Steffen Seibert phát ngôn viên chính phủ Đức vừa trả lời các nhà báo
về vụ Trịnh Xuân Thanh hôm 22/09/2017 tại Berlin. Ảnh: Internet.
về vụ Trịnh Xuân Thanh hôm 22/09/2017 tại Berlin. Ảnh: Internet.
Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức về diễn tiến mới vụ Trịnh Xuân Thanh – Nan đề hội nhập thế giới
TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
24-9-2017
.
Dưới đây là nguyên bản thông cáo báo chí của người phát ngôn Bộ ngoại giao Đức hôm 22.09 về những diễn tiến mới đối với vụ Trịnh Xuân Thanh. Bản thông cáo khẳng định, “ngày 21.09.2017, Bộ Ngoại giao Đức đã triệu tập Đại sứ Việt Nam tới trao đổi và thông báo tạm ngừng quan hệ chiến lược với Việt Nam“, “do mọi yêu cầu (của họ) tới nay Việt Nam không hề đáp ứng dưới bất kỳ hình thức nào“, “không thừa nhận vấn đề niềm tin và pháp lý bị vi phạm, buộc (họ) phải xử lý hệ quả“. Đồng thời “(họ) đã buộc một nhân viên tiếp theo của Đại Sứ quán Việt Nam tại Đức cùng với gia đình về nước trong vòng 4 tuần“.
Truyền thông đã đăng một số bản dịch tiếng Việt, nhưng khá nhiều từ chuyên môn không sát nghĩa, nên không rõ buổi trao đổi đó từ ngữ phiá Đức sử dụng có được chuyển ngữ cho phiá Việt Nam chính xác hay không. Thông cáo cho thấy chủ trương, thái độ của phiá Đức rất rõ ràng và cương quyết theo tính cách Đức đã nói là làm bằng được thường thấy như trong đấu bóng, tận phút chót 89 vẫn ghi bàn dù trước đó thua đậm. Nghĩa là nhiều nước khác thì mất tinh thần còn Đức thì không. Nội dung gồm những điểm chính:
1. Họ “khẳng định đủ chứng cứ rõ ràng xác định vụ Trịnh Xuân Thanh là một vụ bắt cóc“. “Ngay sau khi xảy ra vụ việc (họ) đã làm rõ, bắt cóc trên nước Đức hoàn toàn không thể chấp nhận được“. “Viện Kiểm sát Liên bang Đức đã mở cuộc điều tra vụ án từ ngày 10.08.2017 hiện chưa kết thúc“. Nghĩa là phiá Đức đã kết luận, chỉ còn chờ kết qủa điều tra để đưa ra cáo buộc bị can trước toà, chứ không phải để kết luận vụ án xảy ra hay không, đồng nghĩa phiá Việt Nam tuyên bố Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú (bất luận đúng sai) cũng không thể thay đổi được mọi quyết định đơn phương của họ trước nay và tiếp theo, nếu phiá Việt Nam không đáp ứng thoả đáng yêu sách của họ. Cách họ giải quyết trên có thể chiêm nghiệm trong quá khứ cách đây tận 50 năm, khi nhà soạn nhạc nổi tiếng Hàn Quốc Isang Yun đang lưu trú tại Đức bị mật vụ Hàn Quốc bắt cóc ngày 17.6.1967, đưa về nước xử phạt 10 năm tội phản quốc. Nước Đức đáp trả buộc nhiều nhân viên Đại sứ quán Hàn Quốc về nước, cắt mọi khoản viện trợ kinh tế kéo theo một loạt nước phương Tây đe doạ cấm vận. Rốt cuộc sau hai năm tính từ khi bị bắt, Isang Yun được Hàn Quốc trả cho phiá Đức.
2. Theo họ, “vụ bắt cóc vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và quốc tế; (họ) không chấp nhận trong bất kỳ tình huống nào“. Họ “đã thông báo nhiều lần và rõ ràng, không thể hiểu sai lệch đòi hỏi của (họ), nếu không được đáp ứng (họ) sẽ sẵn sàng áp dụng các biện pháp tiếp theo“. Điều đó có nghĩa Việt Nam không thể kéo dài thời gian để mong chờ thay đổi như trong đàm phán ngoại giao thông thường, mà ngược lại quan hệ ngoại giao hai quốc gia sẽ ngày càng thêm căng thẳng, nan giải, nếu không có đột phá kịp thời.
