Ông Nguyễn Tiến Bình - TBT Báo Giáo dục.
Báo Giáo dục Việt Nam lên tiếng về việc
bắt nhà báo Lê Duy Phong
Người lao động
24/06/2017 10:22
NLĐO - Theo Tổng biên tập Báo Giáo dục Việt Nam Nguyễn Tiến Bình, việc bắt giữ nhà báo Lê Duy Phong nhận tiền của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái có những bất thường cần được làm rõ.
Theo thông tin Công an TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) cung cấp cho báo chí, vào 12 giờ 45 ngày 22-6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Yên Bái đã bắt quả tang ông Lê Duy Phong nhận tiền của một doanh nghiệp. Ông Lê Duy Phong (32 tuổi), vào thời điểm đó là trưởng Ban bạn đọc báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Cơ quan công an cho biết sự việc xảy ra tại nhà hàng ăn uống Oanh Hiện ở tổ 66, phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái. Tại đây, khi ông Lê Duy Phong nhận tiền của doanh nghiệp thì bị cơ quan công an bắt quả tang, lập biên bản và tạm giữ ông Phong để điều tra.
.
Theo cơ quan công an, việc bắt giữ ông Phong vì việc trên có dấu hiệu hành vi lợi dụng hoạt động báo chí để chiếm đoạt tài sản.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động sáng 24-6, ông Nguyễn Tiến Bình, Tổng biên tập báo điện tử Giáo dục Việt Nam, cho biết Ban biên tập báo chưa nhận được thông báo chính thức nào từ phía Công an TP Yên Bái về việc nhà báo Lê Duy Phong bị bắt.
"Chúng tôi đã liên lạc với Bí thư tỉnh uỷ Yên Bái, đề nghị có một cuộc làm việc chính thức giữa báo và phía Công an tỉnh Yên Bái để làm rõ anh Lê Duy Phong bị bắt vì lý do gì để báo có những động thái chính thức về mặt hành chính"- ông Tiến Bình cho hay.
Theo thông tin ông Bình nắm được tới thời điểm sáng 24-6 qua nhân chứng, có doanh nghiệp gọi điện thoại mời ông Phong lên tư vấn giúp. Ông Phong không có thoả thuận hay vòi vĩnh gì về tiền bạc. Khi doanh nghiệp đưa tiền ra bàn thì công an ập vào luôn. Ngoài ra, số tiền doanh nghiệp đưa ra là 50 triệu chứ không phải 250 triệu đồng. Việc nhận 50 triệu đồng là quá bất thường với tính cách của ông Lê Duy Phong.
Ông Bình cũng đề nghị chuyển hồ sơ về Bộ Công an để điều tra nhằm đảm bảo khách quan. Ai sai đến đâu sẽ phải chịu đến đấy, báo cũng không dung túng bao che.
"Anh Lê Duy Phong đang điều tra nhiều vụ việc tại Yên Bái, trong đó có vụ việc liên quan đến giám đốc Công an tỉnh mà công an tỉnh lại trực tiếp bắt giữ, điều tra thì tôi cho rằng, sẽ không đảm bảo khách quan"- ông Tiến Bình nhấn mạnh.
Tổng biên tập Báo Giáo dục Việt Nam cho hay thực tế ông Lê Duy Phong là người trực tiếp điều tra, viết bài rất nhiều vụ việc về Bí thư và lãnh đạo tỉnh Yên Bái. Những việc này đều có các căn cứ và báo sẽ không gỡ bài.
Sau khi đăng tải những bài viết như vậy, báo chịu rất nhiều áp lực. Có nhiều người đến gặp và điện thoại đề nghị gỡ những bài viết này và dừng các hoạt động điều tra. "Tuy nhiên, báo không đồng ý và tiếp tục làm"- ông Bình nói.
Ông Nguyễn Tiến Bình cũng nêu ra một điều mà ông cho là bất thường khác là doanh nghiệp đưa tiền cho ông Lê Duy Phong đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhưng không liên quan tới bất kỳ vụ việc nào mà Báo Giáo dục Việt Nam đang thực hiện. "Tôi muốn đặt câu hỏi doanh nghiệp này là doanh nghiệp nào? Tại sao lại đưa tiền khi không có gì liên quan tới tờ báo? Tôi cho rằng đây là một bất thường cần được làm rõ"- ông Nguyễn Tiến Bình nói.
Vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra, làm rõ.
Hình ảnh về vụ bắt giữ ông Lê Duy Phong những thứ vật chứng được coi là tang vật
của vụ việc - Ảnh Công an Yên Bái cung cấp
Theo cơ quan công an, việc bắt giữ ông Phong vì việc trên có dấu hiệu hành vi lợi dụng hoạt động báo chí để chiếm đoạt tài sản.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động sáng 24-6, ông Nguyễn Tiến Bình, Tổng biên tập báo điện tử Giáo dục Việt Nam, cho biết Ban biên tập báo chưa nhận được thông báo chính thức nào từ phía Công an TP Yên Bái về việc nhà báo Lê Duy Phong bị bắt.
"Chúng tôi đã liên lạc với Bí thư tỉnh uỷ Yên Bái, đề nghị có một cuộc làm việc chính thức giữa báo và phía Công an tỉnh Yên Bái để làm rõ anh Lê Duy Phong bị bắt vì lý do gì để báo có những động thái chính thức về mặt hành chính"- ông Tiến Bình cho hay.
Theo thông tin ông Bình nắm được tới thời điểm sáng 24-6 qua nhân chứng, có doanh nghiệp gọi điện thoại mời ông Phong lên tư vấn giúp. Ông Phong không có thoả thuận hay vòi vĩnh gì về tiền bạc. Khi doanh nghiệp đưa tiền ra bàn thì công an ập vào luôn. Ngoài ra, số tiền doanh nghiệp đưa ra là 50 triệu chứ không phải 250 triệu đồng. Việc nhận 50 triệu đồng là quá bất thường với tính cách của ông Lê Duy Phong.
Ông Bình cũng đề nghị chuyển hồ sơ về Bộ Công an để điều tra nhằm đảm bảo khách quan. Ai sai đến đâu sẽ phải chịu đến đấy, báo cũng không dung túng bao che.
"Anh Lê Duy Phong đang điều tra nhiều vụ việc tại Yên Bái, trong đó có vụ việc liên quan đến giám đốc Công an tỉnh mà công an tỉnh lại trực tiếp bắt giữ, điều tra thì tôi cho rằng, sẽ không đảm bảo khách quan"- ông Tiến Bình nhấn mạnh.
Tổng biên tập Báo Giáo dục Việt Nam cho hay thực tế ông Lê Duy Phong là người trực tiếp điều tra, viết bài rất nhiều vụ việc về Bí thư và lãnh đạo tỉnh Yên Bái. Những việc này đều có các căn cứ và báo sẽ không gỡ bài.
Sau khi đăng tải những bài viết như vậy, báo chịu rất nhiều áp lực. Có nhiều người đến gặp và điện thoại đề nghị gỡ những bài viết này và dừng các hoạt động điều tra. "Tuy nhiên, báo không đồng ý và tiếp tục làm"- ông Bình nói.
Ông Nguyễn Tiến Bình cũng nêu ra một điều mà ông cho là bất thường khác là doanh nghiệp đưa tiền cho ông Lê Duy Phong đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhưng không liên quan tới bất kỳ vụ việc nào mà Báo Giáo dục Việt Nam đang thực hiện. "Tôi muốn đặt câu hỏi doanh nghiệp này là doanh nghiệp nào? Tại sao lại đưa tiền khi không có gì liên quan tới tờ báo? Tôi cho rằng đây là một bất thường cần được làm rõ"- ông Nguyễn Tiến Bình nói.
Vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra, làm rõ.
