Luân Lê
BA VẤN ĐỀ VĂN HOÁ
Đó là việc á hậu phát ngôn rằng cơn bão chỉ tràn qua Nam Trung Bộ một đêm và vì thế không thể bằng được những hậu quả của hoa hậu phải trải qua sau cuộc thi. Và cô này cầu mong rằng bàn tay nõn nà của mình sẽ không bị trầy xước trước thảm hoạ đang xảy ra với hàng loạt người dân. Và một số người thì cho rằng việc huỷ cuộc thi hoa hậu thì được gì? Đó là một câu hỏi tôi nghĩ là hay. Nhưng có lẽ để trả lời cho câu hỏi đó thì chắc có lẽ cần nhắc tới câu chuyện lão nhà giàu hà tiện, đến chết vẫn trả 3 đồng tiền vàng cho người trên thuyền cứu mình để giữ của chứ không chịu “thiệt”. Cuộc mặc cả trước chính mạng sống của mình. Còn đây là cuộc mặc cả trước hàng loạt sinh mệnh, tài sản và hậu quả kéo dài của cả một cộng đồng dân cư rộng lớn là người trong cùng tổ quốc mình. Vậy ta huỷ những cuộc bầu bán thì sẽ được gì? Thế tại sao không hỏi rằng, ta tổ chức tiếp thì sẽ mất gì? Đấy mới là câu hỏi cần phải đặt ra trong tình cảnh bi thương ấy. Cả hàng trăm ngàn người khốn đốn vì bão lũ càn quét và tàn phá nặng nề, họ chỉ tính đến giá trị được là gì. Và họ cho rằng các thí sinh đã hỗ trợ một phần quà cho những người dân ở đó trước khi bão Damrey quét qua để coi như một sự hài lòng về sự ban ơn. Chắc chúng ta đã đọc tin tức về Nhật Bản khi thảm hoạ động đất xảy ra và vụ chìm phà Sewol ở Hàn Quốc khiến nhiều học sinh bị chết đã được người dân nơi đây chia sẻ bằng cách nào. Đó là họ cắt bỏ toàn bộ các chương trình giải trí trên truyền hình và chỉ tường thuật các thông tin trực tiếp về thiên tai, thảm hoạ để tất cả người dân cả nước đều nắm được tình hình mà chia sẻ và có thể chung tay cùng làm điều gì đó hữu ích trợ giúp đồng bào. Chỉ một câu nói sơ sẩy về “nơi đó (nơi xảy ra thảm hoạ) vẫn còn tốt” mà Bộ trưởng tái thiết sau thảm hoạ ở Nhật phải từ chức ngay lập tức và thủ tướng chính phủ phải lên tiếng xin lỗi người dân Nhật về phát ngôn bất cẩn và thiếu trách nhiệm này. Chúng ta đã đặt câu hỏi được gì trong suốt mấy chục năm mà chưa bao giờ chịu hỏi ta mất gì nếu không thay đổi.
Tiếp theo là hành vi quỳ lạy vị tỷ phú Trung Quốc của một nam thanh niên với lý do quá yêu mến thần tượng của mình. Anh ta nói những lời vô nghĩa, lắp bắp nói hai câu không rành rọt, rồi quỳ lạy như một kẻ ăn xin và thảm hại. Cậu ta không đại diện cho ai trong bất cứ những người có tự trọng và liêm sỷ thực sự. Nhưng nó là một hành vi đáng báo động về nhận thức và hành xử của người trẻ. Việc hôn ghế thần tượng, khóc ngất như kẻ điên vì gặp những ngôi sao giải trí, rồi giờ là quỳ mọp xuống trước mặt những lớp trí thức trẻ để thể hiện tình yêu điên rồ của bản thân. Nó như một nỗi nhục. Chúng ta không cần phải quỳ gối trước ai và phải cố gắng trở thành ai. Chúng ta làm cho người khác lớn mạnh hơn là bởi chính chúng ta đã làm thấp vị thế của mình xuống một cách đầy nhục nhã như thế. Một đứa trẻ ở Mỹ sẽ luôn tự tin để thể hiện bản thân trước bất kỳ ai, cho dù đó có là vị tổng thống đang nắm quyền lực cao nhất. Đó là hệ quả của giáo dục. Và có lẽ dường như không ai để ý câu nói mang tính cốt lõi này của Jack Ma, rằng mười năm trước ông ta đến đây và đi ra phố buổi tối thì thấy thanh niên Việt Nam khá là lười nhác, thụ động. Và nay trở lại ông ta ra phố thì thấy thanh niên nào cũng dùng smartphone và tràn đầy năng lượng. Đây chính là con mắt tinh tường của một con buôn, vì 10 năm trước ở nước ta chưa phổ biến điện thoại thông minh và mạng internet, nên ông ta không đầu tư, và nay trở lại ông ta thấy được “những con mồi tiềm năng” (vì thế hệ trẻ tràn đầy năng lượng thông qua việc đông đảo người dùng smatphone). Đó chính là kế hoạch khai thác thị trường béo bở này của ông ta. Và dân tộc ta thì thế hệ trẻ quá lười nhác, ngay cả việc tư duy và tìm kiếm cơ hội sống cho mình. Họ an phận, thủ thường và già nua. Điều này triệu phú Alan Phan đã nhìn thấy rõ khi quay về Việt Nam đầu tư từ nhiều năm trước. Và với hiện trạng này, Việt Nam là một thị trường quá giá trị cho ông ta khai thác thông qua “những người trẻ tràn đầy năng lượng” (vì phần đa dùng điện thoại thông minh - là nền tảng cho thị trường điện tử). Ẩn sau tất cả những bài dạy giáo điều cũ rích là mục đích gây dựng đế chế Jack Ma bằng chính con người Việt.
Cuối cùng là, người ta thường cắt xén sự thật để diễn giải nó thiên lệch theo góc nhìn có chủ đích (tuyên truyền) của mình. Đó là chuyện Trump cho cá ăn cùng với thủ tướng Nhật Bản shinzo Abe mới diễn ra gần đây. Và người ta cố cắt một nửa sự thật (nửa sau diễn biến sự việc) để làm xấu đi hình ảnh giao tiếp của Trump (đại diện nước Mỹ). Nó cũng giống với việc người ta vẫn thản nhiên tuyên truyền những hình ảnh, sự kiện được tô vẽ, cắt ghép hoặc không tồn tại vào lúc đó để làm sai lệch nhận thức của những người tiếp nhận. Đó thực sự là sự dối trá và gian manh. Thứ độc hại đó sẽ giết chết lòng trung thực và tính khách quan của con người. Họ sẽ sẵn sàng nói dối hoặc nguỵ tạo để đạt mục đích cho mình. Nó tạo ra thứ văn hoá ăn gian làm dối, lừa lọc, lưu manh và sẵn sàng bất chấp để hoàn thành mục tiêu kể cả có phải hãm hại, giết chết người khác. Nó là thứ đang tàn phá xã hội này.
Và tất cả những thứ đó do đâu mà nên? Là do nền giáo dục (hủ bại) tạo ra những sản phẩm con người như thế - giáo dục từ gia đình đến nhà trường (một phần của hệ thống chính quyền) và cuối cùng là cả xã hội cũng dung dưỡng những thứ tồi tệ đó. Những kẻ xấu và tạo ra, duy trì rồi áp đặt cái xấu lên người khác, ra ngoài xã hội sẽ huỷ hoại những điều tốt đẹp và tàn phá văn hoá, nhận thức và hành xử nhân văn, nhân bản của con người, của quốc gia và của dân tộc.
BA VẤN ĐỀ VĂN HOÁ
Đó là việc á hậu phát ngôn rằng cơn bão chỉ tràn qua Nam Trung Bộ một đêm và vì thế không thể bằng được những hậu quả của hoa hậu phải trải qua sau cuộc thi. Và cô này cầu mong rằng bàn tay nõn nà của mình sẽ không bị trầy xước trước thảm hoạ đang xảy ra với hàng loạt người dân. Và một số người thì cho rằng việc huỷ cuộc thi hoa hậu thì được gì? Đó là một câu hỏi tôi nghĩ là hay. Nhưng có lẽ để trả lời cho câu hỏi đó thì chắc có lẽ cần nhắc tới câu chuyện lão nhà giàu hà tiện, đến chết vẫn trả 3 đồng tiền vàng cho người trên thuyền cứu mình để giữ của chứ không chịu “thiệt”. Cuộc mặc cả trước chính mạng sống của mình. Còn đây là cuộc mặc cả trước hàng loạt sinh mệnh, tài sản và hậu quả kéo dài của cả một cộng đồng dân cư rộng lớn là người trong cùng tổ quốc mình. Vậy ta huỷ những cuộc bầu bán thì sẽ được gì? Thế tại sao không hỏi rằng, ta tổ chức tiếp thì sẽ mất gì? Đấy mới là câu hỏi cần phải đặt ra trong tình cảnh bi thương ấy. Cả hàng trăm ngàn người khốn đốn vì bão lũ càn quét và tàn phá nặng nề, họ chỉ tính đến giá trị được là gì. Và họ cho rằng các thí sinh đã hỗ trợ một phần quà cho những người dân ở đó trước khi bão Damrey quét qua để coi như một sự hài lòng về sự ban ơn. Chắc chúng ta đã đọc tin tức về Nhật Bản khi thảm hoạ động đất xảy ra và vụ chìm phà Sewol ở Hàn Quốc khiến nhiều học sinh bị chết đã được người dân nơi đây chia sẻ bằng cách nào. Đó là họ cắt bỏ toàn bộ các chương trình giải trí trên truyền hình và chỉ tường thuật các thông tin trực tiếp về thiên tai, thảm hoạ để tất cả người dân cả nước đều nắm được tình hình mà chia sẻ và có thể chung tay cùng làm điều gì đó hữu ích trợ giúp đồng bào. Chỉ một câu nói sơ sẩy về “nơi đó (nơi xảy ra thảm hoạ) vẫn còn tốt” mà Bộ trưởng tái thiết sau thảm hoạ ở Nhật phải từ chức ngay lập tức và thủ tướng chính phủ phải lên tiếng xin lỗi người dân Nhật về phát ngôn bất cẩn và thiếu trách nhiệm này. Chúng ta đã đặt câu hỏi được gì trong suốt mấy chục năm mà chưa bao giờ chịu hỏi ta mất gì nếu không thay đổi.
Tiếp theo là hành vi quỳ lạy vị tỷ phú Trung Quốc của một nam thanh niên với lý do quá yêu mến thần tượng của mình. Anh ta nói những lời vô nghĩa, lắp bắp nói hai câu không rành rọt, rồi quỳ lạy như một kẻ ăn xin và thảm hại. Cậu ta không đại diện cho ai trong bất cứ những người có tự trọng và liêm sỷ thực sự. Nhưng nó là một hành vi đáng báo động về nhận thức và hành xử của người trẻ. Việc hôn ghế thần tượng, khóc ngất như kẻ điên vì gặp những ngôi sao giải trí, rồi giờ là quỳ mọp xuống trước mặt những lớp trí thức trẻ để thể hiện tình yêu điên rồ của bản thân. Nó như một nỗi nhục. Chúng ta không cần phải quỳ gối trước ai và phải cố gắng trở thành ai. Chúng ta làm cho người khác lớn mạnh hơn là bởi chính chúng ta đã làm thấp vị thế của mình xuống một cách đầy nhục nhã như thế. Một đứa trẻ ở Mỹ sẽ luôn tự tin để thể hiện bản thân trước bất kỳ ai, cho dù đó có là vị tổng thống đang nắm quyền lực cao nhất. Đó là hệ quả của giáo dục. Và có lẽ dường như không ai để ý câu nói mang tính cốt lõi này của Jack Ma, rằng mười năm trước ông ta đến đây và đi ra phố buổi tối thì thấy thanh niên Việt Nam khá là lười nhác, thụ động. Và nay trở lại ông ta ra phố thì thấy thanh niên nào cũng dùng smartphone và tràn đầy năng lượng. Đây chính là con mắt tinh tường của một con buôn, vì 10 năm trước ở nước ta chưa phổ biến điện thoại thông minh và mạng internet, nên ông ta không đầu tư, và nay trở lại ông ta thấy được “những con mồi tiềm năng” (vì thế hệ trẻ tràn đầy năng lượng thông qua việc đông đảo người dùng smatphone). Đó chính là kế hoạch khai thác thị trường béo bở này của ông ta. Và dân tộc ta thì thế hệ trẻ quá lười nhác, ngay cả việc tư duy và tìm kiếm cơ hội sống cho mình. Họ an phận, thủ thường và già nua. Điều này triệu phú Alan Phan đã nhìn thấy rõ khi quay về Việt Nam đầu tư từ nhiều năm trước. Và với hiện trạng này, Việt Nam là một thị trường quá giá trị cho ông ta khai thác thông qua “những người trẻ tràn đầy năng lượng” (vì phần đa dùng điện thoại thông minh - là nền tảng cho thị trường điện tử). Ẩn sau tất cả những bài dạy giáo điều cũ rích là mục đích gây dựng đế chế Jack Ma bằng chính con người Việt.
