Từ vụ BOT Cai Lậy:
Những quan chức 'ăn cây táo rào cây sung'
Phạm Quang Long
Một Thế Giới
19.08.2017 10:05
Đường sá nói chung là tài sản quốc gia, nhà nước giao cho ông GTVT quản. Ông quyết định đầu tư đường nào, chọn hình thức nào, đặt trạm thu phí ở đâu, được thu trong bao nhiêu năm... đều được dân giao cho ông quyết cả. Thế mà ông phụ lòng tin của dân.
Mấy hôm nay trên các kênh báo chí, thông tin truyền thông và mạng xã hội đang nóng, rất nóng nhiều chuyện. Xin không dám lạm bàn những chuyện to tát, chỉ nói mỗi chuyện thiết yếu là đi trên những con đường của nhà nước nhưng đã bị các nhà đầu tư và các ông giao thông tính sai thế nào. Điều mà dư luận bức xúc nhất là trả tiền phí đi lại như thế có hợp lý không, và tiền sẽ vào túi ai, xung quanh vài phát ngôn của mấy ông Bộ GTVT.
Đi lại trên đường là quyền của mỗi người. Đường sá nói chung là tài sản quốc gia, nhà nước giao cho ông GTVT quản. Ông quyết định đầu tư đường nào, chọn hình thức nào, đặt trạm thu phí ở đâu, được thu trong bao nhiêu năm... đều được dân giao cho ông quyết cả. Thế mà ông phụ lòng tin của dân, ông chọn đường sai (làm dự án BOT ở những con đường cũ), đặt trạm thu phí sai quy định, kéo dài thời gian, chọn nhà đầu tư không đủ năng lực (tất cả lỗi này cơ quan thanh tra đã kết luận, báo chí đã đưa tin, tôi chỉ nói lại) rồi lại bênh vực họ. Vậy là về pháp lý ông sai, về đạo lý ông ăn cây táo nhưng ông rào cây sung. Nếu ông không thừa nhận ông quá kém, không đủ năng lực nhận biết phải trái, đúng sai thì là chuyện khác. Đằng này ông vẫn bảo ông đúng thì phải chăng có lợi ích gì ở đây? Vậy phải đề nghị cơ quan pháp luật xem xét lại các dự án BOT để xử lý thôi.
Đã nhiều lần các ông lãnh đạo ngành GTVT hứa, tuyên bố sẽ xem xét lại địa điểm đặt trạm thu phí, giá phí, thời gian thu phí... nhưng cho đến nay, xin hỏi các ông đã sửa được mấy điều? Biết là sai mà không sửa. Vậy ông quản lý thế nào? Còn bao nhiêu con đường từng đầu tư xây dựng bằng ngân sách, nhà đầu tư BOT nhảy vào thảm lại mặt đường rồi thu phí như đường mới (đơn cử như tuyến Pháp Vân-Cầu Giẽ, Nam Định-Hải Phòng...) mà ông vẫn duyệt, lại còn kéo dài thời gian hơn thực tế thì có lẽ phải xem xét động cơ? Sao ông ủng hộ họ làm thế? Liệu có tư túi gì không? Ông đã làm đúng lời dạy của cụ Hồ "Cái gì làm lợi cho dân thì cố mà làm. Cái gì gây thiệt hại cho dân thì cố mà tránh" chưa?
Nghe các ông đứng đầu ngành GTVT (Nguyễn Hồng Trường, Nguyễn Nhật, Nguyễn Ngọc Đông...) nói trên đài, đăng trên báo, tôi ngán lắm. Vì trước sau chỉ thấy các ông khăng khăng mình đúng, nhà đầu tư đúng. Mãi đến khi bị chỉ tận tay là các ông sai (tính chi phí sai, đặt trạm thu phí sai, thời gian thu phí sai, giá thu phí sai...) các ông lại quanh co là "cần hài hòa lợi ích nhà nước và nhà đầu tư". Thế nào là hài hòa? Hài hòa là đúng pháp luật, đúng thực chi, đúng mức thu để trả phần kinh phí đã đầu tư. Đằng này sai đến thế mà vẫn còn nói được! Chả lẽ người dân chúng tôi không biết phân biệt đúng sai, phải trái sao, thưa mấy ông? Đừng xem thường dân quá thế. Không phải cứ có quyền là muốn làm gì, nói gì cũng được cả đâu. Dân không đưa các ông lên ghế ấy nhưng có nhiều cách để đưa các ông rời ghế ấy.
Các ông từ lâu đã không nghe dân và chúng tôi không muốn nghe các ông nói nữa. Liệu sau những ồn ào vừa rồi, các ông sẽ nghe ai? Nhà đầu tư hay dân? Mong các ông có lựa chọn đúng vì lửa rát lắm rồi.
Phạm Quang Long
Một Thế Giới
19.08.2017 10:05
Đường sá nói chung là tài sản quốc gia, nhà nước giao cho ông GTVT quản. Ông quyết định đầu tư đường nào, chọn hình thức nào, đặt trạm thu phí ở đâu, được thu trong bao nhiêu năm... đều được dân giao cho ông quyết cả. Thế mà ông phụ lòng tin của dân.
Mấy hôm nay trên các kênh báo chí, thông tin truyền thông và mạng xã hội đang nóng, rất nóng nhiều chuyện. Xin không dám lạm bàn những chuyện to tát, chỉ nói mỗi chuyện thiết yếu là đi trên những con đường của nhà nước nhưng đã bị các nhà đầu tư và các ông giao thông tính sai thế nào. Điều mà dư luận bức xúc nhất là trả tiền phí đi lại như thế có hợp lý không, và tiền sẽ vào túi ai, xung quanh vài phát ngôn của mấy ông Bộ GTVT.
Đi lại trên đường là quyền của mỗi người. Đường sá nói chung là tài sản quốc gia, nhà nước giao cho ông GTVT quản. Ông quyết định đầu tư đường nào, chọn hình thức nào, đặt trạm thu phí ở đâu, được thu trong bao nhiêu năm... đều được dân giao cho ông quyết cả. Thế mà ông phụ lòng tin của dân, ông chọn đường sai (làm dự án BOT ở những con đường cũ), đặt trạm thu phí sai quy định, kéo dài thời gian, chọn nhà đầu tư không đủ năng lực (tất cả lỗi này cơ quan thanh tra đã kết luận, báo chí đã đưa tin, tôi chỉ nói lại) rồi lại bênh vực họ. Vậy là về pháp lý ông sai, về đạo lý ông ăn cây táo nhưng ông rào cây sung. Nếu ông không thừa nhận ông quá kém, không đủ năng lực nhận biết phải trái, đúng sai thì là chuyện khác. Đằng này ông vẫn bảo ông đúng thì phải chăng có lợi ích gì ở đây? Vậy phải đề nghị cơ quan pháp luật xem xét lại các dự án BOT để xử lý thôi.
Đã nhiều lần các ông lãnh đạo ngành GTVT hứa, tuyên bố sẽ xem xét lại địa điểm đặt trạm thu phí, giá phí, thời gian thu phí... nhưng cho đến nay, xin hỏi các ông đã sửa được mấy điều? Biết là sai mà không sửa. Vậy ông quản lý thế nào? Còn bao nhiêu con đường từng đầu tư xây dựng bằng ngân sách, nhà đầu tư BOT nhảy vào thảm lại mặt đường rồi thu phí như đường mới (đơn cử như tuyến Pháp Vân-Cầu Giẽ, Nam Định-Hải Phòng...) mà ông vẫn duyệt, lại còn kéo dài thời gian hơn thực tế thì có lẽ phải xem xét động cơ? Sao ông ủng hộ họ làm thế? Liệu có tư túi gì không? Ông đã làm đúng lời dạy của cụ Hồ "Cái gì làm lợi cho dân thì cố mà làm. Cái gì gây thiệt hại cho dân thì cố mà tránh" chưa?
Nghe các ông đứng đầu ngành GTVT (Nguyễn Hồng Trường, Nguyễn Nhật, Nguyễn Ngọc Đông...) nói trên đài, đăng trên báo, tôi ngán lắm. Vì trước sau chỉ thấy các ông khăng khăng mình đúng, nhà đầu tư đúng. Mãi đến khi bị chỉ tận tay là các ông sai (tính chi phí sai, đặt trạm thu phí sai, thời gian thu phí sai, giá thu phí sai...) các ông lại quanh co là "cần hài hòa lợi ích nhà nước và nhà đầu tư". Thế nào là hài hòa? Hài hòa là đúng pháp luật, đúng thực chi, đúng mức thu để trả phần kinh phí đã đầu tư. Đằng này sai đến thế mà vẫn còn nói được! Chả lẽ người dân chúng tôi không biết phân biệt đúng sai, phải trái sao, thưa mấy ông? Đừng xem thường dân quá thế. Không phải cứ có quyền là muốn làm gì, nói gì cũng được cả đâu. Dân không đưa các ông lên ghế ấy nhưng có nhiều cách để đưa các ông rời ghế ấy.
Các ông từ lâu đã không nghe dân và chúng tôi không muốn nghe các ông nói nữa. Liệu sau những ồn ào vừa rồi, các ông sẽ nghe ai? Nhà đầu tư hay dân? Mong các ông có lựa chọn đúng vì lửa rát lắm rồi.
Phạm Quang Long
Đả đảo BOT hút máu dân lao động. Toàn dân VN hãy đồng lòng phản đối BOT giao thông.ND cần người đứng ra tổ chức mọi biện pháp phản đối BOT!
Trả lờiXóaNhững sai lầm về BOT giao thông thuộc thời của Bộ trưởng cũ thì để ông ta chịu trách nhiệm cùng với bộ sậu cũ của ông ta; những ông GTVT mới cần phải tỏ ra cầu thị mà tìm cách sửa chữa những sai lầm đó ,không nên tìm lý lẽ loanh quanh để bao che mà thêm tội.Hãy nhớ rằng dân bây giờ tỉnh lắm rồi,không lừa được đâu !
Trả lờiXóaSai trái dành dành ra mà chúng mày vẫn leo lẻo cái mồm được, thật xảo quyệt. Mà sao cái thời này có nhiều thằng Lãnh đạo nó đã tham mà lại ngủ như thế. Mả bố chúng mày, nếu đây là một đất nước dân chủ, tự do thì đố chúng mày dám sủa bậy, dân sẽ nhét băng vệ sinh vào miệng chúng mày. Im họng không chịu được nên chúng mày thỉnh thoảng lại há miệng ra thì toàn thấy thối hơn c...Mà lương Nhà nước trả không đủ thờ cúng gia tiên nên chúng mày chỉ chực há miệng chờ ... thiên hạ ỉa vào nên miệng chúng mày thối là phải. Bố tổ một lũ phản nước, hại dân. Phản động là lũ này chứ nào phải đâu xa. Xin lỗi mọi người vì mình bực và khinh tởm miệng lưỡi của bọn này quá. Anh Tễu đừng xóa ý kiến của mình nhé.
Trả lờiXóaThì cái BOT hay các quan cũng từ đảng ta mà ra cả!
Trả lờiXóa