Luân Lê
12 Tháng 9 - 2017
GIẢI PHÁP CỦA LÒNG THAM
Tất cả những lập luận nguỵ biện và ngu xuẩn để bảo vệ cho những sai lầm gốc rễ bằng cách đặt ra câu hỏi: nếu bạn là quan chức hay có quyền thì bạn có tham nhũng không?
Đó là một câu hỏi sai ngay từ bản chất và hoàn toàn lầm lạc về vấn đề cần bàn thảo.
Như Rouseau đã nói trong Khế ước xã hội cách đây hàng trăm năm, chúng ta không thể mong muốn một con người với biết bao thứ mưu cầu như một con vật nhưng lại đòi hỏi tâm hồn trong sáng, lòng cảm thông và không chút lòng tham nào tồn tại trong đó như một vị thánh. Điều đó là không thể. Và vì thế mà ông mới viết tiểu luận trứ danh đó của mình.
Cái chúng ta bàn tới là giải pháp chế ngự lòng tham của con người và cách kiểm soát quyền lực để không ai được phép sử dụng nó mà làm công cụ cho lòng tham khi được trao quyền. Chứ không phải đi đặt câu hỏi nếu người lên tiếng chỉ trích xã hội có quyền trong tay thì có tham nhũng và trục lợi hay không. Vì vấn đề đặt ra là cách để kiểm soát quyền lực bằng các thiết chế hữu dụng, chứ không phải đi tìm lòng trắc ẩn và nhu cầu nội tại mang tính tự nhiên của một con người đến mức tối thiểu rồi đặt vào thì nhà nước đó sẽ tốt.
Bản chất của thể chế là cách tổ chức và vận hành quyền lực chính trị mang tính hệ thống, dù theo phương ngang (cùng cấp) hay dọc (từ trên xuống dưới).
Con người ở mọi nơi đều có lòng tham, và vì thế cách mà mỗi quốc gia có một nhà nước khác nhau căn bản nhất chính là ở cách kiểm soát và chế ngự quyền lực chính trị của chính nó.
Chúng ta chỉ có thể tin vào Chúa và tình yêu vô bờ của Chúa, nhưng chúng ta không thể cầu mong và đi tìm Thượng đế để đặt ngài vào vị trí lãnh đạo hay dẫn dắt con người dù ở Chúa có tất cả mọi yêu cầu mà bất kỳ ai cũng không thể từ chối.
Lòng tham cũng chỉ là một dạng của mưu cầu, mà đã là mưu cầu thì đó ắt hẳn là quyền tự nhiên và cần được ghi nhận trong cũng như bảo vệ bằng Hiến pháp. Và cũng chắc chắn rằng, nếu một thể chế nhà nước mà không thể kiểm soát lòng tham của con người khi được đảm lãnh vị trí chính trị thì đó là một thể chế tồi và phản khoa học. Một nhà nước kiểu đó tiếp tục được duy trì thì tức là nó chính là nơi sản sinh ra những kẻ tàn phá đất nước một cách hợp pháp và tàn ác nhất.
12 Tháng 9 - 2017
GIẢI PHÁP CỦA LÒNG THAM
Tất cả những lập luận nguỵ biện và ngu xuẩn để bảo vệ cho những sai lầm gốc rễ bằng cách đặt ra câu hỏi: nếu bạn là quan chức hay có quyền thì bạn có tham nhũng không?
Đó là một câu hỏi sai ngay từ bản chất và hoàn toàn lầm lạc về vấn đề cần bàn thảo.
Như Rouseau đã nói trong Khế ước xã hội cách đây hàng trăm năm, chúng ta không thể mong muốn một con người với biết bao thứ mưu cầu như một con vật nhưng lại đòi hỏi tâm hồn trong sáng, lòng cảm thông và không chút lòng tham nào tồn tại trong đó như một vị thánh. Điều đó là không thể. Và vì thế mà ông mới viết tiểu luận trứ danh đó của mình.
