Binh Mai: Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là một ví dụ điển hình của những người ký hợp đồng với các đối tác nước ngoài, có quá nhiều rủi ro, lỗ hổng, đặc biệt là các đối tác TQ.
Chúng khống chế tất cả từ giá cả, công nghệ và tiến độ, vật tư..., phía VN làm những dự án hàng tỉ đô, nhưng kiến thức kinh tế như cháu lên ba.
Không có gì ngạc nhiên khi TQ đẩy mấy chục cái bãi thải nhiệt điện than, thép, giấy...., biến VN thành một bãi rác của chúng. Đường sắt Cát Linh - Hà Đông:
Chúng khống chế tất cả từ giá cả, công nghệ và tiến độ, vật tư..., phía VN làm những dự án hàng tỉ đô, nhưng kiến thức kinh tế như cháu lên ba.
Không có gì ngạc nhiên khi TQ đẩy mấy chục cái bãi thải nhiệt điện than, thép, giấy...., biến VN thành một bãi rác của chúng. Đường sắt Cát Linh - Hà Đông:
Tiếp tục bài ca thiếu vốn
Thứ Năm, 20/07/2017 07:42
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Đúng hẹn rất khó!
Đường ray Cát Linh-Hà Đông gỉ: Nứt bêtông nguy hiểm hơn
Ngày 19/7, báo cáo tại buổi làm việc của Ban cán sự đảng Bộ GTVT, ông Lê Kim Thành - Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, cho biết, một trong những vướng mắc lớn nhất ảnh hưởng đến tiến độ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính là thiếu vốn.
Cụ thể, theo ông Thành, Hiệp định vay bổ sung 250 triệu USD đã được ký kết ngày 11/5. Bộ Tài chính đã gửi Bộ Tư pháp thư của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đề nghị phía Việt Nam cho ý kiến đối với mẫu ý kiến pháp lý. Bộ GTVT sau đó cũng đã có văn bản gửi Bộ Tài chính hỗ trợ các thủ tục cho khoản vay bổ sung này.
Ngày 16/6/2017, Bộ Tư pháp và China Eximbank đã họp, tuy nhiên các bên vẫn chưa thống nhất ý kiến.
“Để dự án hoàn thành theo kế hoạch, dự kiến đưa vào khai thác thương mại trong quý I/2018, Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông đề nghị Bộ GTVT có văn bản báo cáo Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính để thống nhất với Eximbank Trung Quốc, ký hợp đồng vay vốn và triển khai giải ngân trong tháng 7/2017 cho dự án”, ông Thành kiến nghị.
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang bị chậm tiến độ vì thiếu vốn
Sau khi nghe báo cáo, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa yêu cầu các Thứ trưởng phụ trách Bộ kiến nghị với Chính phủ thúc đẩy nhanh việc giải ngân cho Dự án.
"Nếu chậm giải ngân thì phần thiệt thòi sẽ là Tổng thầu Trung Quốc, chứ không phải phía Việt Nam.
Quan điểm của Bộ GTVT là với vị trí cơ quan quản lý ngành, Bộ luôn tạo điều kiện tốt nhất và hỗ trợ cho các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên tất cả phải trên lợi ích có lợi của đôi bên, theo đúng pháp luật quy định và các điều khoản của Hợp đồng đã ký kết", Bộ trưởng Nghĩa nhấn mạnh
Theo kế hoạch ban đầu, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông thực hiện từ tháng 11/2008 tới tháng 11/2013, với tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD. Trong đó, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD (gồm 169 triệu USD vay ưu đãi, lãi suất 3% và 250 triệu USD vay ưu đãi bên mua 4%), vốn đối ứng Việt Nam là 133,86 triệu USD.
Tuy nhiên dự án chậm tiến độ, đến tháng 10/2011 mới chính thức triển khai.
Đến năm 2016, dự án được điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên hơn 868 triệu USD (hơn 18.000 tỷ đồng), tăng hơn 315 triệu USD. Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD (tăng 250,62 triệu USD), vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD (tăng 64,56 triệu USD).
Thủ tục vay vốn bổ sung đối với phần vốn vay Trung Quốc tăng thêm 250 triệu USD dự kiến hoàn tất vào cuối tháng 3 nhưng đến nay vẫn chưa được giải ngân, chậm 4 tháng.
Nếu tiếp tục chậm tiến độ thì chỉ tính tổng vốn vay của Trung Quốc 669,62 triệu USD, tương đương 14.718 tỷ đồng, với lãi suất thấp nhất của khoản vay là 3%/năm, mỗi năm chúng ta phải trả khoảng 442 tỷ đồng tiền lãi/năm. Như vậy, tính ra mỗi ngày phải trả lãi ít nhất 1,2 tỷ đồng và chưa tính đến phần lãi phát sinh của số vốn góp 198 triệu USD từ ngân sách Nhà nước.
Trong khi, theo đại diện Ban quản lý dự án Đường sắt, hiện dự án đang nợ nhà thầu phụ lên tới 600 tỷ đồng và nhà thầu phán ứng khá gay gắt.
