Thăm mộ Linh Mục Alexander De Rhodes
Xin cám ơn người, vị đại ân nhân của những người con nước Việt. Xin tri ân người với lòng kính yêu sâu sắc: Linh Mục Alexandre de Rhodes.
Câu chuyện về người con đất Việt tìm thăm lại mộ ngài Alexandre de Rhodes ở miền đất xa xôi, làm cho người đọc cảm thấy ấm lòng.
Anh Trường là hướng dẫn viên du lịch, đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa nhưng trong lòng vẫn mong ngóng về một điều bấy lâu, đó là được tới tận nơi ngài Alexander De Rhodes an nghỉ, đặt lên mộ ngài một bó hoa và nói nên lời cảm tạ từ đáy lòng.
“Từ thuở còn sinh viên, khi được học về nguồn gốc chữ quốc ngữ mà chúng ta có được để sử dụng một cách dễ dàng và tiện lợi như ngày nay. Tôi đã thầm cảm ơn những nhà truyền giáo phương Tây, đặc biệt là Alexandre de Rhodes, người đã có đóng góp lớn lao trong việc hoàn thiện hệ thống bảng chữ cái cho người Việt Nam của chúng ta.
Và may mắn thay, trong chuyến đi Iran lần này. Một cơ duyên vô cùng quý báu đã giúp tôi có cơ hội đến viếng thăm ngôi mộ, nơi yên nghỉ của ông trong một nghĩa trang nằm ở ngoại ô của thành phố Esfahan, Iran.
.
SỰ CHỈ GIÚP CỦA NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT BỤNG
Từ lời gợi ý của một chị bạn, chúng tôi biết được thông tin về ngôi mộ của Alexandre de Rhodes được an táng trong một nghĩa trang Công Giáo của người Armenia tại Esfahan. Nhưng do thời gian lưu lại nơi đây khá ngắn, vì thế hy vọng được đến viếng thăm ngôi mộ của ông là khá mong manh cho chúng tôi.
Khi nghe chúng tôi nói về ước nguyện của mình, cô Malih- một hướng dẫn viên người Iran vô cùng thông cảm và hết sức tận tình giúp đỡ. Mặc dù với thâm niên hơn 10 năm làm nghề hướng dẫn viên, đã đưa biết bao nhiêu đoàn khách từ khắp năm châu đến thăm Esfahan, nhưng là người Hồi giáo cho nên cô chưa hề biết đến thông tin về khu nghĩa trang người Công Giáo Armenia nằm ở đâu. Và cô cũng không hề biết đến thông tin nào về Alexandre de Rhodes.
Sau quá trình tìm kiếm, thông qua một người bạn gái gốc Armenia, cô Mila hỏi thăm được địa chỉ của nghĩa trang. Nhưng vấn đề là không phải ai cũng được vào thăm nghĩa trang. Mà cần phải có sự đồng ý của người quản lý ở nghĩa trang.
Một lần nữa, chúng tôi may mắn gặp được một vị quản lý ở nhà thờ Vank, ông đã nhiệt tình viết cho chúng tôi một tờ giấy phép để xuất trình cho người quản lý ở nghĩa trang.
Cầm tờ giấy trên tay, chúng tôi vội vàng đi về phía ngoại ô thành phố Esfahan. Nơi có nghĩa trang của cộng đồng người Armenia sống tại đây.
NƠI NGƯỜI NẰM XUỐNG
Trước mặt chúng tôi là một nghĩa trang rộng lớn. Những dãy mộ xếp hàng dài nối bên nhau mênh mông. Chúng tôi biết là sẽ không dễ dàng để tìm ra vị trí lăng mộ của Ngài. Chúng tôi tìm gặp một cụ già quản mộ ở đây dò hỏi. Cụ nhanh chóng lên xe đưa chúng tôi đến ngôi mộ có tên Alexandre de Rhodes….
Hôm chúng tôi đến, là ngày đầu năm mới của tết cổ truyền Nowruz của người Ba Tư (Iran), một vài ngôi mộ gần đấy được đặt những chậu hoa. Còn ngôi mộ của Cụ không có một cành hoa nào, đó chỉ là một nấm mồ nhỏ làm bằng một tảng đá hình chữ nhật nằm khép mình khiêm tốn bên những ngôi mộ khác.
