Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

Luân Lê: CỐT LÕI CỦA VẤN ĐỀ BÀI TOÁN VỤ ĐỒNG TÂM


Luân Lê
 
CỐT LÕI CỦA VẤN ĐỀ

Vấn đề trong việc khởi tố vụ án hình sự ở Đồng Tâm không phải là vấn đề câu chữ trong bản Cam kết của ông chủ tịch thàn phố Hà Nội, Nguyễn Đức Chung cùng một số đại biểu quốc hội khác.

Vấn đề ở đây là câu chuyện đằng sau nó. Về mặt luật pháp và quyền lực. Về công lý và quyền lực chính trị.


Việc cam kết không truy cứu trách nhiệm toàn thể nhân dân Đồng Tâm là hoàn toàn bình thường về mặt ngữ nghĩa và nội hàm, chứ không phải một số người lại còn chẻ câu chữ ra rằng không truy cứu toàn thể nhân dân Đồng Tâm, nghĩa là có thể truy cứu một vài cá nhân cụ thể. Tự bổ chẻ câu chữ làm nó méo mó đi chứ làm gì có kiểu nào suy diễn như thế.

Khi người ta viết, không truy cứu toàn thể nhân dân Đồng Tâm, tức đây là cách loại trừ mang tính tập hợp (toàn bộ), theo đúng logic toán học. Nghĩa là tập hợp A (toàn thể nhân dân Đồng Tâm) không bị truy cứu thì nghĩa là mọi thành phần trong A (từng cá thể người dân Đồng Tâm) đều được loại trừ ra. Giống như luật doanh nghiệp cấm cán bộ, công chức thành lập doanh nghiệp thì tức là mọi cán bộ, công chức đều bị cấm chứ không có loại trừ một vài cá nhân nào ra ở đây. Còn nếu muốn có ngoại lệ, thì bắt buộc phải ghi "trừ trường hợp...". Đó là nguyên tắc lập pháp và diễn giải câu từ.

Vấn đề trong bản cam kết đó không phải câu chuyện vừa nêu ra về mặt giải nghĩa kiểu đó của một số người. Vấn đề nó nằm ở đằng sau mặt giấy, và là một bài toán chính trị. Vấn đề đặt ra là vấn đề giữa luật pháp và công lý, giữa lợi ích người dân và quyền lực nhà nước. Đó chính là vấn đề của sự vụ này. Chứ không phải câu chuyện bẻ gãy câu chữ ra mà suy diễn như thế.



3 nhận xét :

  1. Ừ, vấn đề đã rõ
    Không gì ngoại chữ XIỀN
    Đông Tâm ơi, mau nhé
    Chuẩn bị mà Tiến Lên!

    Trả lờiXóa
  2. vấn đề ở Đồng Tâm : nhiệm vụ của ô. NĐC, ct UBND tp Hà Nội khi đó là giải cứu những người của CQ đang bị ND Đồng Tâm canh giữ . Những người này được Đ coi là con tin , ND Đồng Tâm là phản loạn . NĐC được quyền dùng mọi phù phép, miễn là đừng xẩy ra bạo loạn, súng nổ, máu đổ !
    NĐC đã thành công . Chắc đã được TWĐ khen rồi . Bây giờ bình tĩnh ngồi lại , Đ csVN không thể tha cho Dân Đồng Tâm . Phải truy tố những kde3 bị coi là phản loạn , chống người thi hành công vụ !

    Trả lờiXóa
  3. Luật sư Lê Luân lập luận đúng lắm! Về mặt toán học thật là đúng! Giả sử ta gọi A là tập hợp nhân dân Đồng Tâm và tập hợp A này có tính chất "không bị khởi tố" thì đương nhiên mỗi phần tử trong A (tức mỗi người dân ở Đông Tâm) phải có tính chất "không bị khởi tố"!
    Phải phân tích vụ Đồng Tâm về mặt chính trị thì rất đúng. Vụ Đồng Tâm có lịch sử là do một chính khách hàng đầu Việt Nam là ông Đỗ Mười, vậy thì khủng hoảng Đồng Tâm phải mang tầm vóc quốc gia!
    Ở cương vị ông Chung, ông Chung đến Đồng Tâm để giải quyết "bế tắc chính trị" vì các lý do sau:
    _thứ nhất, chức vụ chủ tịch tp không phải là chức vụ hành chính mà là chức vụ chính trị: quyền hạn và trách nhiệm của ông Chung là quản lý về mọi mặt: đời sống, trật tự xã hội, an ninh chính trị của thành phố Hà Nội...ông Chung là người thay mặt đảng để triển khai chính sách của đảng về mọi mặt ở TP Ha Nội.
    _Thứ hai: vụ Đồng Tâm mang tầm vóc quốc gia nên với cương vị chủ tịch TP thì ông Chung không đủ thẩm quyền.
    Thứ ba: Vậy thì, với cương vị là một chính khách, có thể hiểu ông Chung là đặc phái viên của đảng đến Đông Tâm để thương thuyết và giải tỏa khủng hoảng. Vì vậy biên bản mà ông Chung ký kết với nhân dân Đồng Tâm không phải với tư cách cá nhân ông Chung mà chính là văn kiện chính thức được ký kết giữa đảng và nhân dân Đồng Tâm. Vậy thì đảng phải có trách nhiệm tôn trọng và thực thi biên bản đã ký (nhắc lại ông Chung là người đại diện đảng, đặc phái viên của đảng).
    Tóm lại đảng phải thi hành nội dung biên bản ấy!

    Trả lờiXóa