3. Họ đòi “Việt Nam phải xin lỗi và cam kết bảo đảm trong tương lai không vi phạm pháp luật Đức tương tự, tới nay không hề được đáp ứng“. Đòi hỏi xin lỗi vốn mang tính phổ quát hiện nay trong quan hệ quốc tế, nhất là khi sai phạm được chỉ rõ; và đặc biệt ở Đức từ xin lỗi cảm ơn là câu cửa miệng tương tự như tập quán chào hỏi được hình thành từ tấm bé, diễn ra trong đời sống thường nhật cả chính trị lẫn xã hội, trong khi tập quán Việt Nam không thế. Cũng vậy, họ đòi tiếp, “Việt Nam phải cam kết tìm ra người chịu trách nhiệm để xử lý“, vốn cũng xuất phát từ tập quán văn hoá từ chức ở Đức, ai là người đứng đầu để cơ quan do mình phụ trách sai phạm người đó phải gánh chịu trách nhiệm cá nhân về mặt chính trị hoặc công chức bằng cách từ chức, nếu không sẽ bị cách chức (xem bài Từ vụ buôn lậu thuốc ung thư giả / Từ chức – Vấn đề thể chế – Nguyên lý và thực tế). Trong khi đó, khác với họ, thể chế Việt Nam theo mô hình lãnh đạo song trùng giữa Đảng và Nhà nước, vừa theo ngành dọc lẫn chiều ngang nên rất khó tìm được đích danh lãnh đạo cao nhất chịu hoàn toàn trách nhiệm cá nhân. Đòi hỏi của phiá Đức vì vậy quả là nan giải, rất có thể bất khả thi.
4. Họ đã “đưa ra những đòi hỏi liên quan tới vụ Trịnh Xuân Thanh, trong đó Việt Nam phải giải quyết theo trình tự nhà nước pháp quyền có quan sát quốc tế“. Điều này khác với các tuyên bố trước đây của phiá Đức đòi Việt Nam phải trả lại Trịnh Xuân Thanh để họ giải quyết theo trình tự pháp lý. Đòi hỏi mới vừa đạt được mục đích của họ bảo đảm đúng luật pháp nước họ và quốc tế, vừa buộc được Việt Nam phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế công khai đối với công dân mình mà xưa nay họ vẫn thường chỉ trích (ở đây không đánh giá họ đúng hay sai).
5. Thông cáo kết luận, họ “chờ đợi đòi hỏi (của họ) được phiá Việt Nam đáp ứng“. “Phiá Việt Nam biết có thể tái lập quan hệ song phương, khắc phục lòng tin và pháp lý đã bị phá vỡ như thế nào“. Đây là điểm chốt cuối cùng thể hiện quyết tâm của họ nhằm đạt được mục đích mà không hề áp đặt, để cho phiá Việt Nam tự cân nhắc thiệt hơn thực hiện như họ đã từng áp dụng trong trường hợp Isang Yun đối với Hàn Quốc.
Dưới đây là nguyên bản thông cáo báo chí của người phát ngôn Bộ ngoại giao Đức hôm 22.09 về những diễn tiến mới đối với vụ Trịnh Xuân Thanh. Bản thông cáo khẳng định, “ngày 21.09.2017, Bộ Ngoại giao Đức đã triệu tập Đại sứ Việt Nam tới trao đổi và thông báo tạm ngừng quan hệ chiến lược với Việt Nam“, “do mọi yêu cầu (của họ) tới nay Việt Nam không hề đáp ứng dưới bất kỳ hình thức nào“, “không thừa nhận vấn đề niềm tin và pháp lý bị vi phạm, buộc (họ) phải xử lý hệ quả“. Đồng thời “(họ) đã buộc một nhân viên tiếp theo của Đại Sứ quán Việt Nam tại Đức cùng với gia đình về nước trong vòng 4 tuần“.
Truyền thông đã đăng một số bản dịch tiếng Việt, nhưng khá nhiều từ chuyên môn không sát nghĩa, nên không rõ buổi trao đổi đó từ ngữ phiá Đức sử dụng có được chuyển ngữ cho phiá Việt Nam chính xác hay không. Thông cáo cho thấy chủ trương, thái độ của phiá Đức rất rõ ràng và cương quyết theo tính cách Đức đã nói là làm bằng được thường thấy như trong đấu bóng, tận phút chót 89 vẫn ghi bàn dù trước đó thua đậm. Nghĩa là nhiều nước khác thì mất tinh thần còn Đức thì không. Nội dung gồm những điểm chính:
1. Họ “khẳng định đủ chứng cứ rõ ràng xác định vụ Trịnh Xuân Thanh là một vụ bắt cóc“. “Ngay sau khi xảy ra vụ việc (họ) đã làm rõ, bắt cóc trên nước Đức hoàn toàn không thể chấp nhận được“. “Viện Kiểm sát Liên bang Đức đã mở cuộc điều tra vụ án từ ngày 10.08.2017 hiện chưa kết thúc“. Nghĩa là phiá Đức đã kết luận, chỉ còn chờ kết qủa điều tra để đưa ra cáo buộc bị can trước toà, chứ không phải để kết luận vụ án xảy ra hay không, đồng nghĩa phiá Việt Nam tuyên bố Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú (bất luận đúng sai) cũng không thể thay đổi được mọi quyết định đơn phương của họ trước nay và tiếp theo, nếu phiá Việt Nam không đáp ứng thoả đáng yêu sách của họ. Cách họ giải quyết trên có thể chiêm nghiệm trong quá khứ cách đây tận 50 năm, khi nhà soạn nhạc nổi tiếng Hàn Quốc Isang Yun đang lưu trú tại Đức bị mật vụ Hàn Quốc bắt cóc ngày 17.6.1967, đưa về nước xử phạt 10 năm tội phản quốc. Nước Đức đáp trả buộc nhiều nhân viên Đại sứ quán Hàn Quốc về nước, cắt mọi khoản viện trợ kinh tế kéo theo một loạt nước phương Tây đe doạ cấm vận. Rốt cuộc sau hai năm tính từ khi bị bắt, Isang Yun được Hàn Quốc trả cho phiá Đức.