Một niềm xúc cảm thân thương nghẹn ngào mà tôi không thể tả thành lời đang tuông chảy trong tôi. Đây là nơi an nghỉ của người đã có đóng góp vô cùng to lớn cho dân tộc Việt Nam. Dưới lớp đất ấy là thi hài của một người phương Tây xa lạ.
Ông đã mất từ gần 4 thế kỉ trước nhưng ông là người đã giúp cho dân tộc Việt Nam có được một bảng chữ cái với các thanh sắc uyển chuyển nhẹ nhàng, nhằm để ghi lại và diễn đạt tiếng mẹ Việt Nam.
Đặt một chậu hoa tím mua được trong một hiệu bán hoa tết của người Iran lên mộ Cụ. Chúng tôi không ai nói lời nào. Nhưng giữa chúng tôi có một sự đồng cảm sâu sắc. Chấp tay lên ngực, tôi khẻ cúi đầu xin gửi đến người một lời tri ân sâu sắc.
Nhìn thái độ thành khẩn và tôn kính của chúng tôi dành cho người nằm dưới nấm mộ. Người quản trang hỏi cô Malih: ông ấy là ai mà chúng tôi có vẽ tôn kính thế.
Và ông đã vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng đây là người đã có công hoàn thiện bản chữ cái cũng như xuất bản những quyển tự điển Việt -Bồ- La tinh đầu tiên cho người Việt Nam từ những năm 1651.
NGƯỜI QUẢN NGHĨA TRANG
Qua cuộc chuyện trò, tôi đuợc biết người quản trang có tên gọi là Rostam Gharibian, ông đã làm việc ở đây được 17 năm.
Tôi hỏi, trong 17 năm đó có bao giờ ông thấy ai là con cháu hay người thân của ngài Alexandre de Rhodes đến viếng mộ ông ấy hay không.
Thoáng chút đăm chiêu, ông trả lời rằng: vì là một thầy tu cho nên khi mất đi cũng như bao người khác Alexandre de Rhodes cũng không có vợ con. Và họ hàng thì cũng ở xa tít tận châu âu cho nên chắc cũng không ai còn nhớ.
Vì thế trong 17 năm nay ông cũng chưa hề nghe thấy một người họ hàng hay con cháu nào của ông đến thăm. Chỉ thĩnh thoảng đôi khi ông thấy có một vài người Việt Nam đến viếng mà khi đó thì ông cũng không biết họ là ai và có quan hệ như thế nào với người đã mất…
THAY LỜI TRI ÂN
Theo truyền thống của những người Iran, tôi lấy một ít nước rửa lên nấm mồ của Cụ. Những giọt nước mát trong chảy lên bia mộ Cụ tựa như lời thì thầm của chúng tôi xin gửi đến người. Cả một đời Cụ cống hiến vì đạo. Và trong quá trình truyền giáo, với mục đích mong muốn truyền tải những thông điệp trong kinh thánh một cách dễ dàng hơn.
Ông đã không quản khó nhọc để tìm cách sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Việt. Và đến khi cuối đời, Ngài đã lặng lẽ nằm lại nơi xứ người. Có lẽ giờ đây Cụ không còn một người bà con họ hàng nào nhớ đến Cụ để thỉnh thoảng ghé thăm chăm nom nấm mồ của Cụ nữa, nhưng có lẽ Cụ cũng ấm lòng khi biết rằng vẫn còn đó những người con nước Việt.
Vẫn còn đó: hơn 90 triệu người con nước Việt trên khắp 5 châu sẽ Mãi Mãi không bao giờ quên ơn Ngài. Vị đã có công vĩ đại trong việc chấm dứt 1000 năm tăm tối, 1000 năm khốn khó khi những người Việt phải đi mượn chữ Tàu ghi lại tiếng Việt.
Và giờ đây, hạnh phúc thay. Chúng ta đã có được bảng chữ cái của riêng mình. Một bảng chữ cái dựa trên các ký tự La Tinh nhưng vô cùng uyển chuyển và dễ học.
Xin cám ơn Ngài, vị đại ân nhân của những người con nước Việt. Xin tri ân Ngài với lòng kính yêu sâu sắc: Alexandre de Rhodes !”
