Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

Nguyễn Trọng Tạo: CỦA CẤM LÀ CỦA QUÝ !


Nguyễn Trọng Tạo

ĐÌNH CHỈ VIỆC PHÁT HÀNH TIỂU THUYẾT "MỐI CHÚA" 
CỦA NHÀ VĂN TẠ DUY ANH

Vào báo điện tử Văn Hiến Việt Nam, đọc được bài báo có tựa đề trên (dẫn nguồn HNMO) giật cả mình khi biết "Mối chúa" của ông bạn nhà văn với bút danh Đãng Khấu bị đình chỉ. Liền viết cái commente như sau:

Ngạn ngữ có câu: "Của cấm là của quý". Biết đâu sau cái lệnh "đình chỉ phát hành", thì "Mối chúa" lại càng nổi tiếng hơn, và bọn nậu sách lại được phần béo bở như trường hợp "Chuyện kể năm 2000" của Bùi Ngọc Tấn cuối thế kỷ XX với cả vạn bộ sách lậu (2 tập) được bán tràn lan với giá bán gấp 3 lần giá bìa, làm thiệt hại tác giả về bản quyền.


Thực ra "Mối chúa" là cuốn tiểu thuyết trong tiểu thuyết, phản ánh hiện thực xã hội với các "nhóm lợi ích" đang kết bè kéo cánh làm lụn bại đất nước. Với nhà văn thì sự hư cấu hay tính tưởng tượng là rất quan trọng, nhờ thế mà tính phê phán, cảnh báo hay khái quát của tác phẩm mới lớn. Văn chương không phải là báo chí. Nhưng cái tên sách "Mối chúa" dễ làm cho người chưa đọc sách hiểu nhầm và suy diễn nhầm. Lối suy diễn để "kết tội" là "tư duy tuyên huấn" ấu trĩ một thời. Thời nay, tư duy ấy đã thành lạc hậu rồi. Nếu cứ còn tư duy như thế thì sẽ chả bao giờ có văn chương đích thực. Kiểu tư duy này khiến nhiều ngòi bút hèn kém chùn bút, chỉ viết để "an phận thủ thường". Và hạn chế sự phát triển của văn học nước nhà.

Nếu anh tuyên huấn là một văn tài thì anh ta sẽ hiểu điều đó, và hãy để cho công chúng và thời gian phán xét. Nhưng những văn tài thì chả mấy ai làm tuyên huấn.

Vâng, "Của cấm là của quý". Hãy đợi mà xem...

2 nhận xét :

  1. Hóa ra " Cấm " lại là cách PR tuyệt vời cho tác phẩm . Càng cấm càng quý . Càng khích lệ người đọc tìm kiếm tác phẩm . Thật đúng là gậy ông lại nện lưng ông .

    Trả lờiXóa
  2. Trái cấm ăn ngon mà hậu quả lâu dài . Vậy mà ai cũng thích ăn ! Trái độc ăn vào chết người !

    Trả lờiXóa