Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

Nhà 34 Hoàng Diệu: ÔNG ĐỖ MƯỜI KÝ 2 CÔNG VĂN NGƯỢC NHAU



(Cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên)

Trong trường hợp này, nói đường nào chúng ta cũng đều có tội cả. Tôi nhớ khi ra Hànội, xây dựng toà soạn Thanh Niên ở ngoài đó, gặp Xuân Hà, con dâu của Cụ bà Trịnh Văn Bô làm kế toán trưởng cho Thanh niên và thường xuyên tiếp xúc với anh Chính chồng cô, tôi đã không tự giải thích được trường hợp mượn nhà này rồi.

TẠI SAO là một từ khó lý giải nhất đối với tôi trong trường hợp này. Mượn thì phải trả và mượn của ân nhân trong lúc mình nghìn cân treo sợi tóc thì sự nhớ ơn và biết ơn đó phải được ghi nhận gấp nghìn lần hơn vậy mới phải đạo chứ?

Báo Thanh niên cũng đã can thiệp rất nhiều cửa. Đều vô vọng.

Năm 1990, anh Quốc Phong và Triệu Phong đã viết một bài về vụ mượn nhà này, và khẩn thiết yêu cầu có trả lời. Năm 1998, khi Thế Thịnh, vừa từ Quảng Bình về toà soạn Hànội. Ban biên tập cũng đề nghị viết một bài khẩn thiết về căn nhà cụ Bô. Cũng không thế nào tìm được hồi đáp về việc trả căn nhà 34 Hoàng Diệu của cụ Bô.

Lần đó, hồi đáp tích cực nhất cũng chỉ từ phía bạn đọc: 19,4 ki-lô-gam thư gởi về bày tỏ ủng hộ phải trả lại căn nhà mà chủ nhân của nó, người có công và tấm lòng vô điều kiện với cuộc cách mạng non trẻ của Việt nam bằng cách hiến tặng 5147lượng vàng và cho mượn căn nhà của mình để phục vụ cho đất nước và cách mạng, trước ngày lễ độc lập vào ngày 2-9-1945.

Thủ phạm chính là do ta mê tín đi vào cải tạo công thương và tư bản tư doanh. Khi đã xác định đối tượng cải tạo rồi thì lại đẻ ra nỗi sợ trả nhà cho người này, không trả cho người khác sợ khó xử.

Sợ khó xử đến mức, quên cả ân nhân rất đặc biệt và ân nhân sống còn của mình!

May cho báo Thanh niên sau bài viết của Nguyễn Thế Thịnh là: bên Quốc phòng họ đưa một qua một công văn có bút phê của ông Đỗ Mười, bản lần đầu là không đồng ý trả lại căn nhà này cho bà Trịnh văn Bô. Nhưng lập tức chúng tôi có đừợc bản công văn sau đó cũng bút phê ông Đỗ Mười lại ký đồng ý trả. Nên lãnh đạo báo Thanh Niên lúc đó thoát được án kỷ luật vì cho in bài báo này.


1 nhận xét :

  1. Trả là họ nói cho vui. Xem hai văn bản khác nhau là biết

    Trả lờiXóa