Vùng đất Esfahan, Iran nơi ngài Alexandre de Rhodes an nghỉ. Ảnh google map
SỰ CHỈ GIÚP CỦA NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT BỤNG
Từ lời gợi ý của một chị bạn, chúng tôi biết được thông tin về ngôi mộ của Alexandre de Rhodes được an táng trong một nghĩa trang Công Giáo của người Armenia tại Esfahan. Nhưng do thời gian lưu lại nơi đây khá ngắn, vì thế hy vọng được đến viếng thăm ngôi mộ của ông là khá mong manh cho chúng tôi.
Khi nghe chúng tôi nói về ước nguyện của mình, cô Malih- một hướng dẫn viên người Iran vô cùng thông cảm và hết sức tận tình giúp đỡ. Mặc dù với thâm niên hơn 10 năm làm nghề hướng dẫn viên, đã đưa biết bao nhiêu đoàn khách từ khắp năm châu đến thăm Esfahan, nhưng là người Hồi giáo cho nên cô chưa hề biết đến thông tin về khu nghĩa trang người Công Giáo Armenia nằm ở đâu. Và cô cũng không hề biết đến thông tin nào về Alexandre de Rhodes.
Người đã giúp anh Trường có được tờ giấy phép
vào thăm mộ ngài Alexandre de Rhodes
Sau quá trình tìm kiếm, thông qua một người bạn gái gốc Armenia, cô Mila hỏi thăm được địa chỉ của nghĩa trang. Nhưng vấn đề là không phải ai cũng được vào thăm nghĩa trang. Mà cần phải có sự đồng ý của người quản lý ở nghĩa trang.
Một lần nữa, chúng tôi may mắn gặp được một vị quản lý ở nhà thờ Vank, ông đã nhiệt tình viết cho chúng tôi một tờ giấy phép để xuất trình cho người quản lý ở nghĩa trang.
Cầm tờ giấy trên tay, chúng tôi vội vàng đi về phía ngoại ô thành phố Esfahan. Nơi có nghĩa trang của cộng đồng người Armenia sống tại đây.
NƠI NGƯỜI NẰM XUỐNG
Trước mặt chúng tôi là một nghĩa trang rộng lớn. Những dãy mộ xếp hàng dài nối bên nhau mênh mông. Chúng tôi biết là sẽ không dễ dàng để tìm ra vị trí lăng mộ của Ngài. Chúng tôi tìm gặp một cụ già quản mộ ở đây dò hỏi. Cụ nhanh chóng lên xe đưa chúng tôi đến ngôi mộ có tên Alexandre de Rhodes….
Đường vào nghĩa trang nơi ngài Alexandre de Rhodes an nghỉ
Hôm chúng tôi đến, là ngày đầu năm mới của tết cổ truyền Nowruz của người Ba Tư (Iran), một vài ngôi mộ gần đấy được đặt những chậu hoa. Còn ngôi mộ của Cụ không có một cành hoa nào, đó chỉ là một nấm mồ nhỏ làm bằng một tảng đá hình chữ nhật nằm khép mình khiêm tốn bên những ngôi mộ khác.
Anh Trường cùng mọi người mua hoa trước khi đến
thăm mộ ngài Alexandre de Rhodes
Một niềm xúc cảm thân thương nghẹn ngào mà tôi không thể tả thành lời đang tuông chảy trong tôi. Đây là nơi an nghỉ của người đã có đóng góp vô cùng to lớn cho dân tộc Việt Nam. Dưới lớp đất ấy là thi hài của một người phương Tây xa lạ.
Ông đã mất từ gần 4 thế kỉ trước nhưng ông là người đã giúp cho dân tộc Việt Nam có được một bảng chữ cái với các thanh sắc uyển chuyển nhẹ nhàng, nhằm để ghi lại và diễn đạt tiếng mẹ Việt Nam.
Mộ ngài Alexandre de Rhodes
Đặt một chậu hoa tím mua được trong một hiệu bán hoa tết của người Iran lên mộ Cụ. Chúng tôi không ai nói lời nào. Nhưng giữa chúng tôi có một sự đồng cảm sâu sắc. Chấp tay lên ngực, tôi khẻ cúi đầu xin gửi đến người một lời tri ân sâu sắc.
Nhìn thái độ thành khẩn và tôn kính của chúng tôi dành cho người nằm dưới nấm mộ. Người quản trang hỏi cô Malih: ông ấy là ai mà chúng tôi có vẽ tôn kính thế.
