NHỮNG TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ VỤ ĐỒNG TÂM
Luân Lê
Luân Lê
13.6.2017
Vụ án đã được khởi tố, chỉ đơn giản là để điều tra, xác minh những vấn đề liên quan trong toàn bộ vụ việc đã xảy ra từ đầu cho đến khi kết thúc đối thoại.
Việc khởi tố vụ án bắt giữ người trái pháp luật, để xác minh những tình tiết khác của vụ án và cũng để tìm ra nguồn cơn của sự việc, ngay cả việc một số người bắt giữ cụ Kình vào ngày 15/04/2017. Tuy nhiên, đối với các hành vi xâm hại hoạt động tư pháp thì phải do Cục điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý giải quyết, và chắc chắn họ sẽ phải vào cuộc vụ bắt giữ người đối với cụ Kình.
Còn việc người dân xã Đồng Tâm, không gây ra bất cứ hậu quả nào, chăm sóc tận tình những người được giữ lại trong làng, ăn uống đầy đủ, đã được ông Chung và hệ thống chính quyền Hà Nội có những chỉ đạo và cam kết trước nhân dân, cùng các đại biểu như Nguyễn Văn Chiến, Lưu Bình Nhưỡng, Dương Trung Quốc cùng chứng kiến. Nên việc khởi tố vụ án có thể là bước đầu của hành động tố tụng để nhằm phân định và làm rõ mọi vấn đề liên quan, ai sai, ai đúng và từ đó có căn cứ rõ ràng để xử lý. Nhưng việc cam kết là hoàn toàn chính thức và có căn cứ pháp lý theo Điều 4 Hiến pháp 2013. Nếu các cơ quan tố tụng của thành phố Hà Nội muốn xét xử được vụ này thì trước tiên phải mở một vụ kiện để hủy bỏ văn bản cam kết của chính quyền Hà Nội cùng các đại biểu quốc hội, và chỉ có toà án Hiến pháp mới đảm đương được việc này. Nhưng ở Việt Nam thì chưa có toà án để làm việc đó, nên văn bản này vẫn đương nhiên có giá trị cả về chính trị lẫn pháp lý (Điều 4 Hiến pháp đảm bảo).
Có thể khởi tố vụ án để điều tra làm rõ các tình tiết và toàn bộ sự việc, đó là cách xác định sự thật và sau đó là trách nhiệm của chính quyền địa phương mà đã gây ra nguồn cơn khủng hoảng vụ Đồng Tâm. Và sau đó có thể miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và đình chỉ vụ án, không khởi tố bị can thì vừa đảm bảo lòng dân và đảm bảo sự ngay thẳng của lời cam kết. Đó là cách làm toàn vẹn nhất mà chúng ta có thể xử lý.
Tôi tin là sẽ có cấp cao hơn ông Nguyễn Đức Chung đứng ra xử lý vụ này. Có thể là ông Thủ tướng chính phủ hoặc Chủ tịch nước. Vì đây không đơn giản chỉ là câu chuyện của thành phố Hà Nội và ông Chủ tịch của thành phố này.
Việc khởi tố vụ án bắt giữ người trái pháp luật, để xác minh những tình tiết khác của vụ án và cũng để tìm ra nguồn cơn của sự việc, ngay cả việc một số người bắt giữ cụ Kình vào ngày 15/04/2017. Tuy nhiên, đối với các hành vi xâm hại hoạt động tư pháp thì phải do Cục điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý giải quyết, và chắc chắn họ sẽ phải vào cuộc vụ bắt giữ người đối với cụ Kình.
Còn việc người dân xã Đồng Tâm, không gây ra bất cứ hậu quả nào, chăm sóc tận tình những người được giữ lại trong làng, ăn uống đầy đủ, đã được ông Chung và hệ thống chính quyền Hà Nội có những chỉ đạo và cam kết trước nhân dân, cùng các đại biểu như Nguyễn Văn Chiến, Lưu Bình Nhưỡng, Dương Trung Quốc cùng chứng kiến. Nên việc khởi tố vụ án có thể là bước đầu của hành động tố tụng để nhằm phân định và làm rõ mọi vấn đề liên quan, ai sai, ai đúng và từ đó có căn cứ rõ ràng để xử lý. Nhưng việc cam kết là hoàn toàn chính thức và có căn cứ pháp lý theo Điều 4 Hiến pháp 2013. Nếu các cơ quan tố tụng của thành phố Hà Nội muốn xét xử được vụ này thì trước tiên phải mở một vụ kiện để hủy bỏ văn bản cam kết của chính quyền Hà Nội cùng các đại biểu quốc hội, và chỉ có toà án Hiến pháp mới đảm đương được việc này. Nhưng ở Việt Nam thì chưa có toà án để làm việc đó, nên văn bản này vẫn đương nhiên có giá trị cả về chính trị lẫn pháp lý (Điều 4 Hiến pháp đảm bảo).
Có thể khởi tố vụ án để điều tra làm rõ các tình tiết và toàn bộ sự việc, đó là cách xác định sự thật và sau đó là trách nhiệm của chính quyền địa phương mà đã gây ra nguồn cơn khủng hoảng vụ Đồng Tâm. Và sau đó có thể miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và đình chỉ vụ án, không khởi tố bị can thì vừa đảm bảo lòng dân và đảm bảo sự ngay thẳng của lời cam kết. Đó là cách làm toàn vẹn nhất mà chúng ta có thể xử lý.
Tôi tin là sẽ có cấp cao hơn ông Nguyễn Đức Chung đứng ra xử lý vụ này. Có thể là ông Thủ tướng chính phủ hoặc Chủ tịch nước. Vì đây không đơn giản chỉ là câu chuyện của thành phố Hà Nội và ông Chủ tịch của thành phố này.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét