Hoạ sĩ Trần Hậu Yên Thế bên linh vật nghê Việt - Ảnh: NVCC
Linh vật ngoại lai tràn lan vì tâm lý phô diễn quyền lực
Tuổi trẻ19/12/2017 22:32 GMT+7
TTO - Đó là ý kiến của nhà nghiên cứu, hoạ sĩ Trần Hậu Yên Thế tại buổi ra mắt cuốn sách Phác họa Nghê - Gã linh vật bên rìa do ông làm chủ biên cùng hoạ sĩ Nguyễn Đức Hoà, Hồ Hữu Long, tối 19-12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Linh vật ngoại lai: mang chôn hay đập bỏ?
Di dời linh vật ngoại lai trước mùa lễ hội
Trưng bày linh vật Việt Nam suốt chiều dài lịch sử
Hoạ sĩ Trần Hậu Yên Thế vẫn trăn trở, hiện có khoảng trống rất lớn trong đời sống tâm linh người Việt trong việc lựa chọn linh vật để dùng ở những nơi thờ tự, công sở, gia đình...
"Chúng tôi tự nhận thấy cần có trách hiệm trong việc bảo tồn và phát huy tinh hoá văn hoá Việt.
Nhưng tôi vẫn cảm thấy băn khoăn rất lớn là tâm lý xã hội phô trương, háo danh, truy cứu cầu may, cầu tài, phô diễn quyền lực... đang tràn lan hiện nay thì liệu công chúng có tiếp nhận hình tượng con nghê nhỏ bé, khiêm nhường làm linh vật hay không?
Dù đây là linh vật đã trải qua nhiều thời đại, đã có mặt trong nhiều nơi tín ngưỡng tâm linh quan trọng của người Việt từ nhiều đời, nhưng trong đời sống đương đại hôm nay nó lại đang bị đứng rìa."
Hoạ sĩ Phan Cẩm Thượng nhận định hiện tượng các công sở, đền chùa... người Việt bày nhiều linh vật ngoại lai bởi chúng ta chưa có những cuốn sách, công trình nghiên cứu về linh vật Việt như cuốn sách này.
Thứ trưởng Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch Đặng Thị Bích Liên nhấn mạnh đây có thể coi là cuốn cẩm nang làm cơ sở cho các nghệ nhân, những bạn trẻ nghiên cứu về nghê - linh vật Việt.
Tuổi trẻ19/12/2017 22:32 GMT+7
TTO - Đó là ý kiến của nhà nghiên cứu, hoạ sĩ Trần Hậu Yên Thế tại buổi ra mắt cuốn sách Phác họa Nghê - Gã linh vật bên rìa do ông làm chủ biên cùng hoạ sĩ Nguyễn Đức Hoà, Hồ Hữu Long, tối 19-12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Linh vật ngoại lai: mang chôn hay đập bỏ?
Di dời linh vật ngoại lai trước mùa lễ hội
Trưng bày linh vật Việt Nam suốt chiều dài lịch sử
"Chúng tôi tự nhận thấy cần có trách hiệm trong việc bảo tồn và phát huy tinh hoá văn hoá Việt.
Nhưng tôi vẫn cảm thấy băn khoăn rất lớn là tâm lý xã hội phô trương, háo danh, truy cứu cầu may, cầu tài, phô diễn quyền lực... đang tràn lan hiện nay thì liệu công chúng có tiếp nhận hình tượng con nghê nhỏ bé, khiêm nhường làm linh vật hay không?
Dù đây là linh vật đã trải qua nhiều thời đại, đã có mặt trong nhiều nơi tín ngưỡng tâm linh quan trọng của người Việt từ nhiều đời, nhưng trong đời sống đương đại hôm nay nó lại đang bị đứng rìa."
Phác họa Nghê - Gã linh vật bên rìa - Ảnh: NVCC
Hoạ sĩ Phan Cẩm Thượng nhận định hiện tượng các công sở, đền chùa... người Việt bày nhiều linh vật ngoại lai bởi chúng ta chưa có những cuốn sách, công trình nghiên cứu về linh vật Việt như cuốn sách này.
Thứ trưởng Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch Đặng Thị Bích Liên nhấn mạnh đây có thể coi là cuốn cẩm nang làm cơ sở cho các nghệ nhân, những bạn trẻ nghiên cứu về nghê - linh vật Việt.
V.V.Tuân
Tôi thấy nhiều người đặt 2 con sư tử ở trước cổng nhe răng như muốn cắn xé nuốt chửng khách qua đường hoặc muốn vào nhà. Do đó ngoài việc "trọc phú khoe quyền lực", thì còn thể hiện chủ nhà là một kẻ ác luôn muốn khống chế người khác, đứng trên người khác. Đó cũng là cách hành xử của người Trung Quốc. Vì vậy nếu là người Việt hiểu biết và mình không phải là kẻ ác thì không nên dùng sư tử đá.
Trả lờiXóaTôi đến một số nơi, vào thăm đình chùa làng Việt và thấy có một linh vật đúng thuần Việt, cả ở hình dáng lẫn chiều sâu văn hóa, đó là chó đá. Tiếc rằng không thấy các nhà nghiên cứu văn hóa nào đi sâu tập hợp tư liệu về chó đá, bổ túc phần lý luận cho nó để thành linh vật phổ biến của người Việt, đáng tiếc lắm thay.
Trả lờiXóa