Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế. Ảnh: Báo Tuổi trẻ.
Giám đốc TTBT Di tích Cố đô Huế lái luật,
lừa lãnh đạo, lừa dân ?
Trong câu trả lời phỏng vấn báo điện tử ngaymoionline.vn, của Hội Người Cao Tuổi, ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm BTDT CĐ Huế nhận định về việc xây dựng trong các khu vực bảo vệ di tích như sau:
Trong câu trả lời phỏng vấn báo điện tử ngaymoionline.vn, của Hội Người Cao Tuổi, ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm BTDT CĐ Huế nhận định về việc xây dựng trong các khu vực bảo vệ di tích như sau:
“…Trên thực tế, cả trong Công ước về di sản thế giới (quy định về vùng lõi và vùng đệm) và Luật Di sản văn hóa của Việt Nam (quy định về khu vực I và II) vẫn cho phép xây dựng những công trình thiết yếu phục vụ việc bảo vệ hay phát huy giá trị di sản trong khu vực II (hay vùng đệm), miễn là việc xây dựng đó không làm ảnh hưởng đến giá trị nổi bật toàn cầu và việc bảo vệ di sản đó một cách bền vững. Điều 32 Luật Di sản văn hóa, mục b ghi rõ: “Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh khu vực bảo vệ I của di tích, có thể xây dựng những công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường- sinh thái của di tích...”
Bình luận: TS Phan Thanh Hải dẫn Công ước về di sản thế giới và Luật Di sản văn hóa của Việt Nam (quy định về khu vực I và II) khẳng định:
“vẫn cho phép xây dựng những công trình thiết yếu phục vụ việc bảo vệ”. Nhưng ông không dẫn điều nào của Công ước về di sản thế giới cho phép mà ông chỉ dẫn Điều 32 mục b ghi: “Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh khu vực bảo vệ I của di tích, có thể xây dựng những công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường- sinh thái của di tich...”
Tôi có mấy nhận xét sau:
1. Trong mục b Luật Di sản văn hóa VN được TS Phan Thanh Hải trích dẫn không có chỗ nào “cho phép xây dựng những công trình thiết yếu phục vụ việc bảo vệ” cả. Đây là luật chữ nào mang ý nghĩa chữ ấy, câu nào đúng nghĩa của câu ấy. Không thể tùy tiện diễn dịch như thế để xây dựng vi phạm di tích. Diễn dịch như thế dẫn đến hậu quả phạm luật.
2. Tôi tìm Điều 32 mục b trong Luật Di sản Văn hóa năm 2001 được sửa đổi bổ sung năm 2009 tại (tr. 50-51) thi hành từ năm 2009 đến nay không thấy mục b như đoạn trích trên. Toàn văn Điều 32 Luật Di sản Văn hóa năm 2001 được sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:
“1. Các khu vực bảo vệ di tích bao gồm:
a) Khu vực bảo vệ I là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích;
b) Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I.
Trong trường hợp không xác định được khu vực bảo vệ II thì việc xác định chỉ có khu vực bảo vệ I đối với di tích cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, đối với di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định, đối với di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Các khu vực bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều này phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định trên bản đồ địa chính, trong biên bản khoanh vùng bảo vệ của hồ sơ di tích và phải được cắm mốc giới trên thực địa.
3. Khu vực bảo vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian. Trường hợp đặc biệt có yêu cầu xây dựng công trình trực tiếp phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, việc xây dựng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền xếp hạng di tích đó.
Việc xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II đối với di tích cấp tỉnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Việc xây dựng công trình quy định tại khoản này không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích.”
Sau nhiều ngày tìm kiếm để hiểu sự thực, may sao tôi vô FB Di Tích Huế thấy có đăng Luật Di sản Văn hóa năm 2001 và đọc thấy đoạn trích dẫn luật Điều 32 mục b của TS Phan Thanh Hải - Giám đốc TTBTDT Cố đô Huế nằm gọn trong Luật 2001. Đối chiếu Điều 32 trong Luật Di sản năm 2001 và Điều 32 trong Luật Di sản đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009 sửa đổi bổ sung hoàn toàn khác nhau. (Xem hình bên trái ở dưới).
.
Hơn bốn tháng qua TS Phan Thanh Hải sử dụng Điều 32 mục b của Luật Di sản 2001 để họp báo, để trả lời báo chí, báo cáo với Hội đồng Nhân dân tỉnh TTH trong việc bảo vệ dự án xây dựng bãi đỗ xe trên khu đất lưu đức bên trái trước lăng Khải Định. Hành động đó có phải TS Giám đốc TTBT Di tích Cố đô Huế đã lái luật, lừa lãnh đạo, lừa dân không? Mong Giám đốc thực hiện trách nhiệm của mình bỏ chút thì giờ quý báu trả lời hộ ngay tại đây. Cám ơn.
Còn việc vì sao TS Phan Thanh Hải không sử dụng Luật Di sản đã sửa đổi bổ sung năm 2009, việc xây dựng bãi đỗ xe trên khu vực bảo vệ II đúng hay sai tôi sẽ bình luận tiếp trong các bài sau.
Huế, Ngày 26-12-2017
Nguyễn Đắc Xuân
Lừa dân thì có . Còn lừa lãnh đạo thì cần phải xem lại .Ai lại dám đi lừa thành hoàng thổ địa !
Trả lờiXóaBao nhiêu xương máu, nhiệt huyết đã tiêu hao vào việc xây dựng một xã hội như thế này sao: thành thật, thẳng thắn thường thua thiệt; luồn lách, lươn lẹo lẹ lên lương???
Trả lờiXóaRõ là , " Lừa bịp " dân nói chung , giới trí thức nói riêng bây chừ ... hơi bị khó .
Trả lờiXóaTs Phan thanh Hải vì Huế, vì Tổ Quốc hay vì quyền lợi riêng mình và phe nhóm ? Các vị cố vương triều Nguyễn đang oằn mình vì ông đấy !
Trả lờiXóa