Ngày bị tù oan mới 19 tuổi, ngày được minh oan, ông Chiến đã già
Luân Lê
NHỮNG CON DÃ THÚ
Những kẻ mang danh điều tra viên trong vụ án này đã đánh đập dã man, ép người khác nhận tội và chỉ cách cho người bị tình nghi phải thực nghiệm hiện trường theo mới thả những người khác ra.
Một lũ vô lương và còn hơn cả loài cầm thú nhân danh lực lượng công quyền để làm những thứ vô pháp, vô nhân.
Nếu hung thủ không bị bắt và ông ấy đã chết trong ngục tù thì có lẽ thân phận của ông vẫn nằm trong vòng oan khiên nghiệt ngã.
Đó là lý do để luôn cần phải có sự hiện diện của luật sư khi cơ quan điều tra triệu tập nghi can, người bị mời làm việc, và đó cũng là lý do để thay đổi luật tố tụng về trình tự, thủ tục chứng minh tội phạm cũng như luật về chứng cứ, ở đó không được điều tra khép kín (phải có ghi âm, ghi hình khi tiếp xúc nghi can, bị can, bị cáo), không được trọng cung hơn trọng chứng và phải chuyển trại tạm giam, nhà tạm giam, tạm giữ cho cơ quan khác (Bộ Tư pháp) quản lý độc lập với cơ quan điều tra.
Không gì chúng không dám làm. Quả thực là kinh khiếp với những kẻ nhân danh luật pháp để chà đạp luật pháp và cướp đoạt thân phận một con người dễ hơn cả một con thú.
Những tay điều tra viên, kiểm sát viên và hội đồng xét xử trong vụ án này có phải chịu tội không hay vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật sau khi bức hại một phần tư đời người người khác?
----------------------
16 năm ngồi tù oan chỉ vì cung cấp thông tin
kẻ giết người
Pháp luật Việt Nam
Thứ Tư, 24/12/2014 14:00 GMT+7
(PLO) - 16 năm ngồi tù, cho đến tận khi đã thi hành xong bản án, ổn định cuộc sống, ông Chiến mới được minh oan khi hung thủ thực sự bị bắt.
Thứ Tư, 24/12/2014 14:00 GMT+7
(PLO) - 16 năm ngồi tù, cho đến tận khi đã thi hành xong bản án, ổn định cuộc sống, ông Chiến mới được minh oan khi hung thủ thực sự bị bắt.
Bỗng dưng bị khép tội giết người
Vụ án oan xảy ra ngày 19/5/1979. Khi đó, chàng thanh niên tên ông Trần Văn Chiến (SN 1960, ngụ ấp Nam, xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) vừa đi làm đồng về. Cùng lúc này, em họ tên U chạy ngang qua nói: “Tao giết thằng Sên” rồi lấy chiếc túi nhét vội mấy quần áo bỏ đi.
Hai ngày sau, cả ấp rúng động khi trưởng công an xã được phát hiện đã chết ngoài bãi đất hoang. Cảnh sát xác định nạn nhân bị giết. Hay tin, ông Chiến giật mình nhớ lại lời U nói, vội sang kể với người thím, rồi chạy đến công an xã cung cấp thông tin.
Lạ rằng vừa khai xong mấy câu, ông bị công an xã bắt trói, ép nhận tội giết người. “Ở trại tạm giam khoảng 2 tuần, ông Chiến đành nhận tội giết trưởng công an vì bị đánh quá đau. Ngày CQĐT dựng lại hiện trường, ông Chiến cầm gậy quơ tứ tung theo “hướng dẫn” của điều tra viên. Chàng thanh niên 19 tuổi bị khép vào tội giết người. “Tìm được hung thủ”, CQĐT mới thả những người bị tạm giam trước đó.
Ngày 20/3/1980, TAND tỉnh Tiền Giang đưa bị cáo ra xét xử. Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo không nhận tội và khẳng định hung thủ thật sự là U. Nhưng HĐXX vẫn tuyên ông Chiến án chung thân với tội “giết người”:
“Tui đã kí hết vào các giấy tờ, lúc trong trại tạm giam nói câu nào bị đánh câu đó, đau quá mới kí bậy. Ra toà kêu oan cũng chẳng ai nghe. Tui ức quá nhận hết, ai bảo gì tui đều gật đầu nhận”, ông Chiến kể.
Nhờ cải tạo tốt, ông Chiến được giảm án, thả tự do từ ngày 21/8/1995. Thời gian ngồi tù tổng cộng 16 năm 3 tháng.
