Bị công an phường mời lên trụ sở làm việc,
người dân có quyền từ chối?
Zing
09:57 19/06/2017
Chưa có điều luật quy định cụ thể về vấn đề này, do vậy khi công an phường mời làm việc, người dân nên tùy trường hợp mà có cách hành xử phù hợp.
Bộ luật tố tụng Hình sự hiện chỉ quy định người dân bắt buộc phải làm việc với cơ quan công an khi là người tham gia tố tụng (bị can, bị cáo, người bị tố giác, nhân chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan…) trong một vụ án đã được khởi tố.
Không có điều luật nào quy định người dân phải chấp hành giấy mời của cơ quan công an vì các lý do không liên quan đến một vụ án đã được khởi tố.
Zing
09:57 19/06/2017
Chưa có điều luật quy định cụ thể về vấn đề này, do vậy khi công an phường mời làm việc, người dân nên tùy trường hợp mà có cách hành xử phù hợp.
Bộ luật tố tụng Hình sự hiện chỉ quy định người dân bắt buộc phải làm việc với cơ quan công an khi là người tham gia tố tụng (bị can, bị cáo, người bị tố giác, nhân chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan…) trong một vụ án đã được khởi tố.
Không có điều luật nào quy định người dân phải chấp hành giấy mời của cơ quan công an vì các lý do không liên quan đến một vụ án đã được khởi tố.
Khi nào người dân nên chấp hành?
Theo luật sư (LS) Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM), khi chưa xác định và chưa có bằng chứng về hành vi vi phạm pháp luật của công dân, công an không có quyền buộc công dân phải lên phường làm việc.
“Bản chất tờ giấy mời của cơ quan công quyền không tạo nghĩa vụ bắt buộc công dân phải đến”, LS Hà Hải cho biết.
Theo quy định của Hiến pháp, các văn bản luật và dưới luật, công dân có quyền từ chối làm việc trong trường hợp chưa xác định được mình tham gia tố tụng với tư cách gì (bị can, bị cáo, người làm chứng…), chưa được giải thích rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của mình và trong quá trình làm việc xuất hiện các hành vi ép cung, mớm cung hoặc đe dọa của cơ quan công quyền.
Cụ thể hơn, căn cứ điều 10, Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân thì trừ trường hợp phạm tội quả tang, không ai bị bắt nếu không có quyết định tòa án hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
“Người dân nên nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình, nếu bị cơ quan công an bắt giữ không phù hợp với quy định pháp luật thì họ có quyền phản ứng. Nếu họ không phải là người tham gia tố tụng trong một vụ án hình sự cụ thể, không phạm tội quả tang thì nếu bị mời, bị triệu tập, họ có quyền từ chối”, LS Hà Hải nói thêm.
Tuy nhiên, theo luật sư Hà Hải, trong trường hợp được mời lên phường làm việc với lý do cụ thể, công dân nên tích cực hợp tác với cơ quan công an để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều tra vụ án.
Đồng tình với ý kiến trên, LS Huỳnh Phước Hiệp (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng người dân nên tùy tình huống mà có cách hành xử phù hợp.
Theo luật sư (LS) Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM), khi chưa xác định và chưa có bằng chứng về hành vi vi phạm pháp luật của công dân, công an không có quyền buộc công dân phải lên phường làm việc.
“Bản chất tờ giấy mời của cơ quan công quyền không tạo nghĩa vụ bắt buộc công dân phải đến”, LS Hà Hải cho biết.
Luật sư Hà Hải (bên phải). Ảnh: NVCC.
Theo quy định của Hiến pháp, các văn bản luật và dưới luật, công dân có quyền từ chối làm việc trong trường hợp chưa xác định được mình tham gia tố tụng với tư cách gì (bị can, bị cáo, người làm chứng…), chưa được giải thích rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của mình và trong quá trình làm việc xuất hiện các hành vi ép cung, mớm cung hoặc đe dọa của cơ quan công quyền.
Cụ thể hơn, căn cứ điều 10, Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân thì trừ trường hợp phạm tội quả tang, không ai bị bắt nếu không có quyết định tòa án hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
“Người dân nên nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình, nếu bị cơ quan công an bắt giữ không phù hợp với quy định pháp luật thì họ có quyền phản ứng. Nếu họ không phải là người tham gia tố tụng trong một vụ án hình sự cụ thể, không phạm tội quả tang thì nếu bị mời, bị triệu tập, họ có quyền từ chối”, LS Hà Hải nói thêm.
Tuy nhiên, theo luật sư Hà Hải, trong trường hợp được mời lên phường làm việc với lý do cụ thể, công dân nên tích cực hợp tác với cơ quan công an để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều tra vụ án.
