Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

VỤ ĐỒNG TÂM: GS CHU HẢO VÀ BÀ CHI LAN LÊN TIẾNG


Đồng Tâm: 'Không nhất thiết phải xử tội người dân'

BBC Việt ngữ
17 tháng 9 - 2017

Vụ việc ở Đồng Tâm, Hà Nội nên được xử lý theo hướng mà Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung đã cam kết, với hy vọng những vi phạm của người dân 'không đáng phải xử lý', nhưng cũng cần phải xử lý những quan chức đã làm sai, như những người đã hành hung ông Lê Đình Kình, theo một cựu thành viên của Ban tư vấn Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.


Cần có sự 'điềm tĩnh' để 'hỗ trợ chính quyền giải quyết' tuy nhiên đã có 'các chỉ dấu' cho thấy dường như đã có sự 'không nghiêm chỉnh' trong xử lý vụ việc, một cựu quan chức từng giữ chức Thứ trưởng ở Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Việt Nam nêu nhận định.

Trước hết bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, trong một trao đổi với BBC Việt ngữ từ Budapest, Hungary thượng tuần tháng 9/2017, nói với BBC Tiếng Việt:

Còn đối với một số người của chính quyền, họ đã làm sai, họ phải được xử lý, kể cả những người như đã đánh ông già Kình mà đánh ông ấy đến mức gẫy chân như vậy, thì những trường hợp đó phải được xử lý
Bà Phạm Chi Lan
"Về những vụ việc cụ thể như Đồng Tâm, tôi rất trông đợi chính quyền rút cục sẽ xử lý theo cách như ông Nguyễn Đức Chung đã xử lý khi đến với người dân Đồng Tâm và ký biên bản chấp thuận như vậy.

"Bây giờ họ có thể nói là theo luật pháp thì sẽ phải đưa vấn đề này ra để xem xét xem vi phạm luật đến đâu của người dân, hoặc là những người công chức liên quan vi phạm đến đâu để xử lý, thì tôi mong là kết luận của việc xem xét vi phạm đó sẽ là người dân không vi phạm, hoặc là vi phạm của người dân không đáng đến mức phải xử lý.

"Còn đối với một số người của chính quyền, họ đã làm sai, họ phải được xử lý, kể cả những người như đã đánh ông già Kình mà đánh ông ấy đến mức gẫy chân như vậy, thì những trường hợp đó phải được xử lý.

"Cũng phải nói thật là tôi giữ một thái độ điềm tĩnh khi nghe tin, được biết là chính quyền sẽ đưa vụ này ra để xử lý và tôi tin là cách xử lý không nhất thiết cứ phải là phải xử tội người dân, xử lý hoàn toàn có thể xem xét theo pháp luật và kết luận là vô tội, tôi nghĩ những trường hợp cụ thể cần phải được giải quyết theo cách đó," bà Phạm Chi Lan nói với BBC.
'Cần điềm tĩnh hỗ trợ giải quyết' 


Tiếp theo ý kiến trên, Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ & Môi trường, phát biểu:

Tôi cũng nghĩ là chúng ta phải điềm tĩnh để mà hỗ trợ chính quyền giải quyết, tuy nhiên rất nhiều chỉ dấu cho thấy rằng hình như không nghiêm chỉnhGiáo sư Chu Hảo

"Tôi rất chia sẻ với ý kiến của bà Phạm Chi Lan, về Đồng Tâm, tôi cũng nghĩ là chúng ta phải điềm tĩnh để mà hỗ trợ chính quyền giải quyết, tuy nhiên rất nhiều chỉ dấu cho thấy rằng hình như không nghiêm chỉnh, xử lý như vậy là không nghiêm chỉnh.

"Không nghiêm chỉnh ở chỗ là cái mà cần xem xét đầu tiên là những vấn đề cụ thể của ông Kình mà ông ấy đã đặt ra về nhà nước có chiếm dụng, có tước đoạt đất đai của nhân dân hay không?

"Chứ không phải chỉ là xử lý 14 ông mà đã tham nhũng trước đây.

"Và khi xem xét vấn đề đó, thì phải xem xét ngay đến những người đã nhân danh công lý đàn áp, trấn áp và đã gây thương tích cho ông Kình, cái đó phải làm trước, tại sao bây giờ lại không nhắc gì đến?

"Cho nên ở Đồng Tâm, đừng để ông Kình phải nói lên tiếng nói đau xót như sau, mới đây tôi rất đau xót khi nghe ông nói rằng là 'chúng ta có thể phải hy sinh cả xương máu để bảo vệ quyền đất đai của chúng ta.'

"Tại sao trong một chế độ mình cứ xưng là vì dân, do dân, rồi nhà nước có pháp luật, mà lại để cho người dân phải nói những tiếng nói như vậy?

