Đại biểu Phạm Văn Hoà đề xuất sáp nhập hàng loạt đơn vị hành chính. Ảnh: QH
Luân Lê
01 - 11 - 2017
SÁP NHẬP TỈNH CÓ THỂ TINH GIẢN?
Với đề xuất sáp nhập tỉnh vào nhau như đã từng trước đây như Hà Sơn Bình, Cao Bắc Lạng, Hà Nam Ninh,...theo tôi là không cần thiết. Vì thực ra chúng ta không khó khăn gì ở việc quản lý lãnh thổ, địa lý hành chính cả.
Nước Mỹ có hơn 300 triệu dân với 53 bang (và đặc khu). Mỗi bang có hàng chục triệu dân, nhưng số nhân viên công vụ ăn lương nhà nước chỉ có khoảng 2.1 triệu người. Nhật Bản có khoảng 47 tỉnh, với mức dân khoảng 130 triệu, tổng số công chức khoảng 3 triệu người. Nước Nga có khoảng 80 bang (tỉnh) hợp thành và với dân số 144 triệu. Nước Pháp có khoảng 70 triệu dân và các vùng chia thành 101 tỉnh.
Nếu so về số tỉnh và số dân số, số công chức với các quốc gia nêu trên thì có lẽ chúng ta không có gì đặc biệt đến mức phải lấy lý do sáp nhập tỉnh để tinh giảm biên chế công chức trong nhà nước.
Quản lý hành chính theo đơn vị lãnh thổ gần như không liên quan lắm đến số lượng công chức được phân bổ. Vấn đề là do thể chế đó đã tạo ra một cơ chế quản lý (quản trị) thế nào mà có thể tạo ra một lực lượng công chức khổng lồ đến như vậy?
Vấn đề của chúng ta là thừa mứa lượng cán bộ, công chức trong nhà nước vì việc chạy chọt, mua bán và bổ nhiệm tràn lan những tấm vé an nhàn đó cho những kẻ bất tài, lười làm nhưng có tiền, hoặc người thân quen.
Dù sáp nhập các tỉnh lại thì dân số và diện tích vùng hành chính vẫn như thế. Và nếu xét trên mật độ dân số thì lượng công việc có khi còn nhiều hơn hẳn trước khi sáp nhập. Vậy nên sáp nhập một số tỉnh lại không phải là giải pháp gốc rễ và triệt để.
Vấn đề là cơ chế đã đẻ ra quá nhiều phòng, ban của bộ máy hành chính mà không biết để làm gì, hoặc chồng chéo chức năng, hoặc làm cho nhiệm vụ của một đơn vị nào đó (đáng ra phải đảm trách) bị pha loãng nên dẫn tới những công chức rảnh rỗi, thiếu việc để làm.
Cái ta cần không phải là cán bộ phường cũng hầu hết có bằng tiến sỹ. Hay có tới 30% lượng công chức sáng cắp ô đi tối cắp ô về mà vẫn được đánh giá hoàn thành xuất sắc 99% công việc (lỗi hệ thống nằm ở đây). Cộng thêm hàng ngàn hội, đoàn thể ăn bám như một lực lượng vô dụng (mà thực chất là kìm hãm và tàn phá) sự phát triển của xã hội, của quốc gia.
Cứ giải tán hết những tập thể người vô dụng đục khoét ngân sách đi, ắt sẽ có một nhà nước tinh gọn và có chỗ cho người tài phát huy. Và để làm được điều đó, không phải là việc thay đổi só lượng đơn vị hành chính, mà là về thể chế chính trị để có một nhà nước vận hành linh hoạt, hiệu quả và văn minh.
01 - 11 - 2017
SÁP NHẬP TỈNH CÓ THỂ TINH GIẢN?
Với đề xuất sáp nhập tỉnh vào nhau như đã từng trước đây như Hà Sơn Bình, Cao Bắc Lạng, Hà Nam Ninh,...theo tôi là không cần thiết. Vì thực ra chúng ta không khó khăn gì ở việc quản lý lãnh thổ, địa lý hành chính cả.
Nước Mỹ có hơn 300 triệu dân với 53 bang (và đặc khu). Mỗi bang có hàng chục triệu dân, nhưng số nhân viên công vụ ăn lương nhà nước chỉ có khoảng 2.1 triệu người. Nhật Bản có khoảng 47 tỉnh, với mức dân khoảng 130 triệu, tổng số công chức khoảng 3 triệu người. Nước Nga có khoảng 80 bang (tỉnh) hợp thành và với dân số 144 triệu. Nước Pháp có khoảng 70 triệu dân và các vùng chia thành 101 tỉnh.