Đồng tình với ý kiến trên, LS Huỳnh Phước Hiệp (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng người dân nên tùy tình huống mà có cách hành xử phù hợp.
Từ chối khi được mời miệng, không rõ nội dung
Theo LS Bùi Quang Nghiêm, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM, công an phường phải làm việc với người dân trong giờ hành chính và có giấy mời ghi rõ nội dung làm việc.
Các trường hợp ngoại lệ bao gồm: Làm việc ngay tại hiện trường với các đối tượng có hành vi phạm tội quả tang hoặc chuẩn bị phạm tội; làm việc với người dân về các vấn đề tạm trú, tạm vắng ngay tại nhà, trong thời điểm kiểm tra.
“Công an nếu muốn mời người dân lên phường làm việc phải có giấy mời nêu rõ lý do. Người dân có thể từ chối làm việc với công an khi được mời qua điện thoại, mời miệng hoặc không nêu rõ nội dung làm việc”, LS Nghiêm khẳng định.
Bàn sâu hơn về khía cạnh này, LS Lê Cao (Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng) cho rằng không có điều luật nào bắt buộc người dân phải làm việc với công an tại trụ sở cơ quan phường.
Theo lập luận của LS Lê Cao, nghĩa vụ xác minh thông tin, điều tra vụ án là của cơ quan công an, vì thế họ có thể linh động làm việc với người dân tại nơi cư trú, không nhất thiết phải triệu tập họ lên trụ sở phường.
“Trường hợp công an muốn làm việc tại trụ sở để thuận tiện cho công tác điều tra thì phải có sự trân trọng đối với người dân, không thể tùy tiện cưỡng chế, áp giải người dân đến trụ sở.
Nếu sử dụng biện pháp đưa người dân lên xe để buộc họ về trụ sở cơ quan mà không có sự đồng thuận của họ thì cần xem xét hành vi bắt, giữ người không đúng luật. Trường hợp xâm phạm sự tự do về thân thể, giữ người ngoài giờ hành chính một cách vô cớ là hoàn toàn trái luật, trái Hiến pháp”, LS Lê Cao phân tích.
Theo LS Bùi Quang Nghiêm, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM, công an phường phải làm việc với người dân trong giờ hành chính và có giấy mời ghi rõ nội dung làm việc.
Các trường hợp ngoại lệ bao gồm: Làm việc ngay tại hiện trường với các đối tượng có hành vi phạm tội quả tang hoặc chuẩn bị phạm tội; làm việc với người dân về các vấn đề tạm trú, tạm vắng ngay tại nhà, trong thời điểm kiểm tra.
“Công an nếu muốn mời người dân lên phường làm việc phải có giấy mời nêu rõ lý do. Người dân có thể từ chối làm việc với công an khi được mời qua điện thoại, mời miệng hoặc không nêu rõ nội dung làm việc”, LS Nghiêm khẳng định.
Bàn sâu hơn về khía cạnh này, LS Lê Cao (Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng) cho rằng không có điều luật nào bắt buộc người dân phải làm việc với công an tại trụ sở cơ quan phường.
Luật sư Lê Cao. Ảnh: NVCC.
Theo lập luận của LS Lê Cao, nghĩa vụ xác minh thông tin, điều tra vụ án là của cơ quan công an, vì thế họ có thể linh động làm việc với người dân tại nơi cư trú, không nhất thiết phải triệu tập họ lên trụ sở phường.
“Trường hợp công an muốn làm việc tại trụ sở để thuận tiện cho công tác điều tra thì phải có sự trân trọng đối với người dân, không thể tùy tiện cưỡng chế, áp giải người dân đến trụ sở.
Nếu sử dụng biện pháp đưa người dân lên xe để buộc họ về trụ sở cơ quan mà không có sự đồng thuận của họ thì cần xem xét hành vi bắt, giữ người không đúng luật. Trường hợp xâm phạm sự tự do về thân thể, giữ người ngoài giờ hành chính một cách vô cớ là hoàn toàn trái luật, trái Hiến pháp”, LS Lê Cao phân tích.
Chi Mai
Một sinh viên người Mỹ tên Otto Warmbier bị Bắc Hàn bắt khi đi du lịch tại đây. Cách đây mấy ngày được thả nhưng bị hôn mê và vừa mới qua đời.
Trả lờiXóaKhi đi thì khỏe mạnh, khi về thì chỉ còn là cái xác. Thật chẳng khác gì người dân VN khi bị CA "mời" về đồn. Trước khi vào đồn thì khỏe, khi ra thì hoặc là thâm tím mặt mày, mình mẩy, hoặc là "bị tự sát".
Đọc, hiểu và thực hiện cho tốt nhé bà con.
Trả lờiXóaXin cảm ơn các Luật Sư.