16 năm tù oan được bồi thường hơn 200 triệu
Ra tù đã gần 36 tuổi, ông Chiến mang trong mình bản án giết người, nỗi mặc cảm tương lai tối mịt. Cầm 100 ngàn đồng cán bộ trại giam cho, ông ở lại Gia Lai tìm việc. Thanh niên vừa ra tù may mắn được cô gái Nguyễn Thị Hồng Loan đem lòng cảm mến, cưu mang.
Sau khi người vợ sinh con được 3 tháng, ông xin phép đưa gia đình về quê. Cuộc trở về không như ông mong đợi. Mọi người đều nhìn ông bằng con mắt xa lạ, ghét bỏ. Gia đình nghèo khó không giúp được gì. Ông đành dắt vợ con ra dựng tạm chòi lá tá túc nhờ mảnh đất hoang của người cậu. Tiếng xấu giết người vẫn đè lên cái tên. Mỗi lần đi làm thuê ở đâu, ông đều bị “soi” bởi lý lịch “đen”.
Mãi gần 2 năm sau ra tù, ông Chiến mới được minh oan. Đó là một ngày giữa tháng 10/1997, ông Chiến đang trồng rau ngoài đồng thì hay tin U bị bắt bên Lào, công an đã giải về Tiền Giang.
Cơ hội được minh oan đã đến, ông Chiến bỏ lại cuốc, cào chạy ào về nhà hỏi chuyện. Ông khóc òa vì sung sướng, từ nay đã được thoát tiếng oan giết người. Mấy ngày sau, công an tỉnh cứ vài ngày lại mời ông lên làm việc.
Nhà có mỗi chiếc xe đạp, ông lại lạch cạch đạp hơn 40km “hầu án”: “Bắt thằng U rồi, họ (ý nói cán bộ công an) vẫn chưa tin tui. Phần tui chẳng nghe đả động gì đến chuyện giải oan, nhà lại thiếu gạo đành bỏ dở đi làm thuê”.
Trở lại diễn biến vụ án trưởng công an xã bị sát hại, hung thủ thực sự Trần Văn U khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. U khai nghiện rượu, mỗi lần say xỉn gây mất trật tự địa phương nên bị công an xã mời đến giáo dục nhiều lần. Nhưng U không sửa đổi mà vẫn chứng nào tật ấy mà còn sinh ra thù hằn người lập hồ sơ đưa mình đi cưỡng bức lao động.
Khoảng 14h ngày 19/5/1979, U thấy anh Sên đi bộ đã bí mật chuẩn bị 2 cây gậy “mai phục”. Nạn nhân bị đánh vào đầu dẫn đến tử vong. Sau khi gây án, hung thủ kéo xác nạn nhân đến giấu tại nghĩa địa, bỏ trốn về Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu, sang tận Lào sinh sống. Ngày 24/10/1997, U bị bắt theo lệnh truy nã số 82 ngày 13/6/1979 của CA Tiền Giang.
Ngày 5/7/2001, TAND Tiền Giang đưa ra xét xử vụ án. Bị cáo khai một mình thực hiện hành vi giết người, không liên quan gì đến ông Chiến. Bị cáo U nhận án chung thân về tội giết người, 3 năm tù về tội cướp tài sản. Ông Chiến được tuyên không phạm tội giết người.
Ông Chiến sau đó đã làm đơn yêu cầu các cơ quan gây oan sai cho mình đền bù 800 triệu đồng. Đến tháng 12/2004, ông Chiến được TAND Tiền Giang đền bù oan sai 252 triệu đồng, đồng thời công khai xin lỗi tại địa phương, trên báo đài.
Những người thực thi công quyền cẩu thả, ông Chiến đã bị “nhốt” cả đời trai trẻ trong nhà lao. 16 năm tù đủ dài để con người ta xây dựng một cuộc sống đàng hoàng. Chừng đó thời gian cũng đủ biến một thanh niên trẻ khoẻ thành ông già trong nhà tù.
“Ra tù, tui mất hết tương lai. Căn nhà vợ chồng đang ở là do một người Việt kiều biết hoàn cảnh tù oan đã tài trợ xây dựng. Nhưng chủ đất nói gần nói xa, ý muốn đòi lại đất. Các con tui vì nghèo phải bỏ học giữa chừng. Tất cả do tù oan mà ra”, ông uất ức.