Về vấn đề này, từng chia sẻ với Đất Việt, TS Nguyễn Xuân Thủy - Nguyên Giám đốc NXB Giao Thông cho rằng, nghịch lý ở dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, đó chính là tiền ODA chuyển cho Tổng thầu Trung Quốc, rồi họ lại dùng tiền đó trả cho các nhà thầu phụ khác.
Bỗng nhiên, lại có một khâu trung gian tồn tại, gây khó khăn cho Việt Nam trong việc quản lý hiệu quả đầu tư của đồng tiền, vì đưa tiền hay không đưa tiền là quyền của họ.
Về phía Trung Quốc, bản thân ông Thủy cũng có nhiều nghi vấn đặt ra, vì sao họ chưa trả tiền kịp thời cho phía Việt Nam. Ở đây chỉ có thể rơi vào mấy trường hợp như không chuyển tiền, thiếu tiền, khúc mắc hoặc nhà thầu phụ đảm bảo không đúng tiến độ.
"Chúng ta đang thụ động trong mọi mặt: thời gian thi công, tiền vốn, đi vay xây dựng nhưng cũng không phải người chủ tri, người cho vay lại là người nắm tiền, nắm quyền phân phối nguồn vốn, quá vô lý.
Ở đây cho thấy hợp đồng ký với Tổng thầu Trung Quốc có quá nhiều kẽ hở, từ vấn đề tiến độ, vấn đề giá cả, rồi vấn đề giải ngân, tất cả đều do Trung Quốc nắm. Khiếm khuyết này trước tiên, phải trách phía Việt Nam khi làm hợp đồng, thực sự chưa tạo ra sự công bằng, tạo ra động lực đẩy nhanh tiến độ", ông Thủy nhận định.
Sơn Ca (Tổng hợp)
CON QUÁI THÚ BÊ TÔNG LẠI GÀO LÊN VÌ ĐÓI VỐN
Trả lờiXóa- Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đang nuôi con nghiện Ma tuý khủng có nguồn gốc Madein China
Chỉ có dân là hứng chịu hết.
Trả lờiXóaLà người Việt Nam chắc không ai quên công trinh cầu Thăng Long do Trung Quốc giúp ta xây dựng dở dang kéo dài không thời hạn...
Trả lờiXóaSau này ta phải tự khắc phục thay đổi thiết kế và tự hoàn thiện.
Con quái thú ni hỏi mr hoàng trung hải (không đáng để viết đúng chính tả)nhé vì cái ni do ngài í bàn ví bạn vàng mang về khi đang mần Phó cái thủ to.Cái đận mr Đinh La Thăng ( đang ở bộ GTVT)la hét nhà thầu tung của để nhà đài quay phim tung hô ái quần đến bữa ni chẳng chộ chi cả !Con này nằm lâu bao nhiêu thì gây bao nỗi niềm ... cho xã hội,tâm tư lắm lắm .Như cái đèn cù mà thôi.
Trả lờiXóaKhông có gì ngạc nhiên khi TQ đẩy mấy chục cái bãi thải nhiệt điện than, thép, giấy...., biến VN thành một bãi rác của chúng.
Trả lờiXóa(tác giả Bình Mai)
________________
Có một điều lạ là không thấy chính phủ công bố cho toàn dân bản dự báo nhu cầu năng lượng trong những năm sắp đến mà cứ xây dựng ồ ạt nhà máy điện than, trong khi công nghệ nhiệt điện than của Trung quốc rất lạc hậu, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường. Bất cứ chính phủ nào trên thế giới cũng coi trọng ngành khoa học dự báo để xây dựng kế hoạch phát triển, trong khi ở ta chỉ nói chung chung và xây dựng nhà máy nhiệt điện than tới tấp. Có thể đây là Trung quốc nó đẩy nhiệt đan than bẩn cho ta rồi xuất điện sạch về nước nó! Ta lãnh đủ!
Trung quốc nó có thủ đoạn bỏ thầu giá thấp rồi trong khi thực hiện bắt đầu nâng giá!
Trả lờiXóaTrung quốc nó có truyền thống hối lộ nên lãnh đạo các quốc gia mọi rợ rất thích làm ăn với nó.
Đường sắt trên cao Hà nội-Hà đông là cái "cân kê" của đcs : làm tiếp thì ...thiếu vốn , không làm thì...không được! Còn các CT khác có vốn Tàu thì còn nhiều "cân kê": bọn nó thâm lại gặp mấy ông cs tham, chỉ dân đen VN gánh hậu quả! Sau đó thì cứ tăng thuế , phí dài dài...
Trả lờiXóaTôi ủng hộ vay tiền trung quốc làm đường sắt đường bộ làm quảng trường cho dân đi dân ngắm đẻ quên các thảm hoạ môi trường và thảm hoạ mất đất đai tổ tiên
Trả lờiXóaLại tại thằng dân thì thằng dân ráng chịu
Trả lờiXóaNgu cho chết,nhưng lại là do Chính phủ ngu mà dân phải chết thế mới ức chứ.Chỉ muốn cất miệng chửi cái bọn ngu và cam tâm làm tay sai cho bọn Tàu
Trả lờiXóaĐúng là Hà Nội gánh vàng đi đổ sông Ngô !
Trả lờiXóa