2. Theo họ, “vụ bắt cóc vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và quốc tế; (họ) không chấp nhận trong bất kỳ tình huống nào“. Họ “đã thông báo nhiều lần và rõ ràng, không thể hiểu sai lệch đòi hỏi của (họ), nếu không được đáp ứng (họ) sẽ sẵn sàng áp dụng các biện pháp tiếp theo“. Điều đó có nghĩa Việt Nam không thể kéo dài thời gian để mong chờ thay đổi như trong đàm phán ngoại giao thông thường, mà ngược lại quan hệ ngoại giao hai quốc gia sẽ ngày càng thêm căng thẳng, nan giải, nếu không có đột phá kịp thời.
3. Họ đòi “Việt Nam phải xin lỗi và cam kết bảo đảm trong tương lai không vi phạm pháp luật Đức tương tự, tới nay không hề được đáp ứng“. Đòi hỏi xin lỗi vốn mang tính phổ quát hiện nay trong quan hệ quốc tế, nhất là khi sai phạm được chỉ rõ; và đặc biệt ở Đức từ xin lỗi cảm ơn là câu cửa miệng tương tự như tập quán chào hỏi được hình thành từ tấm bé, diễn ra trong đời sống thường nhật cả chính trị lẫn xã hội, trong khi tập quán Việt Nam không thế. Cũng vậy, họ đòi tiếp, “Việt Nam phải cam kết tìm ra người chịu trách nhiệm để xử lý“, vốn cũng xuất phát từ tập quán văn hoá từ chức ở Đức, ai là người đứng đầu để cơ quan do mình phụ trách sai phạm người đó phải gánh chịu trách nhiệm cá nhân về mặt chính trị hoặc công chức bằng cách từ chức, nếu không sẽ bị cách chức (xem bài Từ vụ buôn lậu thuốc ung thư giả / Từ chức – Vấn đề thể chế – Nguyên lý và thực tế). Trong khi đó, khác với họ, thể chế Việt Nam theo mô hình lãnh đạo song trùng giữa Đảng và Nhà nước, vừa theo ngành dọc lẫn chiều ngang nên rất khó tìm được đích danh lãnh đạo cao nhất chịu hoàn toàn trách nhiệm cá nhân. Đòi hỏi của phiá Đức vì vậy quả là nan giải, rất có thể bất khả thi.
4. Họ đã “đưa ra những đòi hỏi liên quan tới vụ Trịnh Xuân Thanh, trong đó Việt Nam phải giải quyết theo trình tự nhà nước pháp quyền có quan sát quốc tế“. Điều này khác với các tuyên bố trước đây của phiá Đức đòi Việt Nam phải trả lại Trịnh Xuân Thanh để họ giải quyết theo trình tự pháp lý. Đòi hỏi mới vừa đạt được mục đích của họ bảo đảm đúng luật pháp nước họ và quốc tế, vừa buộc được Việt Nam phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế công khai đối với công dân mình mà xưa nay họ vẫn thường chỉ trích (ở đây không đánh giá họ đúng hay sai).
5. Thông cáo kết luận, họ “chờ đợi đòi hỏi (của họ) được phiá Việt Nam đáp ứng“. “Phiá Việt Nam biết có thể tái lập quan hệ song phương, khắc phục lòng tin và pháp lý đã bị phá vỡ như thế nào“. Đây là điểm chốt cuối cùng thể hiện quyết tâm của họ nhằm đạt được mục đích mà không hề áp đặt, để cho phiá Việt Nam tự cân nhắc thiệt hơn thực hiện như họ đã từng áp dụng trong trường hợp Isang Yun đối với Hàn Quốc.