Và ông đã vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng đây là người đã có công hoàn thiện bản chữ cái cũng như xuất bản những quyển tự điển Việt -Bồ- La tinh đầu tiên cho người Việt Nam từ những năm 1651.
Người con Đất Việt đặt lên mộ ngài bó hoa tươi thắm
với tấm lòng thành kính
NGƯỜI QUẢN NGHĨA TRANG
Qua cuộc chuyện trò, tôi đuợc biết người quản trang có tên gọi là Rostam Gharibian, ông đã làm việc ở đây được 17 năm.
Tôi hỏi, trong 17 năm đó có bao giờ ông thấy ai là con cháu hay người thân của ngài Alexandre de Rhodes đến viếng mộ ông ấy hay không.
Thoáng chút đăm chiêu, ông trả lời rằng: vì là một thầy tu cho nên khi mất đi cũng như bao người khác Alexandre de Rhodes cũng không có vợ con. Và họ hàng thì cũng ở xa tít tận châu âu cho nên chắc cũng không ai còn nhớ.
Vì thế trong 17 năm nay ông cũng chưa hề nghe thấy một người họ hàng hay con cháu nào của ông đến thăm. Chỉ thĩnh thoảng đôi khi ông thấy có một vài người Việt Nam đến viếng mà khi đó thì ông cũng không biết họ là ai và có quan hệ như thế nào với người đã mất…
Anh Trường cùng người quản trang
THAY LỜI TRI ÂN
Theo truyền thống của những người Iran, tôi lấy một ít nước rửa lên nấm mồ của Cụ. Những giọt nước mát trong chảy lên bia mộ Cụ tựa như lời thì thầm của chúng tôi xin gửi đến người. Cả một đời Cụ cống hiến vì đạo. Và trong quá trình truyền giáo, với mục đích mong muốn truyền tải những thông điệp trong kinh thánh một cách dễ dàng hơn.
Ông đã không quản khó nhọc để tìm cách sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Việt. Và đến khi cuối đời, Ngài đã lặng lẽ nằm lại nơi xứ người. Có lẽ giờ đây Cụ không còn một người bà con họ hàng nào nhớ đến Cụ để thỉnh thoảng ghé thăm chăm nom nấm mồ của Cụ nữa, nhưng có lẽ Cụ cũng ấm lòng khi biết rằng vẫn còn đó những người con nước Việt.
Vẫn còn đó: hơn 90 triệu người con nước Việt trên khắp 5 châu sẽ Mãi Mãi không bao giờ quên ơn Ngài. Vị đã có công vĩ đại trong việc chấm dứt 1000 năm tăm tối, 1000 năm khốn khó khi những người Việt phải đi mượn chữ Tàu ghi lại tiếng Việt.
Những người con đất Việt kính cẩn nghiêng mình
trước mộ Ngài ALEXANDRE DE RHODE
Và giờ đây, hạnh phúc thay. Chúng ta đã có được bảng chữ cái của riêng mình. Một bảng chữ cái dựa trên các ký tự La Tinh nhưng vô cùng uyển chuyển và dễ học.
Xin cám ơn Ngài, vị đại ân nhân của những người con nước Việt. Xin tri ân Ngài với lòng kính yêu sâu sắc: Alexandre de Rhodes !”
Esfahan, Iran. 21/3/2017
Nguồn: Dân Quyền
Một chuyến đi viếng Ngài Alexandre de Rhodes đong đầy nước mắt biết ơn của những người con đất Việt . Cảm ơn các bạn đã thay chúng tôi đi đến phần mộ viếng cụ Alexandre de Rhodes, người có công tạo nên chữ Quốc ngữ Việt nam .
Trả lờiXóaRất cám ơn Anh Trường . Anh đã thay mặt cho hàng triệu người Việt trước mộ vị ân nhân vĩ đại của VN . Giờ này chắc Linh Hồn LM Alexandre de Rhodes , nhà thừa sai nhiệt thành , đã an nghỉ trong Chúa, Ngài cũng sẽ rất vui nhìn thấy một người VN là anh Trường đã nhớ đến Ngài và xin Chúa ban phước lành cho Anh !
Trả lờiXóaThật cảm động. Xin ngàn lần biết ơn Người
Trả lờiXóaĐọc bài này thấy rất xúc động.
