Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

VÌ SAO BS TRẦN DUY HƯNG VÀ CÁC TRÍ THỨC BỊ CÁCH LY?

Ông Trần Tiến Đức, con trai Cụ Trần Duy Hưng.

Vì sao cha tôi và các trí thức bị cách ly?

BBC tiếng Việt
03 - 09 - 2017


Nhà báo tự do Trần Tiến Đức, con trai thứ của vị thị trưởng đầu tiên của thành phố Hà Nội dưới chính quyền Hồ Chí Minh, nói với BBC về nguyên nhân và cách thức mà thân phụ của ông, bác sỹ Trần Duy Hưng, và một số trí thức theo Việt Minh và chính phủ kháng chiến bị 'cách ly' sau khi được đảng huy động vào bộ máy.

Trao đổi với BBC hôm 2/9/2017, nhân dịp nhà nước cộng sản Việt Nam đánh dấu 72 năm quốc khánh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục & Truyền thông, Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam nói: 
Em trai tôi có kể lại là có thời gian khoảng độ năm 1953 là các cụ bị cách ly. Họ đưa các cụ lên một vùng ở Chiêm Hóa và hầu như các cụ rất ít được tham gia vào công việc của chính phủ, đấy là một sự thật. 
Ông Trần Tiến Đức
"Cho đến năm 1950, vai trò của các trí thức trong chính phủ kháng chiến còn rất to lớn, nhưng sau năm 1950, sau khi Chiến dịch Biên giới thắng lợi, mở ra sự thông thương với Trung Hoa Cộng sản, thì các đoàn cố vấn Trung Quốc sang và sức ép đối với Hồ Chí Minh và đối với lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là phải thay thế những người trí thức trong chính phủ bằng những nhân vật khác.


"Và rõ ràng như vậy, đã có thời gian, lúc bấy giờ tôi đã đi học thiếu sinh quân rồi, nhưng em trai tôi có kể lại là có thời gian khoảng độ năm 1953 là các cụ bị cách ly. Họ đưa các cụ lên một vùng ở Chiêm Hóa [tỉnh Tuyên Quang] và hầu như các cụ rất ít được tham gia vào công việc của chính phủ, đấy là một sự thật.

"Và đấy là một chuyện để chúng ta thấy rằng chuyện mà họ sử dụng những người trí thức như thế nào. Tôi cũng nói một câu là sở dĩ phía Việt Minh, phía đảng cộng sản phần nào có thể thành công là vì họ tập hợp được dân chúng. Và ai làm cho dân chúng tin vào? Đó là những trí thức. 

"Và tôi nói cụ Hồ Chí Minh là một con người rất có sức hút, người biết ứng xử và có thể với sự tiếp xúc trực tiếp với Hồ Chí Minh, cộng với những lý tưởng dân chủ, độc lập, tự do, đã kéo được một số trí thức có uy tín trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là theo chính quyền Việt Minh. Và như thế cũng góp phần tăng cường uy của chính phủ Việt Minh và đồng thời cũng tăng cường uy tín của nước Việt Nam."


'Biết lợi dụng cơ hội' 

Theo nhà báo Trần Tiến Đức, cựu đạo diễn phim tài liệu và truyền hình, người từng có nhiều năm làm việc tại đài truyền hình Việt Nam (VTV) nửa sau thế kỷ trước, cuộc Cách Mạng Tháng Tám 1945 là công lao của toàn dân, nhưng Việt Minh là lực lượng biết tập hợp lực lượng và lợi dụng cơ hội lịch sử, ông nói:

"Tôi nghĩ rằng việc lật đổ ách thực dân, lật đổ ách phát xít là công của toàn dân và có rất nhiều đảng phái cùng tham gia cùng với Việt Minh. 

"Nhưng Việt Minh là lực lượng tôi phải công nhận lúc đó được tổ chức tốt nhất và... biết lợi dụng cơ hội khi các đảng phái khác chưa có sự đoàn kết, chưa có sự thống nhất để kêu gọi được toàn dân.

"Thứ hai, phải nói là Việt Minh đã tận dụng cơ hội để điền vào... khoảng trống chính trị còn lại sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng.