Tiễn khách ra ngõ, người đàn ông nhắc lại: “Hồi trước toà án tỉnh gọi tui lên thương lượng. Họ nói chỉ bồi thường chừng đó tiền (chính xác là 252,7 triệu đồng), nếu không đồng ý thì ra toà. Lúc đó toà xử xử. Tui không hiểu, đành gật đầu chấp nhận”./.
Vụ án oan xảy ra ngày 19/5/1979. Khi đó, chàng thanh niên tên ông Trần Văn Chiến (SN 1960, ngụ ấp Nam, xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) vừa đi làm đồng về. Cùng lúc này, em họ tên U chạy ngang qua nói: “Tao giết thằng Sên” rồi lấy chiếc túi nhét vội mấy quần áo bỏ đi.
Hai ngày sau, cả ấp rúng động khi trưởng công an xã được phát hiện đã chết ngoài bãi đất hoang. Cảnh sát xác định nạn nhân bị giết. Hay tin, ông Chiến giật mình nhớ lại lời U nói, vội sang kể với người thím, rồi chạy đến công an xã cung cấp thông tin.
Lạ rằng vừa khai xong mấy câu, ông bị công an xã bắt trói, ép nhận tội giết người. “Ở trại tạm giam khoảng 2 tuần, ông Chiến đành nhận tội giết trưởng công an vì bị đánh quá đau. Ngày CQĐT dựng lại hiện trường, ông Chiến cầm gậy quơ tứ tung theo “hướng dẫn” của điều tra viên. Chàng thanh niên 19 tuổi bị khép vào tội giết người. “Tìm được hung thủ”, CQĐT mới thả những người bị tạm giam trước đó.
Ngày 20/3/1980, TAND tỉnh Tiền Giang đưa bị cáo ra xét xử. Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo không nhận tội và khẳng định hung thủ thật sự là U. Nhưng HĐXX vẫn tuyên ông Chiến án chung thân với tội “giết người”:
“Tui đã kí hết vào các giấy tờ, lúc trong trại tạm giam nói câu nào bị đánh câu đó, đau quá mới kí bậy. Ra toà kêu oan cũng chẳng ai nghe. Tui ức quá nhận hết, ai bảo gì tui đều gật đầu nhận”, ông Chiến kể.
Nhờ cải tạo tốt, ông Chiến được giảm án, thả tự do từ ngày 21/8/1995. Thời gian ngồi tù tổng cộng 16 năm 3 tháng.
16 năm tù oan được bồi thường hơn 200 triệu
Ra tù đã gần 36 tuổi, ông Chiến mang trong mình bản án giết người, nỗi mặc cảm tương lai tối mịt. Cầm 100 ngàn đồng cán bộ trại giam cho, ông ở lại Gia Lai tìm việc. Thanh niên vừa ra tù may mắn được cô gái Nguyễn Thị Hồng Loan đem lòng cảm mến, cưu mang.
Sau khi người vợ sinh con được 3 tháng, ông xin phép đưa gia đình về quê. Cuộc trở về không như ông mong đợi. Mọi người đều nhìn ông bằng con mắt xa lạ, ghét bỏ. Gia đình nghèo khó không giúp được gì. Ông đành dắt vợ con ra dựng tạm chòi lá tá túc nhờ mảnh đất hoang của người cậu. Tiếng xấu giết người vẫn đè lên cái tên. Mỗi lần đi làm thuê ở đâu, ông đều bị “soi” bởi lý lịch “đen”.
Mãi gần 2 năm sau ra tù, ông Chiến mới được minh oan. Đó là một ngày giữa tháng 10/1997, ông Chiến đang trồng rau ngoài đồng thì hay tin U bị bắt bên Lào, công an đã giải về Tiền Giang.
Cơ hội được minh oan đã đến, ông Chiến bỏ lại cuốc, cào chạy ào về nhà hỏi chuyện. Ông khóc òa vì sung sướng, từ nay đã được thoát tiếng oan giết người. Mấy ngày sau, công an tỉnh cứ vài ngày lại mời ông lên làm việc.
Nhà có mỗi chiếc xe đạp, ông lại lạch cạch đạp hơn 40km “hầu án”: “Bắt thằng U rồi, họ (ý nói cán bộ công an) vẫn chưa tin tui. Phần tui chẳng nghe đả động gì đến chuyện giải oan, nhà lại thiếu gạo đành bỏ dở đi làm thuê”.
Trở lại diễn biến vụ án trưởng công an xã bị sát hại, hung thủ thực sự Trần Văn U khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. U khai nghiện rượu, mỗi lần say xỉn gây mất trật tự địa phương nên bị công an xã mời đến giáo dục nhiều lần. Nhưng U không sửa đổi mà vẫn chứng nào tật ấy mà còn sinh ra thù hằn người lập hồ sơ đưa mình đi cưỡng bức lao động.