Trả lờiXóaVâng, xin vô vàn lần cám ơn Ngài Alexandre de Rhodes! Chính ngài đã giúp cho dân tộc Việt Nam có được chữ viết của riêng mình, thoát khỏi hơn một nghìn sáu trăm năm phải “ăn nhờ ở đậu” chữ viết ngoại bang. Chỉ có chữ Việt mà ngài góp công sáng tạo ra mới có thể gìn giữ được tiếng nói Việt một cách đầy đủ và đẹp đẽ nhất, mới chính thức là “chữ ta”. Vâng, chính ngài nhắc nhớ chúng con phải gìn giữ chữ Việt như linh hồn văn hóa Việt qua lời nhà văn hóa Phạm Quỳnh: “Tiếng ta còn thì nước ta còn”! “Tiếng ta” chỉ còn khi chúng ta gìn giữ được “chữ ta”.
Nhân đây, xin các bậc thức giả làm cách nào can giúp ông Bùi Hiền để ông ấy thôi đi cái công việc vô bổ và nguy hiểm là làm hại “chữ ta”, thậm chí có thể bị lợi dụng vào những mục đích mờ ám. Nghe nói ông Bùi Hiền là giáo viên dạy tiếng Trung. “Cải cách” của ông ấy thực chất là cách phiên âm tiếng Trung trong các giáo trình dạy cho người ngước ngoài học tiếng Trung của người Tàu mà ông ấy copy. Cách này chỉ dùng cho việc học những chữ không biểu âm chứ không thể dùng cho những chữ biểu âm, trong đó có chữ Việt hiện đại. Nếu ai học và dạy tiếng Trung thì chỉ cần vài tháng là làm được theo cách này, còn ông Hiền phải cần tới 40 năm, mới thấy cái khả năng và cái kết quả của ông ấy nó thảm đến mức nào. Hãy cứu ông ấy khỏi cơn cuồng mộng có thể khiến ông có những hành vi không phù hợp. Nhưng quan trọng hơn, hãy bảo vệ “chữ ta” khỏi một âm mưu đen tối hình như bắt đầu nhen nhóm.
Cái âm mưu ấy đã có nửa thế kỉ nay rồi .
XóaBây giờ có gian tặc phụ trợ nên nó mới ngóc đầu lên làm loạn , thưa quớ vị .
Thăm viếng mộ Người , Ngài Alexandre de Rhodes ở tận đất nước Iran xa xôi quả là một việc vô cùng ý nghĩa ,tri ân người đã có công lao vĩ đại tạo dựng ra bộ chữ Latin truyền tải tiếng Việt vô cùng hữu hiệu .
Trả lờiXóaCám ơn anh Trường ,sự hiện diện của anh nơi mộ Người như đại diện cho những người biết ơn Cụ nhưng không có điều kiện và cơ may thăm viếng nơi Cụ yên nghỉ .
Linh mục Alecxandre de Rhodes để lại một sự nghiệp huy hoàng cho dân Việt Nam, mặc dù ngôi mộ thật đơn sơ giản dị. Có người lăng mộ nguy nga đồ sộ, nhưng để lại nỗi thống khổ truyền đời cho dân ta. Ngẫm thấy trớ trêu thay.
Trả lờiXóaLinh mục Alexandre de Rhodes (người Công Giáo hay nhắc đến cha với cái tên Việt của ngài là cha Đắc Lộ) cả đời hy sinh cho việc truyền giáo, chắc cũng không cảm thấy hối tiếc với quyết định gởi "xác đất, vật hèn" nơi cánh đồng truyền giáo cuối cùng mà ông đã dày công vun xới là Iran.
Trả lờiXóaĐọc bài này, tôi có một mơ ước là tìm được họ hàng của cha ở Pháp (tổ tiên của cha là người gốc Do Thái ) để nói cho họ nghe rằng có biết bao nhiêu người Việt như tôi rất hãnh diện được tổ tiên của họ là vị linh mục khả kính Đắc Lộ đến truyền giáo, yêu thương và giải thoát dân tôi phần nào khỏi vòng nô lệ văn hoá của người Tàu, và chúng tôi muôn đời thọ ơn cha. Nhờ ông mà ngày nay tôi không phải uất ức khi nói hay viết về quá khứ oai hùng của tổ tiên mình bằng cái mớ "gạch gạch một đống",cũng là sản phẩm của kẻ thù xâm lược truyền kiếp mà tổ tiên tôi khi xưa cứ mãi loay hoay chưa thoát ra được vòng nô lệ của chúng!