N.Quyết
Lại kiểu gài bẫy như các băng nhóm Maphia, XH đen trong phim hành động của Mỹ , Italya của Công an Yên Bái . Đây là địa phương đã từng nổi tiếng vụ Chi cục trưởng Kiếm lâm bắn chết Chủ tịch Tỉnh và Trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy . Chắc chắn nội bộ tỉnh Yên bái là điểm đen cần có UBKT TW và Thanh tra CP , Bộ Công an vào điều tra mới sáng tỏ được.
Trả lờiXóaNhà báo Phong quá sơ suất nhưng qua vụ này thấy bọn CA Yên Bái lại càng ngu bởi sự trả thù, bịt mối kiểu này khác gì...Lạy ông tôi ở Yên Bái.
XóaGiỏi, Vụ bắt quả tang nhà báo nhận hối lộ rất- rất kịp thời, có thể chính xác từng milimet (từng giây). Hẳn được hướng dẫn\sắp xếp bởi "nhà tiên tri siêu phàm" nào đó. Tuy vậy, đừng nghĩ đây là bản nhại lại của nhiều trường hợp tương tự, trong đó có vụ chai nước có ruồi của TÂN-HIỆP-RUỒI mà nhiều người còn đau đớn nhớ (ghê tởm nhớ\nhục nhã nhớ)
Trả lờiXóaYên Bái không yên. Bách bái, vạn bái cũng khó yên, bởi nhiều mưu kế quá.
Trả lờiXóabị úp rồi
Trả lờiXóaNhà báo Duy Phong đã bị xập bẫy rất đơn giản của bọn CA Yên bái. Tôi không tin một báo đi đầu chống tiêu cực lại có phóng viên như vậy.
Trả lờiXóaĐúng thế! Tôi tự hỏi sao anh ấy lại thật thà và ngây thơ vậy. Anh phải thừa hiểu cạm bẫy bọn công an Yên Bái giăng ra với anh chứ. Sao anh dễ mắc lưới thế
XóaĐất nước này quá lùng bùng. Nghề làm báo thật quá nguy hiểm, trước đây hai nhà báo đã phải ngồi tù vì dám công khai vụ PMU18 cho bàn dân thiên hạ biết, nhưng lúc đó vụ này liên quan tới thể diện Quốc gia vì vốn để cho dự án PMU 18 nắm giữ là ODA của Nhật Bản, các ông mà tiêu xằng bậy như vậy là đối tác họ păngteo. Nhưng bây giờ, lãnh đạo Yên Bái giầu có đến như vậy, mà sự giầu đấy các vị lại làm om xòm lên thì hỏng thật rồi, đã ngoáy gia tộc nhà Bao Thanh Trà lại còn chọc đến Hộ vệ Chiển Triêu của vương quốc Yên Bái nữa thì Lê Duy Phong táo tợn quá, dám mó vào dái ngựa, chắc ông Phong tin vào chiến dịch chống tham nhũng của anh cả Chọng là thật-Tôi thì tôi không tin, chả nước mẹ gì đâu, như ném đá ao bèo thôi.
Trả lờiXóaỞ Yên Bái đồng chí còn bắn nhau vỡ đầu, phọt óc thì thôi rồi, còn gì để nói!
Trả lờiXóaDư luận hãy bảo vệ nhà báo Lê Như Phong.
Trả lờiXóaTW cần giao bộ CA điều tra tài sản cả dàn lãnh đạo Yên bái : bà bí thư Trà, ông Thiếu tướng Chiêu và GD sở TNMT. Đây là cái bẫy mà nếu giàu kinh nghiệm Duy Phong đã không mắc phải.
Trả lờiXóaDư luận rất bức xúc!
Nếu như thông tin trên là đúng thì việc CA Yên Bái quá non kém về nghiệp vụ. Nhà báo chưa đút tiền vào túi "cục tiền 50 triệu đông doanh nghiệp "hối lộ" đang còn để trên bàn nhưng Công an Yên Bái đã ập vào bắt và lập biên bản hôi lộ khi Nhà Báo chưa đút tiền vào túi, có nghĩa là chưa cấu thành tội nhận hối lộ ...Nhà Báo có thể bác bỏ cáo buộc này.