Cuối cùng là, người ta thường cắt xén sự thật để diễn giải nó thiên lệch theo góc nhìn có chủ đích (tuyên truyền) của mình. Đó là chuyện Trump cho cá ăn cùng với thủ tướng Nhật Bản shinzo Abe mới diễn ra gần đây. Và người ta cố cắt một nửa sự thật (nửa sau diễn biến sự việc) để làm xấu đi hình ảnh giao tiếp của Trump (đại diện nước Mỹ). Nó cũng giống với việc người ta vẫn thản nhiên tuyên truyền những hình ảnh, sự kiện được tô vẽ, cắt ghép hoặc không tồn tại vào lúc đó để làm sai lệch nhận thức của những người tiếp nhận. Đó thực sự là sự dối trá và gian manh. Thứ độc hại đó sẽ giết chết lòng trung thực và tính khách quan của con người. Họ sẽ sẵn sàng nói dối hoặc nguỵ tạo để đạt mục đích cho mình. Nó tạo ra thứ văn hoá ăn gian làm dối, lừa lọc, lưu manh và sẵn sàng bất chấp để hoàn thành mục tiêu kể cả có phải hãm hại, giết chết người khác. Nó là thứ đang tàn phá xã hội này.
Và tất cả những thứ đó do đâu mà nên? Là do nền giáo dục (hủ bại) tạo ra những sản phẩm con người như thế - giáo dục từ gia đình đến nhà trường (một phần của hệ thống chính quyền) và cuối cùng là cả xã hội cũng dung dưỡng những thứ tồi tệ đó. Những kẻ xấu và tạo ra, duy trì rồi áp đặt cái xấu lên người khác, ra ngoài xã hội sẽ huỷ hoại những điều tốt đẹp và tàn phá văn hoá, nhận thức và hành xử nhân văn, nhân bản của con người, của quốc gia và của dân tộc.
Đất nước này thần kinh hết rồi! Đi đến đâu cũng sờ thấy thiên tài, hoa hậu. lắm thứ hoa hậu quá, chẳng biết đường nào mà lần! Hoa thơm thì ít mà hoa hôi thì nhiều! Sống mà ảo tưởng, ảo giác quá thì khác nào phê ma túy! Xây một công viên phần mềm thì nói mai mốt sẽ là trung tâm của Đông Nam Á! Ta đã biết trình độ của ta kém hơn họ đến mức nào mà cứ tưởng bở! Đăng cai Apec thì cứ tưởng ta là cường quốc kinh tế Thái Bình Dương trong khi ta kém hơn cả Cambodge và Lào! Quốc tế thăng hạng môi trường kinh doanh cho ta được 14 bậc bậc trên cả Indonesia thì vội khoe đòi phát triển hơn cả Indo! Thật ra môi trường kinh doanh trên lý thuyết là vậy, còn đi vào thực tế nó còn nhiều mặt khác, về luật pháp, về trình độ, về minh bạch, về tham nhũng và nhất là tính chất của kinh tế thị trường đầy đủ của ta chưa được công nhận! Mà ta phải nên nhớ rằng ngay từ mấy năm trước, Indo còn có cả một tỉ đô la cho IMF vay nữa đấy! Ta có không? Trông người mà nghĩ đến ta, không nên đại ngôn!
Trả lờiXóa