Theo Wikipedia, linh mục Alexandre de Rhodes, một tu sĩ dòng Tên (Jesuit) được bề trên phái đến Việt Nam năm 1627. Ở đó vài năm, ngài chuyên tâm lo việc giảng đạo, dạy dỗ giáo dân và có ước vọng hệ thống hoá chữ Nôm bằng mẫu tự Latin cho dễ hiểu (hay giải phóng tiếng Việt khỏi vòng nô lệ của chữ Hán). Nhưng năm 1630 ông đã bị Trịnh Tráng trục xuất khỏi VN vì lo sợ đạo Công Giáo dần trở nên phổ biến (nguyên mình cha Alexandre de Rhodes thôi đã rửa tội cho 6000 tân tòng. Tuy nhiên do cơ duyên với người Việt vẫn còn nên 10 năm sau cha lại tích cực "vận động" xin trở lại VN, và lần này cha đã biến ước nguyện của mình thành hiện thực trong việc La tinh hoá ngôn ngữ mà cha mô tả là "nghe như tiếng chim" thành chữ Quốc ngữ có hệ thống mà người Việt đang xử dụng hiện nay....cho đến khi Nguyễn Phúc Lan tuyên án tử hình vị ân nhân vĩ đại này (án này sau đó được hạ xuống còn án lưu đày biệt xứ vào năm 1649 và cha phải về nước). Thật đáng tiếc, cha không còn được trở lại VN nữa để nhìn thành quả lao động của mình đơm hoa, kết trái như ngày nay.
Trả lờiXóaĐọc bài báo này, tôi đã phát khóc vì cảm nhận được công lao to lớn của cha Đắc Lộ đã cống hiến cho người Việt Nam ta. Trước ngày 30/4/1975, ở Bảy Hiền có trường trung học Đắc Lộ. Sau đó bị nhà nước Việt Cộng quản lý và đổi tên thành trường Nguyễn Thượng Hiền.
Trả lờiXóaNguyễn Thượng Hiền dù là thánh cũng chỉ là lớp con cháu của cụ tổ Alexandre de Rhodes. Những người CS VN đã làm đảo lộn tất cả.
XóaMột bài viết được viết bằng trái tim của tác giả . Thật vô cùng cảm động : " Còn ngôi mộ của Cụ không có một cành hoa nào, đó chỉ là một nấm mồ nhỏ làm bằng một tảng đá hình chữ nhật nằm khép mình khiêm tốn bên những ngôi mộ khác." Đến đây , tác giả đã làm độc giả khóc rồi . Hơn 90 dân VN hiện nay nợ ngài Alexandre de Rhodes một lời tri ân . Cám ơn tác giả , người VN đầu tiên và duy nhất đã đến thăm mộ ngài và tặng ngài một bó hoa tím tuyệt đẹp.
Trả lờiXóaHình nh Trần Thị Thảo chưa đọc dòng này "Vì thế trong 17 năm nay ông cũng chưa hề nghe thấy một người họ hàng hay con cháu nào của ông đến thăm. Chỉ thĩnh thoảng đôi khi ông thấy có một vài người Việt Nam đến viếng mà khi đó thì ông cũng không biết họ là ai và có quan hệ như thế nào với người đã mất…
Xóa"
TÔI ĐỀ NGHỊ RƯỚC HÀI CỐT CỤ ALEXANDRE DE RHODES VỀ VIỆT NAM VÀ CHỌN MỘT ĐỊA ĐIỂM XỨNG ĐÁNG ĐÊ CỤ AN NGHĨ NGHÌN NĂM TRONG LÒNG ĐẤT VIỆT, THƯỜNG XUYÊN ĐƯỢC CON CHÁU NGƯỜI VIỆT THĂM VIẾNG KHÓI HƯƠNG!
