Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

BÀI BÁO VỀ QUAN HỆ VIỆT TRUNG BỊ GỠ BỎ SAU VÀI GIỜ

Học giả Trung Quốc: Lăng Đức Quyền. Ảnh: TTXVN.
 
Bài báo đã bị gỡ: Bài báo này được báo Dân Trí đăng lúc 14h49, ngày 6-9-2017, nhưng chỉ vài giờ sau thì nó bị gỡ bỏ. Chúng tôi xin đăng lại để cùng đọc:
 Việt Nam – Trung Quốc: “Gác lại tranh chấp trên biển là thượng sách” 
 
Dân Trí
Châu Như Quỳnh
6-9-2017

Ông Lăng Đức Quyền đến từ Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề thế giới của Tân Hoa Xã – cho biết: “Tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là tài sản âm, gây tổn thương tình cảm của hai nước, nhiều thế lực thù địch coi đây là “tử huyệt” của quan hệ Việt – Trung”.

Vấn đề nói trên được ông Lăng Đức Quyền đề cập tới trong cuộc tọa đàm “Sáng kiến Vành đai và con đường: Cơ hội hợp tác Việt – Trung” diễn ra mới đây tại Hà Nội.

Theo ông Quyền, vấn đề trên biển rõ ràng là một yếu tố trái chiều mà chúng ta phải thừa nhận nhưng việc này có phải là yếu tố cản trở quan hệ hai bên hay không? Trước tiên, phải thừa nhận hai bên có bất đồng, tranh chấp. Thứ hai là việc phải quản lý bất đồng.

“Tôi tin chắc rằng hai bên có khả năng, có năng lực để thực hiện điều này. Về tranh chấp trên biển, tôi cũng trao đổi với nhiều học giả Việt Nam, thượng sách là gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác. Theo tôi nghĩ chúng ta phải gác lại khai thác đơn phương một số vùng có tranh chấp. Tạo điều kiện dần dần đi đến cùng nhau khai thác” – ông Quyền nói.

Học giả của Tân Hoa Xã cho biết tán thành ý kiến của ngài Nguyễn Vũ Tùng (Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam) từng chia sẻ với báo chí Trung Quốc rằng: Hợp tác có thể mang đến niềm tin, niềm tin có thể mang tới nhiều hợp tác hơn.

“Việt Nam – Trung Quốc không chỉ gói gọn ở tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, bởi nó đã tồn tại rất lâu rồi và phải có sự nỗ lực rất lâu dài mới giải quyết được. Trong khi hợp tác thương mại thành công là ví dụ rất tốt để đánh dấu việc hai nước có thể khắc phục khó khăn do tranh chấp lãnh thổ gây ra.

Thực tiễn chứng minh rằng, hợp tác trên biển ở khu vực Vịnh Bắc Bộ là điểm sáng mô hình trong quan hệ hợp tác hữu nghị hai nước, là ví dụ thành công của 2 nước trong cùng nhau giải quyết tranh chấp trong lịch sử.” – ông Lăng Đức Quyền cho hay.

Cũng theo học giả này, tranh chấp trên biển giữa Việt – Trung là tài sản âm, gây tổn thương tình cảm của hai hai nước, nhiều thế lực thù địch coi đây là “tử huyệt” của quan hệ Việt – Trung.

Ông Lăng Đức Quyền thừa nhận sáng kiến “một vành đai một con đường” là có lợi cho Trung Quốc với vai trò hạt nhân.

“Theo tôi được biết, Chính phủ Trung Quốc coi trọng vai trò của Việt Nam trong Vành đai và Con đường. Rất nhiều doanh nghiệp đặc biệt thực lực ở Trung Quốc có ưu thế về vốn mong muốn đầu tư vào Việt Nam” – ông Quyền nói.

Ngoài hợp tác về cơ sở hạ tầng, học giả Lăng Đức Quyền kiến nghị Việt Nam – Trung Quốc hợp tác về năng lượng, đặc biệt là trong thúc đẩy hợp tác năng lượng, mặt trời, năng lượng gió, năng lượng mới, năng lượng sử dụng khoa học công nghệ cao… tìm hiểu tính khả thi của hợp tác trong lĩnh vực này.
Tháng 11/2017, Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương sẽ diễn ra tại TP Đà Nẵng của Việt Nam, trong dịp này, Bí thư – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự Hội nghị và thăm Việt Nam.

5 nhận xét :

  1. “Tôi tin chắc rằng hai bên có khả năng, có năng lực để thực hiện điều này. Về tranh chấp trên biển, tôi cũng trao đổi với nhiều học giả Việt Nam, thượng sách là gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác. Theo tôi nghĩ chúng ta phải gác lại khai thác đơn phương một số vùng có tranh chấp. Tạo điều kiện dần dần đi đến cùng nhau khai thác” – ông Quyền nói
    ______________________
    Ông này cố tình lờ đi việc Trung Quốc cướp đảo Hoàng Sa và vài đảo nhỏ ở Trường Sa của việt Nam. Đây không phải là tranh chấp mà là dùng vũ lực ăn cướp, việc này phải là việc giải quyết dứt điểm trước khi có hợp tác. Nay thì đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền nên mâu thuẫn Việt Trung được giảm nhẹ do tính giai cấp được đề cao hơn giá trị của dân tộc, nhưng về lâu về dài thì không thể như thế được.
    Ông này hay nói là tranh chấp, không có tranh chấp, chỉ có hoàn trả cho Việt Nam phần lãnh thổ bị cướp, bao lâu lãnh thổ còn bị cướp thì bấy lâu hận thù vẫn còn đó mà thôi!

    Trả lờiXóa
  2. nhiều thế lực thù địch coi đây là “tử huyệt” của quan hệ Việt – Trung”.
    (Lăng Đức Quyền)
    __________________
    Gã này nói năng câu bất thành cú! Thế lực thù địch là tham nhũng, là cướp biển đảo, đánh đập ngư dân, cướp ngư trường chứ ở đâu xa!

    Trả lờiXóa
  3. Nói giọng kẻ cả trịch thượng . Kẻ cướp vào nhà , cướp đất, đòi chủ nhà hợp tác cùng khai thác tài nguyên, tài sản của chủ nhà . Vào lãnh hải của Mỹ hay bất cứ nước nào khác như Bắc Hàn chẳng hạn đòi cùng hợp tác khai thác xem họ có chịu không ?

    Trả lờiXóa
  4. Đọc qua, nhớ lại trước đây Dương Khiết Trì gọi 'đảng ta' là lũ 'con hoang', đúng giọng trịch thượng của Kẻ cướp. Theo ý mọn, việc rút bỏ bài nầy không đáng trách.

    Trả lờiXóa
  5. NIỀM TIN Ư? TIN BỢM MẤT BÒ, TIN BẠN MẤT VỢ NẰN CO MỘT MÌNH!
    TIN THẰNG TRUNG QUỐC LIỆU CÒN GÌ ĐÂY?

    Trả lờiXóa