Nguyên bản tiếng Đức:
Sprecher des Auswärtigen Amts zu neuen Entwicklungen im Fall Trinh Xuan Thanh 22.09.2017, 12:58
Ein Sprecher des Auswärtigen Amts sagte anlässlich neuer Entwicklungen im Fall des in Berlin entführten Vietnamesen Trinh Xuan Thanh heute (22.09.):
Wir haben bereits direkt nach Bekanntwerden der Tat deutlich gemacht, dass die Entführung auf deutschem Boden völlig inakzeptabel ist. Für diese Entführung gibt es klare Belege, die zu gegebener Zeit der Öffentlichkeit zur Verfügung gestellt werden. Der Generalbundesanwalt hat am 10. August die Ermittlungen übernommen. Diese sind noch nicht abgeschlossen.
Bei der Entführung handelte es ich um einen eklatanten Verstoß gegen deutsches Recht und gegen das Völkerrecht. Dies dulden wir unter keinen Umständen
Mit der Ausweisung des nachrichtendienstlichen Leiters an der vietnamesischen Botschaft hatten wir bereits erste deutliche Konsequenzen gezogen. Wir haben der vietnamesischen Regierung unsere Forderungen mehrfach unmissverständlich mitgeteilt und klar gemacht, dass wir uns vorbehalten, weitere Maßnahmen zu ergreifen.
Unserer Forderung einer Entschuldigung verbunden mit der Zusicherung, dass Rechtsbrüche in dieser Art in Zukunft unterbleiben, ist die vietnamesische Regierung bisher nicht nachgekommen. Genauso wenig hat uns Vietnam zugesichert, die Verantwortlichen zur Rechenschaft zu ziehen.
Wir haben Forderungen um Trinh Xuan Thanh gestellt, darunter ein rechtsstaatliches Verfahren für Trinh Xuan Thanh, das internationale Beobachter einschließt.
Da Vietnam unseren Forderungen bisher in keiner Weise nachgekommen ist, den Rechts- und Vertrauensbruch bisher nicht als solchen anerkannt hat, sehen wir uns gezwungen, weitere Konsequenzen zu ziehen. Wir haben daher der vietnamesischen Seite gestern in einem Gespräch mit dem vietnamesischen Botschafter im Auswärtigen Amt mitgeteilt, dass die Strategische Partnerschaft mit Vietnam vorübergehend ausgesetzt wird. Daneben haben wir einen weiteren Mitarbeiter der vietnamesischen Botschaft ausgewiesen. Er hat nun 4 Wochen Zeit mit seiner Familie Deutschland zu verlassen.
Wir erwarten von Vietnam, dass es unseren Forderungen nachkommt
Die vietnamesische Seite weiß, wie sie das bilaterale Verhältnis wieder herstellen kann, wie sie den Vertrauens- und Rechtsbruch wiedergutmachen kann
Berlin – Veröffentlicht von pressrelations
Vì ông Trọng đã nhiều lần tuyên bố bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh trong các buổi họp mặt cử tri được phát sóng truyền hình rộng rãi trong nước và quốc tế (kênh VTV4) và ông Trọng là lãnh đạo cao nhất Việt Nam thì ông Trọng phải là người đầu tiên và là người cuối cùng phải chịu trách nhiệm vụ này mà thôi!
Trả lờiXóaTBT Trọng phải chịu trách nhiệm vì sự đổ vỡ quan hệ giữa VN vởi EU và các nước trên thế giới. Ông ta cũng là người phải chịu trách nhiệm khi cả nhân loại (trừ triều tiên và TQ) nhìn đất nước VN bằng con mắt khinh bỉ.
XóaThiếu tầm nhìn , nên cái xảy nảy cái ung !
Trả lờiXóaNước Đức muốn trừng phạt chính quyền VN thế nào thì tùy nhưng đừng có ảnh hưởng,tác động tiêu cực đến người dân VN là được
Trả lờiXóaNước Đức muốn trừng phạt chính quyền VN thế nào thì tùy nhưng xin đừng có ảnh hưởng,tác động tiêu cực đến người dân VN là được
Trả lờiXóaNữ luật gia nổi tiếng, Bà Ngô Bá Thành, cựu đại biểu Quốc hội (cả cương vị chủ nhiệm UBPLQH) đã từng có câu nói để đời, có thể vận dụng vào việc bắt cóc TXT: „Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng“. Chính vì quen xài luật rừng nên Việt Nam (chính quyền) cũng đang nhẫn nhục chịu Trung Quốc dùng luật rừng đối xử với Việt Nam, mỗi khi nó chiếm, nó đánh hay lấn lướt thì Việt Nam chỉ có bài ca duy nhất là TUYÊN BỐ CHỦ QUYỀN!
Trả lờiXóaKhác gì Kim Jong Un
Trả lờiXóaTóm lại là một nhà nước không chính danh! có mà phàn nàn cả đời các bạn ạ.
Trả lờiXóa