Vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh
tổng hợp ngày 06.08.2017
Trang Thời Báo đưa tin, sự kiện Trịnh Xuân Thanh đã có những tiết lộ mới, rằng ông Thanh “cùng vợ và 2 đứa con trốn khỏi Việt Nam… qua ngả Lào, Thái Lan, và Thổ Nhĩ Kỳ (gọi là đường ‘tiểu ngạch’). Sau đó ông Thanh sang Đức bằng hộ chiếu ngoại giao, vì từng là đại biểu Quốc hội“.
Trang Thời Báo đưa tin, sự kiện Trịnh Xuân Thanh đã có những tiết lộ mới, rằng ông Thanh “cùng vợ và 2 đứa con trốn khỏi Việt Nam… qua ngả Lào, Thái Lan, và Thổ Nhĩ Kỳ (gọi là đường ‘tiểu ngạch’). Sau đó ông Thanh sang Đức bằng hộ chiếu ngoại giao, vì từng là đại biểu Quốc hội“.
Bài báo cho biết, ban chuyên án bắt cóc ông Thanh đã chọn sai thời
điểm để thực hiện, khi họ ra tay hôm Chủ nhật 23/07/2017, một ngày trước
lịch hẹn phỏng vấn ông Thanh tại cơ quan cứu xét tỵ nạn BAMF ở Berlin.
Khi thông tin ông Thanh bị bắt cóc bắt đầu loang ra, cảnh sát lập tức
tới nơi thì “chỉ tìm thấy tại hiện trường máy điện thoại cầm tay của Trịnh Xuân Thanh“.
GS Vladimir Kolotov, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg – Nga, nói rằng: “Trong trường hợp Trịnh Xuân Thanh, dường như ai đó đã ngăn chặn hoạt động của Interpol
và kẻ tội phạm mà Việt Nam yêu cầu dẫn độ đã không được trao trả cho Hà
Nội. Có nghĩa là, để đổi lấy sự ‘bảo kê’, người này đã cung cấp thông
tin bí mật mà ông ta nắm được cho Đức hoặc cho bất kỳ nước nào khác đã
khuyến nghị Đức ‘che chở’ ông ta“.
Và rằng “Trịnh Xuân Thanh trốn sang Đức không chỉ với núi tiền mà còn với những thông tin tình báo“. Mời đọc thêm: Chưa thấy tên ông Trịnh Xuân Thanh trên trang Interpol (VOA).
Facebooker Phạm Lê Vương Các thì cho rằng, Trịnh Xuân Thanh “không trốn tội, chỉ tránh tòa”. Theo ông Các, lá thư trước đây của ông Trịnh Xuân Thanh gửi hai LS Trần Vũ Hải và Lê Công Định cho thấy, ông ấy “không
hề sợ hãi trước những cáo buộc tham nhũng nhắm vào mình mà ông ấy chỉ
sợ hãi trước một phiên toà xét xử bị chi phối bởi quyền lực chính trị“.
Dĩ nhiên là ở xứ “thiên đường” này, làm gì có một phiên toà xét xử “công bằng theo chuẩn mực được quốc tế thừa nhận” để mà mong đợi?
Vụ việc càng tồi tệ hơn khi báo Taz cho biết, “đại
diện toàn quyền của KfW (‘Cơ quan Tín dụng Tái thiết’), giám đốc tương
lai của ngân hàng phát triển Đức này, ông Joachim Nagel, đã hủy một
chuyến đi Việt Nam được dự định cho tuần tới đây“. Và rằng, “đối
với Việt nam, nước Đức cũng là một đối tác kinh tế quan trọng, không có
nước nào khác trong Liên minh châu Âu mà đất nước Đông Nam Á này có
nhiều thương vụ hơn“.
Nhưng vẫn còn lối ra cho Việt Nam: Vì sao Đức yêu cầu trao trả Trịnh Xuân Thanh? Ông Đặng Xương Hùng, cựu quan chức ngoại giao ở Thụy Sĩ nhận định: “Có
hai khả năng là Bộ Ngoại giao đồng lõa, chiều theo cách xử lý của Bộ
Công an, cũng có thể Bộ Ngoại giao không đồng ý. Có thể có cả hai khả
năng… Nếu họ không đồng ý, đây là chiến thắng của Bộ Ngoại giao
Việt Nam… Tôi tin rằng nếu Bộ Ngoại giao trước đây không đồng ý phương
án bắt cóc, thì Bộ sẽ ổn. Tôi lo ngại tình trạng so sánh lực lượng giữa
các phe nhóm, Bộ Ngoại giao chưa chắc có đủ thế lực mong muốn“.
Về phía Việt Nam, cần làm rõ vì sao Trịnh xuân Thanh trốn thoát trước khi bị khởi tố, để làm mất mặt ngành Công an được mệnh danh là “giỏi nhất thế giới” này. Phải nhanh nhạy như đối với các nhà hoạt động ấy, vừa có mặt ở sân bay đã bị an ninh tóm rồi.