"Nhưng chúng ta phải nói rằng thật ra lúc bấy giờ Việt Nam cũng đã có một chính phủ - chính phủ của ông Trần Trọng Kim.

"Chính phủ Trần Trọng Kim đã có những quyết định đầu tiên đưa nước Việt Nam đi theo con đường độc lập, tất nhiên là trong sự hạn chế như vậy, cho nên tôi nghĩ rằng việc tự nhận lấy công đầu của mình, tôi cho rằng điều đó cũng cần phải xem lại.

"Và sau này, nếu chúng ta có xem xét lại các tài liệu lịch sử, các nhà sử học thực tế, nếu công tâm để xem xét lại các cứ liệu lịch sử, chắc họ phải có những kết luận xác đáng hơn," ông Trần Tiến Đức nói với Quốc Phương của BBC Việt ngữ từ thành phố Budapest trước một bảo tàng chứng tích tội ác trong lịch sử cận hiện đại của quốc gia cựu cộng sản thuộc khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa cũ.
Việt Minh đã tận dụng cơ hội để điền vào... khoảng trống chính trị còn lại sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng. hưng chúng ta phải nói rằng thật ra lúc bấy giờ Việt Nam cũng đã có một chính phủ - chính phủ của ông Trần Trọng Kim


Ông Trần Tiến Đức
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi toàn văn cuộc trao đổi trực tuyến trên kênh Facebook Live của BBC Việt ngữ, được thực hiện hôm 2/9/2017 từ thủ đô của Hungary.

7 nhận xét :

  1. Sau Điện Biên Phủ thì tầu nó chắc chân ở Việt Nam rồi, nó không cần trí thức Việt Nam làm chim mồi nữa.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi bất ngờ về thông tin bs Trần Duy Hưng và các trí thức bị cách ly khỏi chính phủ,nhưng tôi không bất ngờ về bản chất của chính quyền và đảng cộng sản Việt Nam

    Trả lờiXóa
  3. Ngay từ đầu đcs VN đã coi nhẹ trí thức ngoài Đảng !

    Trả lờiXóa
  4. Người Mỹ đã có công lao lớn với sự thành công của Cách mạng Tháng Tám. Tất cả đã bị cố tình bỏ quên.

    Ðại tá Paul Helliwell, Giám đốc OSS Secret Intelligence [SI] Branch tại Trung Hoa, cử Ðại úy Archimedes Patti, Phụ tá đặc trách Ðông Dương, nghiên cứu về Việt Minh, gặp Hồ ở Bách Sắc, ngày 27/4/1945, trước khi Hồ cùng hai nhân viên Mỹ Frank Tan, đại diện AGAS, và Mac Shin. Cuối tháng 4/1945, Frank Tan cùng Mac Shin vượt biên trở lại nội địa. Tình báo Pháp ghi HCM nhận được tài trợ ít nhất 1 triệu quan TH [500 MK] một tháng. [Vũ Ngự Chiêu]


    Tại Côn Minh, Đội Nai được hình thành vào tháng 5, tháng 6 năm 1945, dưới sự chỉ đạo của Archimedes Patti. Đội trưởng là Thiếu tá Allison Thomas, trước đó từng là công tố viên ở bang Michigan trước khi làm việc với tình báo Anh trong thời chiến. Các thành viên khác ngoài Prunier còn có một điện đài viên người Mỹ là thượng sĩ William Zielski, và để thử nghiệm xem lực lượng cách mạng Việt Nam có chấp nhận sự giúp đỡ của người Pháp hay không, người ta đưa vào một sĩ quan Pháp cùng hai sĩ quan người Pháp gốc Việt.


    “Trước khi Đội Nai nhảy dù xuống Tân Trào, không ai biết nhiệm vụ là gì”, Prunier hồi tưởng, “chỉ biết rằng ‘Mr. Hồ’ đang ở Tân Trào, và rằng chúng ta phải huấn luyện cho lực lượng của ông ta”. Sau này Prunier mới biết rằng nhiệm vụ được hình thành khi Hồ Chí Minh gặp trung úy Charles Fenn, người muốn xây dựng một quan hệ hợp tác để giải cứu các phi công của Đồng minh, đồng thời gửi báo cáo tình báo và thời tiết cho Đồng minh. Fenn và OSS muốn được cung cấp thông tin tình báo về các động thái và vũ khí của quân đội Nhật. [Claude G. Berube]


    Việc tình báo Mỹ và Trung Hoa chấp thuận sử dụng Việt Minh để thu thập tin tình báo còn tạo cho Việt Minh sức mạnh tinh thần và một vũ khí tuyên truyền. [Vũ Ngự Chiêu]

    Ngày 16/7/1945, toán biệt kích Con Nai [Deer Team] của Thiếu tá Allison K. Thomas nhảy dù xuống căn cứ Kim Luông, Tuyên Quang. [Vũ Ngự Chiêu]

    Trong công điện gửi về Côn Minh ngày 17 và 20/7/1945, Thomas cho rằng Hồ Chí Minh hay Văn [Võ Nguyên Giáp] không phải là Cộng Sản. Mặt Trận Việt Minh [VML] chỉ muốn độc lập và tự do. Nhưng họ đã lầm. [Vũ Ngự Chiêu]

    Hồ Chí Minh đã đặt tên cho lực lượng Việt - Mỹ ở chiến khu lúc đó là "Bộ đội Việt - Mỹ ". [Archimedes L.A. Patti]

    Khi nghe tin về vụ ném bom nguyên tử của Mỹ, HCM chia vui cùng Đội Nai vì biết rằng kết thúc Thế chiến thứ II đã gần kề. [Claude G. Berube]

    Trong các cơ quan và hành dinh hỗn hợp của ông Hồ trưng bày nhiều tranh ảnh của Lênin, Mao và cả tướng Chennault.

    Đội Nai “đi cùng ông Giáp, và khoảng 20 – 30 chiến sĩ Việt Minh đi xuyên vào rừng”, hướng về Hà Nội, Prunier kể.

    Với bức ảnh có kèm theo chữ ký của Chennault trong lều của ông Hồ cùng với những du kích quân trang bị tốt như thế, dư luận lan truyền là Việt Minh và đặc biệt là “Cụ Hồ” đã được Đồng Minh “bí mật ủng hộ”.

    "Rõ ràng", Bùi Diễm , cháu ông Trần Trọng Kim thuật lại, "nước Mỹ sẽ có tiếng nói mạnh mẽ trong việc xác định tương lai của Việt Nam, và không chỉ có chú tôi tin rằng bất cứ ai có được sự tin tưởng của Mỹ sẽ được trao cho vị trí tốt nhất để dẫn dắt đất nước trong thời kỳ hậu chiến". [Dixee R. Bartholomew-Feis].

    Ngày 20 tháng 8, Đội Con Nai lại tiếp tục xuất phát. Tất cả người Mỹ, ngoại trừ Thomas, đi cùng ba mươi du kích Việt Minh, và như đã trở thành hình mẫu, lá cờ đỏ sao vàng lớn của Việt Minh dẫn đường. Đó là chuyến đi tương đối ngắn và dễ dàng - cuộc hành quân tới Thái Nguyên.

    Ngày 2 tháng 9, 1945, Archimedes Pattie và nhiều thành viên của đội Con Nai có mặt tại Ba Đình.

    Tướng Phillip D. Gallagher, Trưởng phái bộ Hoa Kỳ, thứ hai từ bên trái sang, đứng với Hồ Chí Minh, trong môt tấm hình.

    Võ Nguyên Giáp chụp ảnh với Archimedes Patti và toán OSS trong một tấm hình khác.

    Và vô số các hình ảnh khác về sư tham dự của Mỹ năm 1945.

    Có thể nói: Không có Mỹ, thì VM không có hậu thuẫn trong cái gọi là "Cách Mạng Tháng 8".







    Trả lờiXóa
  5. Không từ thủ đoạn nào việt minh không làm

    Trả lờiXóa
  6. Ô Đức con trai Cụ Hưng nói vậy chỉ một chiều ,bộc lộ hạn chế về nhãn quan chính trị. Nếu Cụ Hưng không được cách li, Tàu nó thịt rồi .. Đâu còn chủ tịch Hn nổi tieng trong lịch sử...

    Trả lờiXóa