Nếu so về số tỉnh và số dân số, số công chức với các quốc gia nêu trên thì có lẽ chúng ta không có gì đặc biệt đến mức phải lấy lý do sáp nhập tỉnh để tinh giảm biên chế công chức trong nhà nước.
Quản lý hành chính theo đơn vị lãnh thổ gần như không liên quan lắm đến số lượng công chức được phân bổ. Vấn đề là do thể chế đó đã tạo ra một cơ chế quản lý (quản trị) thế nào mà có thể tạo ra một lực lượng công chức khổng lồ đến như vậy?
Vấn đề của chúng ta là thừa mứa lượng cán bộ, công chức trong nhà nước vì việc chạy chọt, mua bán và bổ nhiệm tràn lan những tấm vé an nhàn đó cho những kẻ bất tài, lười làm nhưng có tiền, hoặc người thân quen.
Dù sáp nhập các tỉnh lại thì dân số và diện tích vùng hành chính vẫn như thế. Và nếu xét trên mật độ dân số thì lượng công việc có khi còn nhiều hơn hẳn trước khi sáp nhập. Vậy nên sáp nhập một số tỉnh lại không phải là giải pháp gốc rễ và triệt để.
Vấn đề là cơ chế đã đẻ ra quá nhiều phòng, ban của bộ máy hành chính mà không biết để làm gì, hoặc chồng chéo chức năng, hoặc làm cho nhiệm vụ của một đơn vị nào đó (đáng ra phải đảm trách) bị pha loãng nên dẫn tới những công chức rảnh rỗi, thiếu việc để làm.
Cái ta cần không phải là cán bộ phường cũng hầu hết có bằng tiến sỹ. Hay có tới 30% lượng công chức sáng cắp ô đi tối cắp ô về mà vẫn được đánh giá hoàn thành xuất sắc 99% công việc (lỗi hệ thống nằm ở đây). Cộng thêm hàng ngàn hội, đoàn thể ăn bám như một lực lượng vô dụng (mà thực chất là kìm hãm và tàn phá) sự phát triển của xã hội, của quốc gia.
Cứ giải tán hết những tập thể người vô dụng đục khoét ngân sách đi, ắt sẽ có một nhà nước tinh gọn và có chỗ cho người tài phát huy. Và để làm được điều đó, không phải là việc thay đổi só lượng đơn vị hành chính, mà là về thể chế chính trị để có một nhà nước vận hành linh hoạt, hiệu quả và văn minh.
------------
Tễu Blog: Mỗi một Chính phủ mới, việc đầu tiên thường làm là tách nhập tỉnh hoặc bộ, ngành. Thời chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng vậy. Và nay cũng vậy!
Vì sao? Vì chỉ có cách ấy mới có tiền cho chính phủ hoạt động êm ru mà không ai thắc mắc gì!
Đề xuất của bác Luân Lê sẽ khó mà thực hiện được vì chẳng khác chi giải tán...chế độ.
Trả lờiXóagiải tán xã phường lấy tiền đó chi cho y tế giáo dục hiệu quả hơn dân đỡ bị nhũng nhiễu họ không đi khiếu kiện nhiều sẽ ổn định cho xã hội
Trả lờiXóaTỉnh dân số ít nhưng tài nguyên QG nhiều . Thiếu người quản lí , khi xảy ra truyện như phá rừng , khai thác khoáng sản lậu , buôn lậu, tội phạm hình sự ... lại đổ thừa nhân sự mỏng !
Trả lờiXóaCây tre trăm đốt
Trả lờiXóaSố đầu tỉnh sau khi sát nhập thì giảm , nhưng tổng số viên chức ăn lương thì có khi lại cao hơn trước! Đúng là "đèn cù"!
Trả lờiXóaĐã có thời kỳ nhập tỉnh rồi ; Sau thấy nhiều bất cập , nhiêu khê gây khó cho người dân nên phải ...tách ra như cũ .
Trả lờiXóaVấn đề là tinh giản biên chế , thu gọn bộ máy chứ không phải là vấn đề nhập tỉnh .
Xin đừng đề xuất nhập tỉnh vì sau sẽ lại tách tỉnh.
Trả lờiXóa