Lực lượng cứu hộ trong một lần lai dắt tàu cá của ngư dân đâm chìm về đất liền.
Ảnh minh họa: Minh Hoàng.
Tin Biển Đông
Báo Zing: Ngư dân Quảng Ngãi liên tục bị tấn công ở Hoàng Sa. “Lãnh
đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cho hay thời gian gần đây,
phía Trung Quốc gia tăng rượt đuổi, tấn công ngư dân Quảng Ngãi khi hành
nghề ở vùng biển Hoàng Sa. Chưa đầy 3 tháng qua, địa phương này có 21 tàu cá với 136 ngư dân bị một số lực lượng của Trung Quốc tấn công, trong đó ba tàu cá bị tông va, đập phá dẫn đến chìm“.
Gần 3 tháng qua, ngư dân VN bị TQ tấn công, cướp bóc trên vùng biển
mà VN khẳng định chủ quyền, nhưng vẫn chưa thấy lãnh đạo đảng và nhà
nước hay Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối.
Vừa nghe Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Vũ Văn Tám lên tiếng, nhưng thay
vì lên tiếng phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, tấn công,
cướp bóc ngư dân mình, ông Tám chỉ đòi nghiêm trị ngư dân Việt Nam đánh cá trong hải phận ngoại quốc.
Còn chuyện TQ làm mưa, làm gió ở vùng biển Việt Nam, ông Tám cũng chỉ “theo dõi sát sao, khẩn trương củng cố chứng cứ để đấu tranh ngoại giao với phía Trung Quốc” và ông khuyên ngư dân nên “ghi lại hình ảnh để có chứng cứ đấu tranh có sức thuyết phục đối với Trung Quốc”. Mời nghe clip phát biểu ngày 24/8/2017 của ông Vũ Văn Tám:
Bài này lặp lại văn bản của Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam, gọi tên con tàu 46106: Chỉ tên tàu cá Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam (ĐV). Mời đọc thêm tin về ngư dân: Quảng Ngãi: 51 tàu cá xâm phạm lãnh hải nước ngoài (TT). – Không để ngư dân đánh bắt trái phép ở vùng biển nước ngoài (TN).
Trang web Bộ Ngoại giao VN đưa tin, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN lên tiếng phản đối Đài Loan diễn tập bắn đạn thật ở đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa, “là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam“.
Mặc dù thông tin trên website viết là họp báo và ghi rõ “trả lời câu
hỏi của phóng viên”, nhưng không thấy ghi ngày giờ, địa điểm họp báo ở
đâu, cũng không có video hay hình ảnh họp báo, mà chỉ có những dòng
thông báo ngắn ngủi. Các tờ báo trong nước đăng lại cũng không có được
một tấm ảnh mới, chỉ đăng lại ảnh cũ, nên mỗi bài báo là một hình ảnh khác nhau của bà Hằng.
Một cơ quan như Bộ Ngoại giao VN nhưng làm việc thiếu chuyên nghiệp.
Cũng có thể đây không phải là buổi họp báo, mà các tờ báo “lề phải” nhận
được bản thông báo từ Bộ Ngoại giao, nhưng phải đưa tin “họp báo” dù
thực tế không có cuộc họp báo nào. Mời đọc thêm: Việt Nam phản đối Đài Loan diễn tập bắn đạn thật ở đảo Ba Bình (RFA).
Thông tin về chuyến đi Indonesia của TBT Nguyễn Phú Trọng, VOA có bài: Việt Nam kêu gọi ĐNÁ đoàn kết dù có căng thẳng Biển Đông. “Lãnh
đạo quyền lực nhất Việt Nam kêu gọi các nước Đông Nam Á đoàn kết hơn
nữa vào lúc Việt Nam ngày càng thân cô thế cô hơn trong việc chống lại
các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông“. Ông Trọng phát biểu: “Đừng để ASEAN trở thành một con bài trong cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn“.
Mời đọc thêm: Việt Nam kêu gọi ASEAN đoàn kết vào lúc Bắc Kinh lấn lướt ở Biển Đông (RFI). – Việt Nam, Indonesia hàn gắn quan hệ sau khi đàm thoại về Biển Đông (VOA). – Việt Nam sắp nhận hai tàu chiến Gepard 3.9 của Nga — Việt Nam vẫn nhập công nghệ lạc hậu (RFA).
Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông có bài dịch của TS Ian Storey, thuộc Viện Yosof Ishak: Đánh Giá Bản Khung của ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông. Tác giả viết: “Văn
bản này bao gồm một dẫn chiếu mới về việc ngăn ngừa và quản lý sự cố,
cũng như cam kết dường như mạnh mẽ hơn đối với an ninh hàng hải và tự do
hàng hải. Tuy nhiên, văn bản không có cụm từ ‘ràng buộc pháp lý’, cũng
như phạm vi địa lý của thỏa thuận và cơ chế thi hành và trọng tài“.
BBC có bài: 5 điều cần biết về ngành dầu khí Việt Nam. Câu hỏi: “Vì sao đối tác thoái vốn hoặc rút đi?” Tác giả trả lời, một trong hai lý do chính là, “áp lực từ Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc“.
Biển Đông như chảo dầu sôi . BK chẳng bao giờ buông tha nó !
Trả lờiXóa