Trả lờiXóaĐỒNG BÀO NGHĨ SAO? GS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG
Vừa qua đã có đưa di cốt vua Hàm Nghi về VN. Tôi ngạc nhiên là không ai nghĩ đến việc đưa hài cốt Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết từ nghĩa địa Long Châu Sa về nước. Cụ Thuyết là nhân vật lịch sử quan trọng nhất trong một giai đoạn lịch sử chống Pháp mà vua Hàm Nghi thực ra chỉ là một vai trò trong bối cảnh đó. Rất mong các Vị góp tiếng nói trong việc nghĩa này.
XóaÝ của GS Nguyễn Đăng Hưng thật tuyệt.
XóaGS Nguyễn Đăng Hưng có một ý kiến rất xác đáng, rất cần đưa mộ của "CỤ ALEXANDRE DE RHODES VỀ VIỆT NAM VÀ CHỌN MỘT ĐỊA ĐIỂM XỨNG ĐÁNG ĐÊ CỤ AN NGHĨ NGHÌN NĂM TRONG LÒNG ĐẤT VIỆT, THƯỜNG XUYÊN ĐƯỢC CON CHÁU NGƯỜI VIỆT THĂM VIẾNG KHÓI HƯƠNG!". Bởi đó không những để tri ân cụ mà còn để lòng mình được yên vui.
XóaVấn đề còn lại là ai sẽ đứng ra làm việc này? Trong khi đang kỳ thị tôn giáo.
Tôi rất đồng tình với ý kiến của GS Nguyễn Đăng Hưng. Vấn đề này theo tôi người dân chúng ta nên tự vận động và tự làm chứ không thể chờ chính quyền làm được, vì chính thể này vốn nổi tiếng là loại vô ơn bạc nghĩa rồi.
XóaCũng may cho Cha Đắc Lộ. Nếu mà cha đã được an táng ở VN, thì giờ nầy xương cốt cha đã được bốc lên, quẳng về miền xứ lạ !
Trả lờiXóaTại vườn hoa Chi Lăng đường Điện Biên Phủ HN nên thay tượng Lê nin bằng Đài tưởng niệm ngài Alexandre de Rhodes và vườn hoa mang tên Ngài.Đức cha phải được thờ là vị Thánh Chữ của dân tộc Việt Nam
Trả lờiXóaNghĩa trang của người ta sao đẹp thế ? Và Ngôi mộ của LM A. de Rhodes mấy trăm năm không hề đổ nát !
Trả lờiXóaLà người con nước việt mỗi lần đọc lại tôi đều rơi nước mắt xin ngàn lần tri ân cụ.
Trả lờiXóaNgài Alexandre de Rhodes là ân nhân của mọi người Việt, xin ngàn lần cảm ơn ngài.
Trả lờiXóaTôi cũng rất xúc động khi đọc bài này của anh Tường, xin cảm ơn anh và xin chúc mừng anh là người đầu tiên đã làm một việc vô cùng ý nghĩa cho anh, cho tôi và cho dân tộc Việt Nam.
Cha Đắc Lộ, quê tôi còn gọi là Bá Đa Lộc, người đã có công sáng tạo ra chữ viết cho dân tộc Việt nam. Dễ học dễ nhớ và dễ đọc. Nếu cứ học chữ nôm, chữ hán của người Tàu có lẽ 70% dân số Việt Nam ngày nay mù chữ.
Trả lờiXóaNgàn lần cảm ơn ngài Alexandre de Rhodes.
Chữ Quốc ngữ hiện nay Việt nam đang dùng rất hiện đại văn minh, thế mà Phò giáo sư Bùi Hiền định cải cách theo phiên âm Tàu là cực kỳ phản động, có thể gọi Bùi Hiền là tên Hán nô cũng không oan.
Trả lờiXóaBùi Hiền hãy từ bỏ ý tưởng điên rồ này đi càng sớm càng đỡ xấu hổ.
Dân VN biết ơn ngài Alexandre de Rhodes. Đã khai sáng cho Việt Nam thoát khỏi nền văn hoá lệ thuộc Tàu khựa.
Đọc bài viết này tôi cảm thấy ấm lòng, một vài người Việt đã từng đến và nay các bạn đến và kể về câu chuyện này. Người Việt chúng tôi không phải là kẻ vô ơn! KÍnh cẩn cám ơn Ngài Alexandre de Rhodes! Chữ quốc ngữ Việt Nam còn tên tuổi Ngài còn, thưa Ngài!
Trả lờiXóa