Đưa thơ Đường đến gần với độc giả
Thứ bảy, 11/2/2017, 22h03
Hiện nay, việc nghiên cứu thơ Đường vẫn là vấn đề quan tâm của nhiều độc giả. Công trình sưu tập, biên dịch “Đường thi quốc âm cổ bản” do hai nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông đã góp phần đưa thơ Đường đến gần hơn với độc giả.
Hiện nay, việc nghiên cứu thơ Đường vẫn là vấn đề quan tâm của nhiều độc giả. Công trình sưu tập, biên dịch “Đường thi quốc âm cổ bản” do hai nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông đã góp phần đưa thơ Đường đến gần hơn với độc giả.
Gặp Tú Xương trong “Đường thi quốc âm cổ bản”
“Đường
thi quốc âm cổ bản” được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là một tài liệu
quý cho những ai yêu thích, học tập và nghiên cứu thơ Đường. Ấn bản gồm
279 bản dịch thơ in kèm chữ Hán, chữ Nôm và phụ bản các trang sách cổ
còn tươi nét bút cổ nhân. Đây cũng là lần đầu tiên công bố những bản
Đường thi dịch ra quốc âm (chữ Nôm) do các nhà Nho Việt Nam chuyển ngữ,
được chép trong 6 bản sách cổ lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Ngay
trong buổi ra mắt và giao lưu tác phẩm, tác giả, công trình này đã nhận
được nhiều phản hồi tích cực từ phía độc giả.
Do nhiều yếu tố, văn
bản thơ Đường đã bị thất tán nhiều, gây khó khăn cho những người nghiên
cứu, tìm hiểu thơ Đường. Trong tác phẩm này, những ai yêu thích thơ của
Tú Xương sẽ không khỏi thích thú khi có tới 81 bài dịch, nhiều nhất
trong tất cả (theo thống kê của các soạn giả). Nét độc đáo là Tú Xương
chỉ chọn dịch duy nhất một thể thơ ngũ ngôn bát cú ở nguyên bản chữ Hán.
Trong số những bài dịch đó, chỉ có 11 bài dịch nguyên thể ngũ ngôn bát
cú, còn 70 bài khác dịch theo thể thất ngôn bát cú. Hơn nữa, về chất
lượng thơ dịch của Tú Xương còn đứng đầu trong thi phẩm này. Theo soạn
giả Nguyễn Xuân Diện, “với việc dịch thơ Đường, Tú Xương đã đóng góp vào
lịch sử văn học Việt Nam như một dịch giả có phong cách độc đáo, đưa
được những từ ngữ đời thường đầy hóm hỉnh và dịch một cách nhuần nhuyễn,
tạo nên một bản dịch hoàn toàn có thể có một đời sống độc lập bên cạnh
nguyên tác.
Nhắc đến Tú Xương, độc giả nghĩ ngay đến một nhà thơ
trào phúng vào bậc nhất của Việt Nam. Việc nghiên cứu thơ Đường nói
chung và thơ Tú Xương nói riêng từ xưa đến nay có rất nhiều tác giả thực
hiện. “Khi thực hiện công trình này, quá trình giải mã chữ Nôm gặp
nhiều khó khăn nên đòi hỏi sự công phu. Hiện nay, chữ Hán và chữ Nôm gần
như là “tử ngữ” nên chúng tôi tha thiết được góp chút công sức của mình
để giữ lại những gì “tinh anh” của dân tộc”, soạn giả Nguyễn Xuân Diện
chia sẻ.
Hiểu thêm về văn hóa dân tộc
Khi
xã hội càng phát triển thì việc quay về tìm hiểu giá trị truyền thống
của dân tộc, trong đó có lĩnh vực ngôn ngữ là một nhu cầu hết sức cấp
bách. Ngôn ngữ ngoài vai trò to lớn thể hiện niềm tự hào dân tộc, nó còn
là công cụ để sáng tác văn chương. Một điểm độc đáo của thơ ca nói
chung và thơ Đường nói riêng là lời ít ý nhiều, ý tại ngôn ngoại, cô
đọng, hàm súc.
Thơ Đường được đưa vào giảng
dạy ngay từ bậc học THCS cho đến đại học. Hiện nay, nhiều độc giả, nhất
là học sinh tiếp cận thơ Đường từ bản dịch nên việc tìm hiểu giá trị của
thi phẩm không trọn vẹn, mất đi cái hay, cái đặc sắc riêng của thơ
Đường. Khi dồn hết tâm sức cho công trình này, 2 tác giả không kỳ vọng
sẽ tìm được một lượng độc giả đông đảo như những tác phẩm khác trên thị
trường sách hiện nay. Điều họ tha thiết mong muốn là sẽ có thêm những
tri âm cùng họ tìm hiểu, khám phá giá trị của thơ Đường cũng như những
ảnh hưởng của thơ Đường đến các nhà thơ Việt Nam. Trần Ngọc Đông, đồng
tác giả “Đường thi quốc âm cổ bản” bộc bạch: “Tôi vốn là người xứ Đoài.
Tuổi thơ, tôi lớn lên bên những mái đình, thích thú khi nhìn thấy những
hoành phi câu đối. Khi xa quê, tôi mới nhận ra những giá trị văn hóa đó
đã thấm vào mình từ lúc nào. Tôi tự học chữ Hán, chữ Nôm với mong muốn
được tìm hiểu về nền văn hóa Việt Nam”.
Theo TS. Nguyễn Thị Hậu,
“Đường thi quốc âm cổ bản” là một trong những nỗ lực, cố gắng để lớp trẻ
hiểu thêm về văn hóa dân tộc trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Đó
cũng là cách để chúng ta trả ơn những bậc tiền bối”.
Có thể thấy,
“Đường thi quốc âm cổ bản” đã góp phần tạo thêm thuận lợi cho những
người học tập, nghiên cứu và giảng dạy thơ Đường. Ấn bản “Đường thi quốc
âm cổ bản” còn có thêm 100 bản in đặc biệt được đánh số từ 1 đến 100
dành cho bạn đọc yêu sách đẹp. Ngoài ra có 5 dị bản đặc biệt không bán,
có ký hiệu N.X.B.T.H đánh số thứ tự từ I đến V. Tất cả đều có chữ ký và
triện son của hai soạn giả.
Bài, ảnh:Yên
Thật ra trong những năm gần đây, với sự giúp sức của internet, thang giá trị trong xã hội đã xác lập được giá trị mới.
Trả lờiXóaGiá trị mới ấy là gì? Đó là sự kính trọng những trí thức có thành tựu văn hóa. Thậm chí những người dân lương thiện không có trí thức cao nhưng hiền hòa cũng được kính trọng.
Những ai bây giờ khoe chức, khoe giàu thì lập tức bị nghi ngờ! Đó là sự thật!