25-8-2017 Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel gặp nhau tại Hội nghị các Bộ trưởng G20, tháng 2/2017. Ảnh: AP trên trang VOA.
Bộ Ngoại giao Đức đối thoại với Việt Nam
về vụ bắt cóc
TAZ
Tác giả: Marina Mai
Hùng Hà chuyển ngữ
TAZ
Tác giả: Marina Mai
Hùng Hà chuyển ngữ
Trong vụ việc người Việt Nam bị bắt cóc ở Bá-linh, một nghi can đã bị tạm giam hầu tra.
BERLIN taz | Trong vụ việc bắt cóc cựu chính trị gia Trịnh Xuân Thanh từ Bá-linh về Hà Nội, một nghi can 46 tuổi người Việt Nam đã bị dẫn độ vào hôm thứ Năm từ Tiệp về Đức. Người này hiện đang bị tạm giam hầu tra, theo như Công tố viện Liên bang ở Karlsruhe thông báo. Cáo buộc về vụ án: Hoạt động mật vụ gián điệp và hỗ trợ trong việc tước đoạt tự do người khác.
Theo như TAZ đã tường thuật, vào ngày 23.07. ở Bá-linh, cựu chính trị gia Việt Nam Trịnh Xuân Thanh đã bị cưỡng bức bằng vũ lực lên một chiếc xe mang bảng số Tiệp và sau đó bị bắt cóc về Hà Nội. Ông hiện đang bị giam giữ ở đó. Hà Nội truy nã cựu chính trị gia này vì một vụ án kinh tế. Người này lại tự xem mình là nạn nhân của một cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.
Long N. H., 46 tuổi, là người hiện đang bị bắt giữ, đã thuê chiếc xe thực hiện vụ bắt cóc, theo những thông tin của Công tố viện Liên bang. Người này đã thuê chiếc xe vận tải nhỏ hiệu VƯ này ba ngày trước đó ở Praha và mang đến Bá-linh trong cùng ngày hôm đó. Điều này có thể được tái dựng vì chiếc xe thuê này được trang bị hệ thống định vị toàn cầu. Công tố viện Liên bang cũng có thể tái dựng theo cách này việc Thanh đầu tiên đã bị mang vào Đại sứ quán Việt Nam ở Bá-linh.
Theo thông tin của TAZ, người này bị tách khỏi người nữ đồng hành cũng đồng thời bị bắt cóc. Cô này dường như đã được đưa về Hà Nội ngay ngày hôm sau bằng một chuyến bay đặc biệt từ một phi trường ở Đông Âu, và đã bị gãy một cánh tay trong lúc đó. Trịnh Xuân Thanh dường như đã bị khiêng bằng cán cho người bệnh trong lúc bị bất tỉnh và đưa đi bằng máy bay. Lúc đó dường như cũng có nhiều người đàn ông trên máy bay. Hộ chiếu cần thiết cho việc xuất cảnh hình như đã được cấp trong Đại sứ quán.
Vào ngày hôm sau vụ bắt cóc, chiếc xe vận tải nhỏ được trả lại ở Praha. Người chủ cho thuê tuyên bố với tờ báo mạng Đức-Việt được xuất bản ở Bá-linh Thoibao.de rằng Long N. H. đã thuê đúng chiếc xe đấy khoảng gần một tháng trước đó và đã chạy nó khoảng 2.000 cây số. Chuyến đi này có thể nhằm chuẩn bị cho vụ bắt cóc. Đáng lưu ý: Vào cùng thời điểm, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Thủ tướng Liên bang Angela Merkel dẫn độ cựu chính trị gia Trịnh Xuân Thanh, người bị Hà Nội truy nã.
Người bị bắt giữ Long N. H. điều hành một văn phòng dịch vụ chuyển ngân ở Praha. Ở đó, những người Việt Nam tại Âu châu có thể chuyển tiền về Việt Nam cho thân nhân của họ. Người này nằm trong một mạng lưới giữa những nhà ngoại giao Việt Nam và những di dân Việt Nam, một mạng lưới được đan kết chặt chẽ trong các quốc gia Âu châu trong những năm vừa qua và cũng nhằm phục vụ công tác mật vụ của những di dân sinh sống ở đây.
Ngoại trưởng Sigmar Gabriel (SPD) đã phát biểu về vụ việc bắt cóc này rằng đây là một vụ vi phạm phát luật đình đám. Hà Nội bác bỏ điều này và nói rằng đây là sự trở về một cách tự nguyện của cựu chính trị gia này.
Tuy nhiên nước này cũng đã chấp nhận các cuộc đối thoại. Một vòng đối thoại đầu tiên dường như đã được diễn ra vào cuối tuần trước tại Bộ Ngoại giao ở Bá-linh. Bộ Ngoại giao không phát biểu gì về điều này.