Trả lờiXóacông an yên bái có thể đã gài bẫy để trả thù anh phong vì anh đang điều tra về khuất tất của giám đốc công an tỉnh yên bái và cả một số quan chức yên bái tham nhũng đặc quyền đặc lợi đất đai tài sản.
Trả lờiXóaYên Bái đang muốn trở thành khu tự trị không muốn các nhà báo xía vô việc ăn chia của họ, việc bẫy để bắt nhà báo là điều tất yếu. Có điều nhà báo này quá sơ suất trước những thế lực hắc ám tại Yên Bái. Triều đình có biết không nhỉ? Hay Triều đình bây giờ cũng đang rối như canh hẹ?
Trả lờiXóaĐề nghị UBKTTW đảng và Bộ Công an trực tiếp giải quyết và làm sáng tỏ vụ này
Trả lờiXóaCác vương quốc cấp tỉnh đòi luật cảnh vệ là như thế này đây . Ai đụng đến họ dù là nhà báo cũng tóm cái đã ! Yên Bái cần cảnh vệ đầu tiên . Thấy oai của các tướng CA chưa ?
Trả lờiXóaĐề nghị Tổng Biên Tập báo Giáo Dục VN, ông Nguyễn Tiến Bình thường xuyên thăm hỏi và động viên nhà báo Lê Duy Phong...tránh tình trạng ông Phong "tự tử" bằng giây lưng quần trong đồn CA Yên Bái.
Trả lờiXóa1 ý kiến rất hay, nhằm ngăn ngừa hiểm họa.
XóaChung quy cũng tại anh nhà báo này quá ngộ nhận về cái gọi«quèn lực thứ tư»của nhà mình.Ao tưởng...!
Trả lờiXóaBạn sai rồi, đánh giá vội vàng!
XóaĐiều 279. Tội nhận hối lộ
Trả lờiXóa1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
- Định Nghĩa: Nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
- ông Lê Duy Phong đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhưng không liên quan tới bất kỳ vụ việc nào mà Báo Giáo dục Việt Nam đang thực hiện. "Tôi muốn đặt câu hỏi doanh nghiệp này là doanh nghiệp nào? Tại sao lại đưa tiền khi không có gì liên quan tới tờ báo? Tôi cho rằng đây là một bất thường cần được làm rõ"
- Theo quy định của luật, cơ quan điều tra cần làm rõ động cơ mục đích của doanh nghiệp đưa hối lộ cho ông Phong là gì?
Ông Phong lợi dụng chức vụ quyền hạn ở phi vụ này cụ thể ra sao?
- Nếu cơ quan điều tra không làm sáng tỏ được hành vi đưa và nhận hối lộ trong vụ này thì Nhà Báo sẽ vô tội.
Báo chí là "quyền lực mềm". Thế nên vẫn luôn là mềm và bị nhóm lợi ích trong "quyền lực cứng" đè bẹp, cán mỏng như bánh tráng mỗi khi dám đụng đến đụng đến họ.
Trả lờiXóaÔng Giám đốc công an Yên Bái đã vội vã, hấp tấp một cách dại dột. Vở kịch của ông quá vụng về. Ông tưởng có thể bắt nhà báo thì vụ việc nhà ông và cả dây dợ quan chức yên Bái sẽ được cho qua? Không ông ạ, vụ này là nhà báo đang đấu tranh bảo vệ chế độ đấy. Ông bắt nhà báo là ông sẽ bị hở đuôi chống chế độ đấy. Dù ông là giám đốc công an một tỉnh, nhưng ông có thể sẽ chết dí dưới một cái dấu mộc đỏ. Một nhà báo có thể thua ông, một tờ báo có thể thua ông, nhưng một nền báo chí cách mạng đang hừng hực khí thế chống tham nhũng bảo vệ chế độ dưới sự chỉ đạo của Tổng bí thư, đâu có dễ thua ông?
Trả lờiXóa