BÀN VỀ HAI CHỮ "THẤU CẢM"
TRONG ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN 2017
Trần Đình Sử
1.Trong đề thi môn ngữ văn Quốc gia năm 2017 xuất hiện một từ không có trong từ điển tiếng Việt, với cách hiểu khác nhau trong dư luận là một điều không nên. Bởi trong bài làm thế nào các em hs cũng nhắc lại từ ấy với cách hiểu theo tác giả hoặc theo cách khác, các thầy cô chấm bài cũng không biết sao mà chấm. Nếu bỏ qua chuyện dùng từ đúng, sai thì sẽ xảy ra tình trạng chấp nhận một chuyện hầm bà làng trong việc chấm thi Quốc gia, và như vậy làm cho bài thi trở thành thiếu khoa học.. Do đó một điều cần rút ra trong việc ra đề là từ ngữ trong đề phải là từ ngữ có trong từ điển tiếng Việt hiện hành để làm căn cứ.
2.Ở đây cần nói thêm một điều: Người làm từ điển thu thập các từ ngữ có trong sách báo một thời, đặc biệt là trong tác phẩm tác giả có uy tín, đưa vào từ điển, rồi giải thích theo ngữ cảnh được sử dụng. Như thế số từ trong từ điển bao giờ cũng ít hơn từ ngữ có trong thực tế giao tiếp. Do đó cách một thời gian, các từ điển phải tiến hành bổ sung các từ mới được dùng, nhằm phản ánh được thực tế từ ngữ trong tiếng mẹ đẻ. Do thế một từ chưa có trong từ điển cũng có thể chấp nhận được trong thực tế. Điều đó làm cho tiếng nói được phong phú.
3.Tôi không biết tác giả đoạn trích trong đề văn hiểu từ “thấu cảm” theo nghĩa nào, dịch từ tiếng nào ra tiếng Việt. Theo gợi ý của đáp án trên trang W của VOV thì: “Theo tác giả, thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ, là sự hiểu biết thấu đáo trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ và tất cả xảy ra mà không sự phán xét” (Câu này có lỗi diễn đạt) thì đó là áp đặt cho học sinh phải hiểu theo tác giả một cách máy móc. Vậy là trong thấu cảm con người không có cái tôi nữa hay sao? Trong khi đó nếu dùng đúng theo tiêng Việt, trong trường hợp này nên dùng từ đồng cảm, thì trong đó vừa có mình, vừa có người khác, đúng hơn. Lại nữa, tại sao lại không có phán xét? Nếu có thì không thấu cảm hay sao? Rồi “thấu cảm” thì làm sao mà “hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó” được? Muốn được thế thì phải tìm hiểu, điều tra dài ngày mới mong có kết quả được. Mà lúc đó thì phải gọi là “thấu hiểu”, chứ không phải chỉ “thấu cảm”! Đáp án lại đồng nhất thấu hiểu với thấu cảm, coi hai từ như đồng nghĩa. Trong khi đó tác giả xem “thấu cảm” là hoạt động xảy ra như trong chốc lát trực giác, thế là mâu thuẫn. Tôi cho rằng người làm đáp án đã bắt học sinh chấp nhận tuỳ tiện một khái niệm tù mù, trôi nổi, thiếu khoa học.
4.Có người giiải thích từ “thấu cảm” đây là dịch từ “empathy” trong tiếng Anh, là một thuật ngữ trong tâm lí mĩ học. Theo tôi biết thì từ này vốn tiếng Đức là Einfuhlung, do hai cha con người Đức là Theodore và Robert Vischer đặt ra để chỉ hiện tượng cảm nhận thẩm mĩ của con người đối với thế giới vô sinh, khi người ta cảm thấy cây cối, đồ vật, mây, gió cũng vật vả, quay cuồng, bay lượn, gầm thét giống như là thế giới hữu sinh. Một nhà tâm lí học thực dụng Mĩ dịch ra tiếng Anh là Empathy. Nghiã là khi quan sát thế giới bên ngoài, con người đặt mình vào cảnh huống của sự vật, xem các sự vật vốn không có sự sống xem như là có sự sống, làm như chúng cũng có cảm xúc, cảm giác, tình cảm như con người. Đây là điều rất nguyên thuỷ và đã thể hiện rất nhiều trong các ẩn dụ, không có gì mới lạ. Thực chất của nó là suy bụng ta ra bụng người. Nhưng nó là khái niệm quan trọng để giải thích cơ chế cảm thụ thẩm mĩ, khi ta đứng trước một phong cảnh, một kiến trúc hay bức tượng. Dịch từ Empathy này như thế nào? Nhà mĩ học Trung Quốc là Chu Quang Tiềm dịch thành tiếng Trung là “Di tình”, nghĩa là đem chuyển cái tình cảm của con người cho sự vật mà nó quan sát. Ông Chu cũng gợi ý có thể dịch thành “nhập cảm”, hoặc “cảm nhập”, “ngoại xạ” (tức là bắn ra ngoài), hoặc “cảm ngộ”, (Ở Việt Nam ông Phương Lựu lúc đầu dịch là di tình, sau lại dịch là chuyển cảm), tất cả đều không ra ngoài phạm vi ý niệm đem cảm xúc của con người mà gán (chuyển) cho sự vật vô sinh. Như thế Empathy có thể dịch thành thấu cảm được, nhưng không thể dịch thành đồng cảm được, bởi như thế thì đối tượng cũng phải là vật hữu sinh. Trong trường hợp tác giả nói đây nó không phải là Empathy, mà chỉ là đồng cảm. Trong bài lại không nói gì về quan hệ giữa người và sự vật vô sinh, cho nên dùng từ thấu cảm (Empathy) vào đây không đúng ngữ cảnh. Theo tôi đúng nhất vẫn là từ Đồng cảm. Đồng cảm bất cứ mức độ nào đều tốt cả. Không nhất thiết cứ phải thấu hiểu trọn vẹn. Nhưng người ta cứ muốn mới lạ cho nên sinh sự.
Tóm lại trong trường hợp đề thi ngữ văn, hiểu theo tiếng Việt hay theo tiếng Anh, tiếng Đức đều không đúng. Cách hiểu của tác giả có mâu thuẫn. Xét về mặt sư phạm đề thi cũng làm không chuẩn.
--------------------
La Khắc Hòa
GIÁO DỤC VỠ TRẬN THẬT RỒI!
VIẾT LUNG TUNG, VIẾT NHẢM NHÍ LÀ CHUYỆN RIÊNG CỦA ĐẶNG HOÀNG GIANG. NHƯNG SAO ÔNG GIÁO, BÀ GIÁO NÀO ĐÓ LẠI CHỌN MỘT ĐOẠN VĂN NHẢM NHÍ ĐẾN THẾ LÀM ĐỀ THI CHO HỌC TRÒ CẢ NƯỚC KIA CHỨ? MÀ CỨ NHƯ Ở CÁI ĐỀ THI NÀY, THÌ ĐÂY LÀ ĐOẠN VĂN CỰC KÌ DỐT NÁT, DỐT TIẾNG VIỆT, DỐT TRIẾT HỌC VÀ CẢ TÂM LÍ HỌC NỮA! ĐỌC VĂN KHÔNG PHÂN BIỆT ĐÚNG SAI HAY DỞ, THẾ MÀ DÁM RA ĐỀ VÀ DUYỆT ĐỀ "ĐỌC HIỂU"! SAO TRỚ TRÊU ĐẾN VẬY?
ỐI ÔNG NHẠ ƠI, ỐI CÁC THẦY GIÁO, CÁC CÔ ƠI, GIÁO DỤC MÌNH VỠ TRẬN THẬT RỒI!
GIÁO DỤC VỠ TRẬN THẬT RỒI!
VIẾT LUNG TUNG, VIẾT NHẢM NHÍ LÀ CHUYỆN RIÊNG CỦA ĐẶNG HOÀNG GIANG. NHƯNG SAO ÔNG GIÁO, BÀ GIÁO NÀO ĐÓ LẠI CHỌN MỘT ĐOẠN VĂN NHẢM NHÍ ĐẾN THẾ LÀM ĐỀ THI CHO HỌC TRÒ CẢ NƯỚC KIA CHỨ? MÀ CỨ NHƯ Ở CÁI ĐỀ THI NÀY, THÌ ĐÂY LÀ ĐOẠN VĂN CỰC KÌ DỐT NÁT, DỐT TIẾNG VIỆT, DỐT TRIẾT HỌC VÀ CẢ TÂM LÍ HỌC NỮA! ĐỌC VĂN KHÔNG PHÂN BIỆT ĐÚNG SAI HAY DỞ, THẾ MÀ DÁM RA ĐỀ VÀ DUYỆT ĐỀ "ĐỌC HIỂU"! SAO TRỚ TRÊU ĐẾN VẬY?
ỐI ÔNG NHẠ ƠI, ỐI CÁC THẦY GIÁO, CÁC CÔ ƠI, GIÁO DỤC MÌNH VỠ TRẬN THẬT RỒI!
ĐÚNG LÀ GIÁO SƯ THẬT. BÀI PHÂN TÍCH CỦA GIÁO SƯ TRẦN ĐÌNH SỬ RẤT ĐÚNG VÀ HAY.
Trả lờiXóaTừ " thấu cảm " trong đề thi môn Văn PTTH 2017 không có trong Từ điển tiếng Việt hiện hành. Đó là sai sót không đáng có của Bộ GD-ĐT. Hiện trạng XH VN rất nhiều điều cần đưa vào giáo dục cho HSSV . Đề thi hoặc sách giáo khoa ngữ văn cũng cần phải bám vào thực trạng cuộc sống nóng hổi để giáo dục và giúp cho cho HSSV tự cảm nhận, thấu hiểu . Từ đó HSSV tự đặt ra câu hỏi và trả lời : Người VN
Trả lờiXóachân chính phải làm gì và làm thế nào cho XH VN được nâng cao lên cho kịp thiên hạ. Ví dụ : Em hãy quan sát và phân tích hành vi của người tham nhũng và nhóm người tham nhũng hiện nay tại VN?
mình tin là mấy anh ra đề cũng là loại Thiến SÓT, CHẮC RẰNG HỌ CŨNG THỂ HIỂU CÁI ĐỀ ẤY NÓ NHƯ THẾ NÀO, một đoạn văn rối rắm, lủng củng, tối nghĩa, một khái niệm cơ bản, là chủ đề chính của bài thi mà không rõ ràng, chính xác và không phù hợp với năng lực tư duy của học sinh, thế là hàng triệu học sinh lại thành chuột bạch thí nghiệm, nhưng khổ nỗi giáo sư bộ trưởng còn LÓI NGỌNG thì học sinh còn "NGỌNG " nhiều với những cái đề kiểu này
Trả lờiXóaTôi cứ tưởng như đọc và hiểu ( read and comprehension ) tiếng nước ngoài ? Bộ GD & ĐT muốn phổ biến một từ mới lạ " Thấu cảm " của một tác giả Đặng Hoàng Giang xa lạ nào đó !
Trả lờiXóaCái từ này nghe sao nó cũng na ná như " Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" vậy
Trả lờiXóaDù đoạn văn trên là dở, nhưng vẫn có thể dùng để ra đề thi hay. Cái dở là những câu hỏi sau đoạn văn . Nếu chỉ cần hỏi rằng " Em nghỉ thế nào về hai từ "thấu cảm" mà tác giả dùng trong đoạn văn trên" thì chắc chắn sẽ có em định nghĩa "thấu cảm" hay hơn và chính xác hơn tác giả.
Trả lờiXóaRất tiếc các nhà giáo dục Việt Nam chỉ dám cho các em thi "tiếng Việt" và "văn" chứ chứ (không) dám cho các em thi "luận" nên đề thi bao giờ cũng dở cả.
Tôi nhớ không nhầm trong chương trình của học sinh lớp 3 có câu hỏi em hãy tả cảnh trụ sơ ubnd quận huyện nơi em ở. Đến bố nó còn chưa đến đó thì 1 học sinh lớp 3 làm sao biết mà tả được. Đúng là sao rỗng.
Trả lờiXóaBiết đến bao giờ ?!!!
Trả lờiXóaMột đoạn văn vô cùng tối nghĩ giải thích cho từ (tối cảm) đọc nghe nó rối rắm.
Trả lờiXóaTheo tôi nghĩ hai từ này chỉ đơn thuần là (thấu hiểu và cảm thông)...
Ối thầy Sử, thầy Hòa ơi! Các thầy cứ việc than phiền về bài viết tai tiếng (hay nổi tiếng) của anh Đặng, nhưng chính học trò của các thầy (hiện là Tiến sĩ ở Khoa Văn SPHN) lại từng đi "bốc thơm" cuốn sách "Thiện, Ác và Smartphone" ấy. Ai không tin xin cứ việc tìm lại hình ảnh buổi ra mắt sách này. Ngẫm mà trớ trêu cho sự đời!
Trả lờiXóa