Nếu chính quyền Liên bang không giữ thái độ cứng rắn ở đây, vụ việc có thể được hiểu đối với các quốc gia khác là lời mời mọc đến bắt cóc người ở Đức.
BERLIN taz | Trong vụ việc bắt cóc cựu chính trị gia Trịnh Xuân Thanh từ Bá-linh về Hà Nội, một nghi can 46 tuổi người Việt Nam đã bị dẫn độ vào hôm thứ Năm từ Tiệp về Đức. Người này hiện đang bị tạm giam hầu tra, theo như Công tố viện Liên bang ở Karlsruhe thông báo. Cáo buộc về vụ án: Hoạt động mật vụ gián điệp và hỗ trợ trong việc tước đoạt tự do người khác.
Theo như TAZ đã tường thuật, vào ngày 23.07. ở Bá-linh, cựu chính trị gia Việt Nam Trịnh Xuân Thanh đã bị cưỡng bức bằng vũ lực lên một chiếc xe mang bảng số Tiệp và sau đó bị bắt cóc về Hà Nội. Ông hiện đang bị giam giữ ở đó. Hà Nội truy nã cựu chính trị gia này vì một vụ án kinh tế. Người này lại tự xem mình là nạn nhân của một cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.
Long N. H., 46 tuổi, là người hiện đang bị bắt giữ, đã thuê chiếc xe thực hiện vụ bắt cóc, theo những thông tin của Công tố viện Liên bang. Người này đã thuê chiếc xe vận tải nhỏ hiệu VƯ này ba ngày trước đó ở Praha và mang đến Bá-linh trong cùng ngày hôm đó. Điều này có thể được tái dựng vì chiếc xe thuê này được trang bị hệ thống định vị toàn cầu. Công tố viện Liên bang cũng có thể tái dựng theo cách này việc Thanh đầu tiên đã bị mang vào Đại sứ quán Việt Nam ở Bá-linh.
Theo thông tin của TAZ, người này bị tách khỏi người nữ đồng hành cũng đồng thời bị bắt cóc. Cô này dường như đã được đưa về Hà Nội ngay ngày hôm sau bằng một chuyến bay đặc biệt từ một phi trường ở Đông Âu, và đã bị gãy một cánh tay trong lúc đó. Trịnh Xuân Thanh dường như đã bị khiêng bằng cán cho người bệnh trong lúc bị bất tỉnh và đưa đi bằng máy bay. Lúc đó dường như cũng có nhiều người đàn ông trên máy bay. Hộ chiếu cần thiết cho việc xuất cảnh hình như đã được cấp trong Đại sứ quán.
Vào ngày hôm sau vụ bắt cóc, chiếc xe vận tải nhỏ được trả lại ở Praha. Người chủ cho thuê tuyên bố với tờ báo mạng Đức-Việt được xuất bản ở Bá-linh Thoibao.de rằng Long N. H. đã thuê đúng chiếc xe đấy khoảng gần một tháng trước đó và đã chạy nó khoảng 2.000 cây số. Chuyến đi này có thể nhằm chuẩn bị cho vụ bắt cóc. Đáng lưu ý: Vào cùng thời điểm, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Thủ tướng Liên bang Angela Merkel dẫn độ cựu chính trị gia Trịnh Xuân Thanh, người bị Hà Nội truy nã.
Người bị bắt giữ Long N. H. điều hành một văn phòng dịch vụ chuyển ngân ở Praha. Ở đó, những người Việt Nam tại Âu châu có thể chuyển tiền về Việt Nam cho thân nhân của họ. Người này nằm trong một mạng lưới giữa những nhà ngoại giao Việt Nam và những di dân Việt Nam, một mạng lưới được đan kết chặt chẽ trong các quốc gia Âu châu trong những năm vừa qua và cũng nhằm phục vụ công tác mật vụ của những di dân sinh sống ở đây.
Ngoại trưởng Sigmar Gabriel (SPD) đã phát biểu về vụ việc bắt cóc này rằng đây là một vụ vi phạm phát luật đình đám. Hà Nội bác bỏ điều này và nói rằng đây là sự trở về một cách tự nguyện của cựu chính trị gia này.
Tuy nhiên nước này cũng đã chấp nhận các cuộc đối thoại. Một vòng đối thoại đầu tiên dường như đã được diễn ra vào cuối tuần trước tại Bộ Ngoại giao ở Bá-linh. Bộ Ngoại giao không phát biểu gì về điều này.
Nếu chính quyền Liên bang không giữ thái độ cứng rắn ở đây, vụ việc có thể được hiểu đối với các quốc gia khác là lời mời mọc đến bắt cóc người ở Đức.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét