Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017

GS. Mạc Văn Trang: BỘ TRƯỞNG NHẠ QUÁ VỘI VÃ, HẤP TẤP!…


BỘ TRƯỞNG NHẠ QUÁ VỘI VÃ, HẤP TẤP!…
 
16.6.2017 

Tôi không quan sát kỹ xem BT Nhạ đã làm những gì rồi, nhưng có 2 việc ồn ào, tôi thấy ông vội vã, hấp tấp quá.
 
1. Ông vội vã tuyên bố chuyển giáo viên (GV) sang chế độ hợp đồng và thải loai các GV yếu kém. Trái hẳn với ông Luận, BT tiền nhiệm, trước “Trận đánh lớn”, “Tư lệnh ngành” rất “nâng niu” GV, coi đó là các chiến sĩ xung kích hàng đầu trên mặt trận giáo dục, và tin tưởng “không bao giờ các chiến sĩ lại quay súng về phía chỉ huy”… BT Nhạ thì ngược lại, trước “Trận đánh lớn” đã làm “quân lính” hoang mang, hoảng hốt, lo hãi rụng rời!

Ý tưởng “chuyển GV sang chế độ hợp đồng” và thải loại GV yếu kém, là không tồi. Nhưng đó là việc rất nhạy cảm, rúng động tâm lý toàn thể đội ngũ GV…Đáng lẽ việc này cứ yên lặng, nghiên cứu, làm thí điểm mỗi địa phương một, hai trường xem sao … Đây là việc cực khó và rất dễ bị các loại cán bộ “suy thoái” ở các cấp quản lý lợi dụng “đục nước béo cò”, kiếm chác, càng gây rối loạn toàn hệ thống! Chỉ nói đơn giản, thế nào là GV yếu kém? Ai đánh giá để đưa ra quyết định thải loại? Chế độ với người bị thải laoị thế nào? Sẽ có rất nhiều loại kiện cáo tùm lum, ví dụ: 15 năm nay tôi liên tục là “GV tiên tiến”, sao giờ bảo tôi yếu kém? Tôi mấy lần được công nhận “GV dạy giỏi cấp cấp trường”, hơn cô A, cô B… sao giờ bảo tôi yếu kém? v.v… Bộ tha hồ mà xử kiện nhé! Rồi phát âm sai L và N có phải là tiêu chí thải loại không hay “đặc thù địa phương”?
 
Tóm lại, đụng vào một vấn đề nhạy cảm nhất, phức tạp nhất của nghề quản lý, mà chưa làm thử đã nói tùm lum là rất bất lợi! 

Ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ ngủ trong Quốc hội.

2. Rũ rối tổ chức của Viện Khoa học GDVN. Tôi thực sự không thể hiểu, vì sao suốt từ đời BT Trần Hồng Quân, Nguyễn Minh Hiển, Nguyễn Thiện Nhân, Phạm Vũ Luân đến BT Nhạ, cứ vừa ngồi vào ghế BT là nghĩ ngay “cải tổ” cái Viện nghiên cứu được xây dựng từ thời BT Nguyễn Văn Huyên, rất bài bản? Từ 1987 có 3 Viện nghiên cứu: Khoa học GD, KH Dạy nghề, ĐH và GDCN, đem nhập làm 2, rồi làm Một. Làm Một rồi, cứ ông sau lại xóa ông trước, chả cần hỏi các nhà nghiên cứu! (Có lẽ không trí thức ở đâu bị khinh rẻ như trong ngành GD)! Trong khi đó cho tới nay, Bộ NN&PTNT có tới 16 Viện nghiên cứu (Mỗi loại cây, con thường có 1 viện); Bộ Y tế có 14 Viện nghiên cứu (đấy là chưa nói các Viện ở các trường ĐH hay trong Bệnh viện)…
 
Thôi thì Bộ GD chỉ có 01 Viên NC cũng được, vì nó chỉ có 01 CON thôi, là CON NGƯỜI! Mà để CON NGƯỜI phát triển từ sơ sinh thành một nhân cách ngang tầm thời đại thì phải nghiên cứu những gì? Sao chưa hiểu đầu đuôi, đã vội xáo trộn, sắp xếp lại lung tung cái Viện? BT định rũ rối Viện KHGDVN, nhưng bị phản đối dữ quá, lại để 03 Trung tâm, còn tất cả chuyển sang Ban nghiên cứu. (Chắc BT nghĩ, Ban thì bé hơn Trung tâm? Xin hỏi Ban Bí thư, Ban Nội Chính, Ban Tuyên Giáo TƯ… có “bé” hơn Trung tâm không)?

Vì sao cần thận trọng việc tổ chức lại Viên nghiên cứu hơn các đơn vị hành chính? Vì hệ thống tổ chức NCKH có tương đối ổn định mới hình thành hệ thống các nhóm nghiên cứu theo các lĩnh vực, có kế thừa: có nhà khoa học đầu ngành, kế cận, trợ lý, tập sự… Người sau vừa được truyền nghề, vừa “đứng trên vai” người đi trước để vươn cao hơn; Có ổn định, người nghiên cứu mới say mê theo đuổi đối tượng nghiên cứu cả đời và hy vọng có đóng góp mới; có ổn định tương thích với hệ thống các tổ chức nghiên cứu khoa học quốc tế, mới có liên hệ, hợp tác, trao đổi khoa học chuyên sâu theo các chuyên ngành; mới tìm kiếm được vị trí trong hệ thống tổ chức nghiên cứu quốc tế… Mình cứ mấy năm lại rũ ra làm lại, dàn hàng ngang mà tiến; chả ai yên tâm gắn bó với cái gì! Quốc tế chẳng biết mình là ai? Nghiên cứu khoa học không yên tâm, say mê theo đuổi, khám phá đối tượng cả đời thì sẽ chả có gì! Ngạn ngữ Pháp: Hòn đá cứ lăn, thì làm gì có rêu bám vào!

Đối với BT, quan trọng không phải tổ chức lại Viện theo ý mình, mà là biết đặt hàng cho Viện nghiên cứu trả lời cho mình những vấn đề gì? Ví dụ, BT yêu cầu Viện trả lời vấn đề “Chuyển GV sang chế độ hợp đồng có được không? Làm thế nào”? Viện sẽ lập ngay ra nhóm nghiên cứu, gồm các chuyên gia Quản lý GD, Chính sách GV, So sánh GD, Kinh tế học GD, Luật GD…sẽ nghiên cứu và cho BT biết trên thế giới có những nước nào làm như kiểu BT muốn? Lợi, hại ra sao? Các phương thức nào quản lý hiệu quả?... 
 
Lúc đó BT sẽ “biết sợ” để nói và làm sao cho có chừng mực, có lý, có tình; biết rằng mình là một chính khách, chứ không phải một ông tướng trước ba quân hay Tổng giám đốc công ty, càng không phải là một “đầu đảng”!
 
16/6/207
Mạc Văn Trang
 
 

14 nhận xét :

  1. BT Nhạ không những vội vàng hấp tấp mà còn nông cạn nữa. Ông ta không biết rằng, khá nhiều GV có tay nghề khá còn chưa được kí hợp đồng dài hạn vì họ tự tin thi vào, còn số GV đã kí hợp đồng thường là tay nghề chưa vững nhưng do nọ là diện "quan hệ, tiền tệ" mà có chỗ đứng "vững" hơn tay nghề. Vậy thải loại số GV yếu kém chắc là nói về diện "quan hệ, tiền tệ".
    Phen này lại lần nữa vất vả! Người có năng lực vốn đã vất vả học hành để có kết quả tốt, vất vả thi vào nghề đến lần này nghe chừng thuộc diện thải loại vì không "quan hệ" thì "đầu tiên" thế nào đây?

    Trả lờiXóa
  2. Đồng ý. Nhưng phải công bằng, minh bạch. Thí điểm từ cơ quan bộ trước. Người gv trước hết phải nói rõ giọng chuẩn tiếng Việt đi đã!!!

    Trả lờiXóa
  3. Ông Nhạ tuyến bố ồn ào rồi ông Nhạ ngáy khò khò giữa hội trường của viện đại biểu nhân dân! Thế mới kinh! Có lẽ ông Nhạ thuộc tiêu chuẩn được thải loại đầu tiên!

    Trả lờiXóa
  4. Ông Nhạ nói sẽ thải loại giáo viên yếu kém mà không nói rõ yếu kém về mặt nào? Có phải yếu kém trong việc tiếp rượu cho mấy thằng chức sắc khốn nạn không?

    Trả lờiXóa
  5. Không hiểu ông Nhạ thuở ấu thời có được dạy dỗ học hành tử tế không mà bây giờ ngọng líu ngọng lo thế? Ông viết chính tả chắc là sai nhiều lắm, mà bằng cách nào lấy được bằng tiến sĩ? Vì viết luận văn mà sai chính tả thì hội đồng giám khảo đâu hiểu ông muốn nói gì? Lạ nhỉ?

    Trả lờiXóa
  6. Nên cho ông NHẠ làm bảo vệ, mà chỉ đủ trình làm bảo vệ một trường Trung học cơ sở thôi. Bộ trưởng gì mà suy nghĩ nông cạn như vậy, cho nên học sinh ngày nay nhiều quái chiêu cũng đúng vì thầy nào thì trò đó. Khốn nạn quá. Giáo viên bây giờ lương đã thấp song năm nào cũng phải lót tay cho người có quyền sinh sát thì có khổ không.

    Trả lờiXóa
  7. GS nói rất trúng.

    Trả lờiXóa
  8. CẦN PHẢI THUÊ HỢP ĐỒNG NGƯỜI NHẬT HOẶC NGƯỜI MỸ LÀM BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC, TRƯỚC KHI PHÙNG XUÂN NHẠ PHÁ NÁT NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM. TÂM KHÔNG CÓ, TẦM CŨNG KHÔNG.

    Trả lờiXóa
  9. GS Mạc Văn Trang nói rất chí lý.
    MÌnh có một câu hỏi không tự trả lời được: Tại sao ngành giáo dục và y tế có rất nhiều người giỏi nhưng không chọn được người giỏi, có tâm, có tầm để làm bộ trưởng. Và nếu mở rộng ra thì... ôi Đất nước tôi!

    Trả lờiXóa
  10. Đồng ý với bác Tranh hoàn toàn.

    Trả lờiXóa
  11. Ngay từ ngày đầu tiên nghe tin chuyển giáo viên san chế độ hợp đồng, sáng thứ Hai tập trung ở trường, nơi ông Nhạ từng công tác, chúng tôi băn khoăn lắm. Một GS vốn là sếp của Ôn Nhạ trước đây, người rất hiểu ông Nhạ sau nhiều năm ông công tác, cất giọng hỏi: "Cái đứa nào là quân sư, tư vấn cho nó tung chuyện này ra nhỉ? Nhằm mục đích gì đây? Tại sao không đổi mới quản lí kiểu hợp đồng từ bộ, vụ, viện, cục...trước mà lại đi làm haong mang các giáo viên chủ yếu là nông thôn, vùng sâu vùng xa chịu trận". Chúng tôi ngồi bàn cả buổi mà không có lối ra.

    Trả lờiXóa
  12. Bác Trang nói anh Nhạ vội vã hấp tấp là thiếu chính xác, phải dùng từ đúng là tay Nhạ lớp tớp- Loại người dẫm đạp kẻ khác để ngoi lên chứ không có nhãn quan chính trị, loại đó chết nhanh lắm, không cần phải chờ đợi lâu đâu.

    Trả lờiXóa
  13. Nền giáo dục Việt Nam yếu kém và lạc hậu kể đã mấy chục năm nay rồi.
    Ai cũng thấy và cùng sốt ruột, nên đến nhiệm kỳ ông bộ trưởng nào cũng lo "cải cách" để tỏ ra sốt sắng.
    Nhưng yếu kém nhất, lạc hậu nhất không phải là ở cấp học phổ thông.
    Ở cấp học này, dẫu có yếu kém nhưng nó cũng còn đỡ thảm hại.
    Cái đáng lo là ở cấp đại học kìa, nó yếu kém và lạc hậu đến mức sinh viên dốt nát mấy cũng có bằng kỹ sư, bằng cử nhân và cả các bằng cấp cao hơn nữa. Nhất là từ đời ông Thượng Nhân trở đi thì thảm trạng ngày càng tồi tệ.
    Vậy mà qua mấy đời Thượng thư Học bộ, có ông nào đụng đến hoặc xới lên vấn nạn này đâu, chỉ loay hoay thay sách giáo khoa và đổi cách thi cử ở các cấp học phổ thông để đối phó với dư luận là "chúng tôi đang tích cực cải cách đây", với đủ các loại "thông tư 30" và mô hình "Hội đồng tự quản" ở lớp 1 mà thôi.
    Vậy mà cũng lừa được Quốc hội và cả Quốc dân nữa mới buồn.

    Trả lờiXóa
  14. Ông Nhạ khi chém gió thì thấy rất lấc cấc, nhưng khi ngủ giữa hội trường quốc hội thấy đáng yêu phết!

    Trả lờiXóa