Hà Nội hoãn đặt tên phố mới theo tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô
Thứ tư, 22/11/2017 - 21:38
Tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô – người hiến tặng nhà nước hơn 5.000 lượng
vàng trong năm 1945 chưa được đặt tên cho tuyến phố dài 1,2km trên địa
bàn quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Trong
tờ trình mới nhất của UBND TP Hà Nội lên HĐND TP về việc đặt và điều
chỉnh độ dài các tuyến phố vừa được Ban Pháp chế và các đơn vị liên quan
xem xét chỉ có 19 tuyến phố, chứ không phải 20 tuyến phố như trước đây.
Tuyến phố mới mang tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô được đưa ra khỏi
danh sách đặt và điều chỉnh độ dài trình HĐND TP Hà Nội thống nhất
thông qua vào đầu tháng 12 tới.
Theo dự kiến trước đây của TP Hà
Nội, phố Trịnh Văn Bô có chiều dài 1,2 km, rộng 7,5 - điểm giao cắt phố
Nguyễn Đình Hoàn tại cầu T11, đến ngã ba giao cắt đường Phùng Chí Kiên
tại cổng sau Học viện Quốc phòng.
“Do chưa đạt được sự thống nhất với gia đình nên tuyến phố mang tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô bị hoãn lại không trình HĐND TP thông qua kỳ họp diễn ra vào đầu tháng 12 tới”, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội Tô Văn Động giải thích.
Theo ông Tô Văn Động, thời gian tới, đơn vị có trách nhiệm sẽ làm việc với đại diện gia đình nhà tư sản Trịnh Văn Bô để làm rõ những vấn đề liên quan. Từ đó, thành phố và gia đình nhà tư sản Trịnh Văn Bô có thể thống nhất việc đặt tuyến phố mang tên nhà tư sản này vào kỳ họp HĐND TP Hà Nội diễn ra trong năm 2018.
Cụ Trịnh Văn Bô là một thương nhân theo chủ nghĩa dân tộc, nổi tiếng giữa thế kỷ 20. Trong Tuần lễ Vàng năm 1945, ông ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam 5.147 lượng vàng.
Gia đình nhà tư sản Trịnh Văn Bô sở hữu ngôi nhà tại 48 Hàng Ngang. Đến Cách mạng Tháng Tám 1945, vợ chồng cụ dành ngôi nhà 48 Hàng Ngang để cán bộ cách mạng làm việc.
Ngôi nhà 48 Hàng Ngang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn độc lập, khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945. Sau đó gia đình cụ cũng hiến căn nhà này cho Nhà nước để làm di tích cách mạng.
Quang Phong
5.000 cây vàng, mỗi cây theo thời giá bây giờ là 40 triệu, vị chi là 200 tỷ đồng,vậy mà cách mạng đã có cơm mà ăn, mua sắm được vũ khí và hối lộ tướng Tàu. bây giờ chỉ riêng mấy cái dự án thua lỗ ngành công thương đã tới 12 ngàn tỷ, mấy cái ngân hàng chiếm đoạt toàn cỡ chục ngàn tỷ.
Trả lờiXóachợt nhớ tới Tướng Quân Trần Độ: “Chanh kiệt nước rồi, vứt luôn cái vỏ”! Nguyện cầu vong hồn Tướng Trần Độ được siêu thoát! Nguyện cầu vong hồn Ông Bà Bô, và những doanh nhân/nhà tư sản Hà nội (thời ông) có chung cảnh ngộ sớm được siêu thoát.
Trả lờiXóa"Có ba trăm lạng việc này mới xong"? "Ngu gì không vòi!"
Trả lờiXóaHoãn đặt tên phố vinh danh cụ Bô do " chưa đạt được sự thống nhất với gia đình ". Sao không cho công luận biết chưa thống nhất điều gì ? Hay lại là một chiêu trò " chơi chữ " thay vì lỗi tại ...nhân viên đánh máy .
Trả lờiXóaĐặt tên phố cụ Trịnh Văn Bô sao mà khó đến thế, nó còn khó hơn cả việc đòi nhà 34 Hoàng Diệu của cụ. Trong hoàn cảnh c/m giành chính quyền mới thành công, ngân khố quốc gia gần như trống rỗng, thù trong giặc ngoài như ngàn cân treo sợi tóc thì giá trị 5.147 lượng vàng cụ Trịnh Văn Bô hiến tặng đã góp phần bảo vệ chính quyền non trẻ là vô giá . Đó là chưa kể Cụ T.V.Bô nhường căn nhà ở số 38 phố Hàng Ngang cho Chính phủ lâm thời VNDCCH mượn làm việc , cho mượn nhà 34 Hoàng Diệu ..Nếu vì cái gọi là "thành phần g/c tư sản.." thì hãy học lại lịch sử của ĐCSVN thời kỳ 1945 -1954. Hàng trăm gia đình Tư sản dân tộc lúc đó đã đóng góp tiền, vàng và cả con em của họ vào hàng ngũ Việt Minh chống Pháp . Mặt trận Việt Minh trong đó có các các đảng phái , quan lại triều Nguyễn tôn giáo, trí thức, thương gia, tư sản dân tộc .. đã làm nên Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu đó sao?. Đạo lý truyền thồng cao đẹp của Dân tộc VN xưa và nay " ăn quả nhớ người trồng cây" , HĐND, UBND Hà Nội còn nhớ hay đã quên?
Trả lờiXóaHà Nội đã có một số phố cũ được thay bằng tên mới sao không lấy tên cụ đặt cho phố Hàng Ngang.
Trả lờiXóaNghìn vàng chẳng đổi được bát nước xáo voi ! Đạt tên đường hay không đạt tên đường với cái danh TRINH VĂN BÔ thì tên tuổi Ô. Bà cũng được dát bằng 5000 lượng vàng y !
Trả lờiXóaNguyên nhân chính là sợ sự thật, họ sẽ chẳng bao giờ dám đặt tên cụ Trịnh Văn Bô cho một con đường nào cả.
Trả lờiXóaSố vàng áy ngày ấy hai cụ cho dân một huyện nào đó thì bây giờ đã chẳng có đường, có đền thờ hai cụ lâu rồi
Trả lờiXóa