4- Trong lời xin lỗi, bà Thảo còn nhắc đến: “Chuyến bay gấp, thời tiết khắc nghiệt, các điều kiện khai thác và thủ tục ở sân bay địa phương nước bạn phức tạp nên đã tập trung ưu tiên đón các cầu thủ về sớm nhất nên đã để xảy ra sơ suất trong việc kiểm soát hành động ngẫu hứng của diễn viên trên chuyến bay”. Thật quá buồn, sự việc diễn ra trên máy bay, thì sao lại liên quan đến “thủ tục ở sân bay địa phương nước bạn phức tạp”? Chẳng ăn nhập gì cả? Bà Thảo định thanh minh hay đổ lỗi cho nước bạn Trung Quốc. Bà không nên có một phát ngôn hồ đồ như vậy vì ít nhiều nó ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao hai nước đấy? Mình làm sai thì mình chịu, đừng đổ lỗi cho người khác.

5- Bà Thảo nêu: “VIETJET rất mong các cơ quan báo chí không sử dụng những hình ảnh đã nêu và không mở rộng thông tin này trên báo chí”. Trước đó bà cũng nói: “Hình ảnh thuộc phạm vi của không gian múa trước đó nhưng khi diễn viên tự ý xin chữ ký và bị chụp hình đưa lên mạng xã hội, sự việc đã đi quá đà, tạo bức xúc cho nhiều người”. Đến đây thì tôi cảm thấy buồn cười vì sự thiếu tôn trọng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân. Hình ảnh ấy do VIETJET gây ra, diễn ra trên chuyến bay của VIETJET, chứ có phải là hình ảnh bịa đặt, xuyên tạc gì đâu mà bà đòi các cơ quan báo chí không sử dụng hình ảnh hay không mở rộng thông tin?

Đất nước này muốn phát triển có nhiều việc phải làm, trong đó có thượng tôn pháp luật, trước hết là Luật hàng không dân dụng và các quy định về an ninh hàng không? Hãy nhìn lại mình để sửa sai và phát triển chứ đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai, vì lý do gì.

Tôi nghĩ đó là việc cần làm, thưa nữ tỷ phú!
------------------------

P/s: Chỉ cần mặc áo dài thôi, đẹp biết bao!




7 nhận xét :

  1. Một CEO đổ lỗi cho cấp dưới tức là đang làm trò cười cho cả công ty!
    Một CEO đổ lỗi cho đối tác tức là CEO quá tồi! Cái tồi thứ nhất là không có khả năng đánh giá dẫn tới chọn đối tác không xứng tầm. Cái tồi thứ hai là đàm phán (negotiate) tồi nên bị đối tác chơi qua mặt!
    Nhưng một CEO mà bị đối tác tố cáo ăn gian nói dối, bội ước, ngậm máu phun vào người đối tác nhằm để cho đối tác thân bại danh liệt vì lỗi của mình thì trên đời này chỉ có CEO Phương Thảo của Vietjet Air!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc chắn thị Thảo bà chủ của Việt-Jet khi cho diễn trò bỉ ổi trên máy bay cứ nghĩ đàn ông ai cũng giống những người thị đã...làm ăn

      Xóa
  2. Đề nghị CP cấm hãng HK VietJet Air hoạt động vì ngay từ đầu đã làm ô nhục VN !

    Trả lờiXóa
  3. Để quảng bá, nổi tiếng người ta có nhiều trò như kẻ đốt đền, diễn các trò quá lố bịch mà thường được gọi là gây scandal...không từ một thứ gì. Trời tây có trường hợp cô gái cởi truồng chay khắp sân bãi. Ở đây mới ở mức này, nếu không phê phán biết đâu quá khích ceo nọ bung hết ra, tồng ngông để quảng bá cũng nên. Thế thì chết bỏ mẹ, phải nhắm mắt đâm vào xe tai nạn như chơi.

    Trả lờiXóa
  4. Đề nghị bác Tổng cho vào lò vì đây là sân sau ai đó đi

    Trả lờiXóa
  5. Ở Mỹ , Canada đang có phong trào " Me too " nghĩa là phụ nữ tố cáo ra xã hội trong quá khứ họ đã bị " gạ gẫm " vào quan hệ tinh dục vớ nam giới ( không phải hiếp dâm ) , nhờ các sự tố cáo đó mà xã hội trong sạch hơn , phụ nữ đựơc bả vệ từ cơ thể đến nhân phẩm hơn và nhiều người có vai vế như quan chức các đảng phái , công ty , tổ chức ...đã phải bị đuổi việc hay tự nguyện thôi việc mặc dù lương họ cả chục triệu $ . Phụ nữ bi " xách nhiễu " tình dục họ cảm thấy " nhân phẩm " họ bị xâm phạm , tổn thương hơn nhiều so với sự mất quyền bảo vệ tự do thân thể . Đó là nguyên nhân mà cả xã hội ủng hộ họ và bảo vệ " nhân phẩm " phụ nữ hay nói rõ hỏn là bảo vệ quyền là người ( nhân quyền ) . Vì tất cả đều thấy một xã hội có được tự do , hạnh phúc , công bằng , văn minh , trong sạch ( nhiều mặt ) là đều được xây dựng từ và bằng " nhân quyền và dân chủ "
    Còn ở Việt nam các phụ nữ nghĩ sao ? Hội phụ nữ nghĩ ? làm gì ? Qua sự việc " show hàng VJ " đã tràn li

    Trả lờiXóa