Nhà báo Võ Văn Tạo lên tiếng về vụ này: “Hàng
trăm ace trong giới tranh đấu bị ăn ‘bánh canh’, âm thầm vô danh sách
cấm xuất cảnh. Vì sao Trịnh Xuân Thanh lọt sổ? Bộ Công an từng ngụy
biện: chưa khởi tố, nên chưa ngăn chặn. Thế hàng trăm anh chị em dân chủ
cũng chưa bị khởi tố, sao vẫn ngăn chặn?”
Báo Lao Động mổ xẻ về lá đơn “tự thú” của ông Trịnh Xuân Thanh. Theo đó, ngoài sai sót “be bét” về chính tả, thì “Đây là tình huống áp dụng chế định đầu thú chứ không phải tự thú như đơn nêu”.
Facebooker Ann Đỗ có bài tổng kết sự kiện này và đưa ra nhận xét về Nhà nước Việt Nam như sau:
1- Thích đàm phán ‘dưới gầm bàn’ hơn là theo đúng trình tự pháp
lý, bởi vì nó mất thời gian và không ai muốn chịu trách nhiệm trực tiếp;
2- Hành xử kiểu côn đồ tức sẵn sàng thuê xã hội đen bắt cóc công dân;
3- Sẵn sàng ngồi xổm lên pháp luật; 4- Mưu mẹo, gian dối, luôn lách
nhưng không khôn ngoan; 5- Chính trị VN tưởng là đoàn kết, thống nhất
nhưng thực tế đầy mâu thuẫn và không có lối thóat…
Mời đọc thêm: Cựu chuyên viên ngoại giao Mỹ: ‘Việt Nam không tuân thủ nguyên tắc cuộc chơi’ (RFA).
Rõ ràng đây là thảm họa ngoại giao và ông Trọng là người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Trả lờiXóaAi gây vụ này phải từ chức và Việt Nam xin lỗi Đức và để Trinh Xuân Thanh tự do lựa chọn quay về Đức hay ở lại Việt nam thì mới hy vọng Đức hết giận và tình hình lại dần trở lại bình thường!
Trả lờiXóaCơ quan nào bắt Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đưa về VN? Đến nay không có tin chính thức nào từ Bộ CA hoặc Bộ Ngoại giao .Báo nhà nước đưa tin trả lời phỏng vấn của BT Bộ CA Tô Lâm " không có thông tin gì về T.X.Thanh" nhưng sau 2 đó ngày thì báo chí đưa " T.X.Thanh đầu thú tại trực ban HS Bộ CA?". Lẽ nào T.X.Thanh bị bắt không phải do Bộ CA thực hiện? . Là kẻ bị lệnh truy nã quốc tế, T.X.Thanh làm sao có thể về nước VN bình yên và tự giác ra đầu thú? Việc nhà nước thông báo T.X.Thanh đầu thú, có vẻ như ít người tin . Xung quanh vụ T.X.Thanh đầu thú như đám sương mù đầy bí ẩn kiểu phim tình báo thời chiến tranh lạnh. Dường như cơ quan nhà nước VN quen làm việc công vụ không trung thực , giả dối, lèo lá , không dám công khai sự thật nên mới ra nên nỗi lùm xùm với chính phủ Đức không đáng có thế này.
Trả lờiXóaNgười Đức họ cũng không có thì giờ để giận Việt Nam hay ông Trọng. Họ chỉ có thì giờ đem luật nước Đức và luật quốc tế ra để đàm đạo với Việt Nam và ông Trọng mà thôi!
Trả lờiXóaÔng TXT không phải bỗng dưng tự ngoi lên làm hết chức vụ nọ đén chức vụ kia trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các Doanh nghiệp gọi là " máu mặt" nhất trong số các doanh nghiệp Nhà nước, mà phía sau ông ta là Bộ trưởng VũHuy Hoang, là nguyen Thủ tướng khoá trước, thế nên ông ta mới có cơ hội chi tieu, làm thất thoát, lỗ vốn, tham nhũng hàng ngàn tỷ đồng của Nhà nước. Mà số tiền đó không phải tự ông ta được tụ tung tự tác chi tieu. Chính vì thế cho nên ông ta thấy động và chuồn ra nước ngoài một cách dễ dàng là điều dễ hiểu. Còn các nhà hoạt động dân chủ chính là những người không ăn chia gì cái bánh Ngân sạch, họ chính là người đang đấu tranh cho việc ngan chặn cả những cái mồm nói một đằng, làm một nẻo, đang phá hoại đất nước, cho nên họ " được" giám sát chặt chẽ lắm, mới đến sân bay đã bị ngăn chặn rồi. Điều đó cho thấy đất nước còn tối tăm, còn phức tạp, còn nhiều vụ tham nhũng lớn hơn vì cái thể chế " đẻ" ra tham nhũng nó vẫn chỉnh ình ra đấy, bốc mùi xú uế mà khối người vẫn chịu khó bịt mũi khen " thơm" để tranh thủ vơ vét.
Trả lờiXóa