Khoảng 14h ngày 19/5/1979, U thấy anh Sên đi bộ đã bí mật chuẩn bị 2 cây gậy “mai phục”. Nạn nhân bị đánh vào đầu dẫn đến tử vong. Sau khi gây án, hung thủ kéo xác nạn nhân đến giấu tại nghĩa địa, bỏ trốn về Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu, sang tận Lào sinh sống. Ngày 24/10/1997, U bị bắt theo lệnh truy nã số 82 ngày 13/6/1979 của CA Tiền Giang.
Ngày 5/7/2001, TAND Tiền Giang đưa ra xét xử vụ án. Bị cáo khai một mình thực hiện hành vi giết người, không liên quan gì đến ông Chiến. Bị cáo U nhận án chung thân về tội giết người, 3 năm tù về tội cướp tài sản. Ông Chiến được tuyên không phạm tội giết người.
Ông Chiến sau đó đã làm đơn yêu cầu các cơ quan gây oan sai cho mình đền bù 800 triệu đồng. Đến tháng 12/2004, ông Chiến được TAND Tiền Giang đền bù oan sai 252 triệu đồng, đồng thời công khai xin lỗi tại địa phương, trên báo đài.
Những người thực thi công quyền cẩu thả, ông Chiến đã bị “nhốt” cả đời trai trẻ trong nhà lao. 16 năm tù đủ dài để con người ta xây dựng một cuộc sống đàng hoàng. Chừng đó thời gian cũng đủ biến một thanh niên trẻ khoẻ thành ông già trong nhà tù.
“Ra tù, tui mất hết tương lai. Căn nhà vợ chồng đang ở là do một người Việt kiều biết hoàn cảnh tù oan đã tài trợ xây dựng. Nhưng chủ đất nói gần nói xa, ý muốn đòi lại đất. Các con tui vì nghèo phải bỏ học giữa chừng. Tất cả do tù oan mà ra”, ông uất ức.
Tiễn khách ra ngõ, người đàn ông nhắc lại: “Hồi trước toà án tỉnh gọi tui lên thương lượng. Họ nói chỉ bồi thường chừng đó tiền (chính xác là 252,7 triệu đồng), nếu không đồng ý thì ra toà. Lúc đó toà xử xử. Tui không hiểu, đành gật đầu chấp nhận”./.
Cái đám điều tra viên này thực sự là dã thú! Chúng nó đã dốt nát, học hành yếu kém nên không có kiến thức điều tra. Dốt nát nhưng lại thích làm cái công việc có quyền uy mờ ám nên thành ra một lũ tệ lậu! Đã vậy lại không có cái lương tâm tối thiểu để được gọi là một con người! Chế độ cộng sản đã sản sinh ra chúng như thế đấy!
Trả lờiXóaÔng hãy nhớ mặt nhớ tên lũ cầm thú ấy để thanh toán sau này.
XóaNhư đã được chứng minh bởi hàng trăm câu chuyện oan ức, bọn công an điều tra, kiểm sát tòa án (công tố) và toàn bộ bọn công an cấp trên và bọn cán bộ tòa án của chúng đều là 1 bọn người vô lương tâm, lòng lang dạ thú, vẫn ăn ngon ngủ yên thăng quan tiến chức, hưởng lộc hưởng lợi, khi biết rằng mình đã tàn phá cuộc đời người vô tội.
Trả lờiXóaNay bọn chúng còn đang kê dao vào cổ người tù oan Hồ Duy Hải . Lòng dạ lang sói của bọn này lại sằn sàng giết người vô tội 1 lần nữa.
Muốn chia sẻ nỗi đau khủng khiếp này nhưng không có từ nào đủ diễn đạt ! Chỉ biết than " Trời ơi , có thấu!" .
Trả lờiXóaƠn đảng, ơn chính phủ.
Trả lờiXóa252,7 triệu đồng bồi thường thôi ư ? còn mấy thằng điều tra viên , thẩm phán ,viện kiểm soát ....thì xử sao ? xin lổi huề ư ? chuyện chỉ có ở Vietnam ! Ôi đất nước tôi !
Trả lờiXóaKhốn nạn quá! Công an Tiền Giang nổi tiếng dữ đòn. Đây là đất ông Nguyễn Việt Thành ( Tư Bốn) từng là Giám đốc Công an Tiền Giang, khi lên tổng cục phó tổng cục Cảnh sát, trưởng ban chuyên án Năm Cam. Ông ta tống tất cả về trại giam CA Tiền Giang. Rồi huy động điều tra viên CA Tiền Giang điều tra. Nhưng ai đã qua trại này trong vụ Năm Cam hay các vụ án khác đều nhừ đòn của các ĐTV Tiền Giang. Ông Chiến cũng chỉ là một nạn nhân thôi. Hãy xử nghiêm những Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thấm phán... Đã hại chết cuộc đời một con người. Dù chúng còn làm việc hay đã nghỉ hưu, còn sống hay đã chết.
Trả lờiXóaBộ Công an cần phải "xốc" lại đội hình, chấn chỉnh cán bộ chiến sỹ.
Trả lờiXóaThời gian vừa qua lực lượng công an đã mất hết hình ảnh đẹp trong mắt người dân vì tiêu cực, tham nhũng, non kém về chuyên môn nghiệp vụ, gây ra nhiều oan sai, bỏ lọt tội phạm.
Cán bộ Lãnh đạo mua quan bán tước, khi được nhận chức vụ có quyền cao thì ra tay vơ vét thu hồi vốn. Những cán bộ chiến sỹ được đào tạo chính quy bài bản trong các trường CAND có tâm, có tầm làm được việc thì bị đối xử bất công không được bố trí phân công đúng việc đúng chuyên môn, nên chán nản không muốn làm việc. Những người không học hành, không được đào tạo CAND, đào tạo trái nghề hoặc được tuyển dụng từ ngành dân sự hoặc chiến sỹ CA nghĩa vụ thì được giao công việc trọng trách. Ngồi vào vị trí "xôi thịt" họ nghĩ ra mọi cách kiếm tiền, trước là thu hồi vốn, sau là thu lời...(Vì họ đã bỏ ra 1 khoản tiền không nhỏ để chạy vào Công an).
Bằng chứng là Lãnh đạo các cấp trong Công an ông nào cũng giàu nhanh, đặc biệt là những người làm công tác Tổ chức cán bộ.
Nguyên nhân của các án oan sai, ngoài các nguyên nhân các bác đã phân tích còn có một có một sự thật nữa là: Chúng được vũ trang bởi tâm lý KHÔNG BỊ TRỪNG TRỊ!
Trả lờiXóaPhải kiện lũ chó này ra tòa hình sự. Vì chúng mà gây oan khốc cho một người và giáng họa cho cả gia đình, vợ con họ. Đây,củi đốt lò đây, ông Trọng có nhìn thấy và cảm thấu nỗi oan ngút trời của dân dưới chế độ này không.
Trả lờiXóaNgành Công an đã đóng góp nhiều công sức, xương máu cho an ninh đất nước . Nhưng từ khoảng hơn 10 năm trở lại đây, nạn mua bán vào ngành và chức tước , non kém nghiệp vụ , làm nhiều án ẩu, án oan chạy theo thành tích..của công an đã hủy hoại thanh danh và sức chiến đấu . Lãnh đạo Bộ CA cần chấn chỉnh tổ chức, loại bỏ người kém năng lực, đạo đức ra khỏi ngành.
Trả lờiXóaTử tù Lê Văn Mạnh, quê Yên Trung Yên Định Thanh Hoá bị án tử hình.(Với 3 tội danh, cướp hiếp và giết người). Tháng 10/2016 bị đưa ra thi hành án tử.
Trả lờiXóaĐã phải tạm hoãn vì tổ chức nhân quyền thé giới yêu cầu điều tra lại. Vì gia đình Mạnh nhiều lần kêu oan.
Qua 7 lần xét xử của TAND các cấp. Lê Văn Mạnh đều kêu oan. Trước toà Mạnh khai do bị bạn tù tra tấn đánh đập giã man, ép nhận tội Hiếp dâm giết người...
Chứng cứ duy nhất chỉ có 1 cái quần đùi của Mạnh bị cơ quan Điều tra thu giữ ở hiện trường là bằng chứng duy nhất.
Do sợ mất uy tín, phải đền bù oan sai nên cơ quan điều tra truy tố xét xử Thanh Hoá kiên quyết không nhân sai, đang dùng mọi cách để ép tử tù Lê Văn Mạnh phải chết.
Qua trang Blog Tễu, kêu gọi những nhà văn nhà báo, các luật sư và những người có lương tri hãy lên tiếng.
Tìm ra hung thủ của vụ án, giải oan cho Mạnh.