Cái chúng ta bàn tới là giải pháp chế ngự lòng tham của con người và cách kiểm soát quyền lực để không ai được phép sử dụng nó mà làm công cụ cho lòng tham khi được trao quyền. Chứ không phải đi đặt câu hỏi nếu người lên tiếng chỉ trích xã hội có quyền trong tay thì có tham nhũng và trục lợi hay không. Vì vấn đề đặt ra là cách để kiểm soát quyền lực bằng các thiết chế hữu dụng, chứ không phải đi tìm lòng trắc ẩn và nhu cầu nội tại mang tính tự nhiên của một con người đến mức tối thiểu rồi đặt vào thì nhà nước đó sẽ tốt.
Bản chất của thể chế là cách tổ chức và vận hành quyền lực chính trị mang tính hệ thống, dù theo phương ngang (cùng cấp) hay dọc (từ trên xuống dưới).
Con người ở mọi nơi đều có lòng tham, và vì thế cách mà mỗi quốc gia có một nhà nước khác nhau căn bản nhất chính là ở cách kiểm soát và chế ngự quyền lực chính trị của chính nó.
Chúng ta chỉ có thể tin vào Chúa và tình yêu vô bờ của Chúa, nhưng chúng ta không thể cầu mong và đi tìm Thượng đế để đặt ngài vào vị trí lãnh đạo hay dẫn dắt con người dù ở Chúa có tất cả mọi yêu cầu mà bất kỳ ai cũng không thể từ chối.
Lòng tham cũng chỉ là một dạng của mưu cầu, mà đã là mưu cầu thì đó ắt hẳn là quyền tự nhiên và cần được ghi nhận trong cũng như bảo vệ bằng Hiến pháp. Và cũng chắc chắn rằng, nếu một thể chế nhà nước mà không thể kiểm soát lòng tham của con người khi được đảm lãnh vị trí chính trị thì đó là một thể chế tồi và phản khoa học. Một nhà nước kiểu đó tiếp tục được duy trì thì tức là nó chính là nơi sản sinh ra những kẻ tàn phá đất nước một cách hợp pháp và tàn ác nhất.
Ai cũng hiểu, chỉ một nhóm người không chịu hiểu.
Trả lờiXóaỞ các nước pháp quyền cao Châu Âu đúng là kẻ tham nào vừa lân la vào vòng tham, thì dù là ai Tổng thống, Thủ tướng hay người đứng đầu Bộ, Bang, Tỉnh đều đối diện với sự sắc lạnh của cơ quan điều tra tố tụng, và khi mọi chuyện được làm sáng tỏ thì thứ nhất mất chức là chuyện đương nhiên, nhưng quan trọng nhất là đồ tham bị lấy lại, mất hết (hay gần hết) tiêu chuyên chế độ sau này khi về hưu, và khả năng cao là còn bị phạt ngồi tù và dĩ nhiên mọi uy tín cá nhân, gia đình tiêu tan như bọt xà phòng … Do quá nhiều bất lợi, và quan trọng nhất khả năng bị phát hiện rất cao (họ khuyến khích dân cung cấp tin nặc danh) nên tóm lại tham nhũng không có đất sống hay nói cách khác vì sao đất nước họ ít tham nhũng và trong sạch nhất thế giới là vậy. Và do bắt buộc phải thực thi theo pháp luật nên ở họ không có tình trạng đánh tham nhũng là „ta đánh ta“ như ở Việt Nam, bỏ qua cho nhau – mà không làm là phạm tội, chưa kể không chỉ dưới sự kiểm tra của báo chí, dư luận, mà kiểm tra, phản đối của các ĐẢng phái khác trước các việc làm sai, phạm luật cũng mang tính quyết định để cho nó không tồn trại – điều ở Việt nam có khác cơ bản là chỉ có 1 Đảng (có là dao sắc cũng không gọt được chuôi)!
Trả lờiXóa