"Điều đó rất là bất cập và còn gây ra nhiều hậu quả không đáng có," Giáo sư Chu Hảo, người hiện đang là Giám đốc Nhà Xuất bản Tri thức, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) nói với Quốc Phương của BBC hôm 01/9/2017.

Quý vị có thể bấm vào đường dẫn này hoặc ở đây để theo dõi một số ý kiến của Giáo sư Chu Hảo và chuyên gia Phạm Chi Lan mà BBC Tiếng Việt thực hiện từ đầu tháng Chín tới nay.

6 nhận xét :

  1. Hoan hô đồng chí Đình Kình
    Đã 'tự chuyển hoá' qui trình gãy xương!.

    Trả lờiXóa
  2. Những người CS luôn là những người hiếu thắng, dù có sai lè, vì vậy họ không bao giờ "chịu thua" Dân đâu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không chỉ hiếu thắng mà còn có cả hiếu chiến nữa

      Xóa
  3. đứng mong công lý ở cái thể chế độc tài toàn trị này, khi nó chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.

    Trả lờiXóa
  4. Ai, cấp nào đã chỉ đạo chính quyền Hà Nội truy tố cụ Kình và một số người dân Đồng Tâm , chính là kẻ phản bội nhân dân và đường lối chính trị của ĐCSVN. Nhà nước của dân, vì dân và lấy dân làm gốc như lời HCT , nếu đối chiếu hành động của chính quyền HN thì có thể kết luận : lãnh đạo HN đang vi phạm Luật pháp và đạo đức c/m. Đề nghị QH vào cuộc xử lý sai phạm của chính quyền HN.

    Trả lờiXóa
  5. Thực ra trong 1 Nhà nước pháp quyền đúng nghĩa thì 1 ông phụ trách hành pháp – đứng đầu 1 cơ quan địa phương không có quyền bảo đảm cho dân sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên ở Việt nam đúng là thực tế có khác các nước pháp quyền khác khá nhiều, - 1 cá nhân lãnh đạo có quyền uy có quyền làm những điều như trên (ví dụ ông Thủ tướng có quyền yêu cầu cơ quan tố tụng bắt giữ nhà báo hay có quyền chỉ thị Bộ TTTT thu thẻ của 1 nhà báo). Vì thế việc hứa hẹn của ông Chủ tịch Thành phố hiện nay cần hiểu đó là lời hứa của Nhà nước đối với dân, chứ không còn là cá nhân và Chính quyền nói chung (Cả cơ quan tố tụng) đừng gây khó đòi hỏi thêm các điều kiện gì (như nếu bà con Đồng Tâm không nghe lời Chủ tịch mà cứ muốn đấu tranh đòi đất đai hay không trả đất thì sẽ truy cứu …). Tình hình các cơ quan điều tra vẫn tiến hành điều tra sau khi có lời hứa của ông Chung cho thấy tư duy quản lý nhà nước Việt Nam có vấn đề. Nghĩa là một mặt không theo thông lệ thế giới (bình thường cơ quan tố tụng phải xử lý bất kỳ ai – và lúc đó thực ra cơ quan tố tụng cũng căn cứ vào Bộ luật hình sự, các Điều 15: Phòng vệ chính đáng và Điều 16: Tình thế cấp thiết để có thể tyên bố ngay không điều tra khởi tố vụ việc này, chứ không thể câu giờ không rõ trắng đen gây lo lắng cho người dân) – và nếu gọi là làm theo LỆ của Việt Nam thì cũng không bình thường và tùy tiện (Dân nghe lời thì tha, không thì chơi trò chung chiêng – lơ lửng thanh gươm trên đầu để dọa dân)! Chưa kể 1 vấn đề quan trọng ngày càng rõ nét là chả người dân nào – dù cả đám đông có thể giữ được đám quân trang tinh nhuệ CSCĐ trang bị vũ khí đến tận răng như vậy. Và nếu bây giờ số quân nhân này bị đe dọa truy cứu trách nhiệm thì tôi e rằng Chính quyền sẽ phải đối phó với rất nhiều vấn đề, khi quân nhân không chỉ „còn đảng còn mình“ mà họ hiểu họ là con em của Nhân dân và đơn giản họ không thể chống lại Nhân dân mà nếu so lại những Điều cơ bản nhất dù là công an hay quân đội thì họ đều hiểu bảo vệ Nhân dân là quan trọng hơn cả, vì Nhân dân mới là chủ nhân thực sự của đất nước này, còn chính quyền chỉ là người đại diện từng giai đoạn – làm tốt thì làm tiếp – làm dở hay nhất là làm hại thì „Dân có quyền đuổi …“ (Hồ Chí Minh)

    Trả lờiXóa