Luân Lê
HÃY TỈNH THỨC,
HÃY TỈNH THỨC,
BỞI DÂN TỘC VÀ TỔ QUỐC LÀ TRÊN HẾT
Điều đáng buồn nhất không phải nằm ở việc quan chức không có khí chất và thiếu cả phẩm chất, mà ngay cả người dân chúng ta cũng lại thờ ơ và hèn nhát để cho những thứ không ra gì diễn ra trước mắt mình. Có chăng đến khi mất nước họ mới sáng mắt và tỉnh thức? Nhưng lúc đó có còn kịp nữa không khi đã nằm trong gọng kìm của giặc?
Chúng ta còn nhớ, vào khoảng thời gian đánh chiếm Hoàng Sa vào những ngày tháng 01.1974 thì trước đó chính Mỹ và Trung Cộng đã từng thoả thuận với nhau rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào việc Mao Trạch Đông ra lệnh đánh chiếm Hoàng Sa, khi này còn nằm trong sự quản lý và kiểm soát của Việt Nam Cộng Hoà.
Thế nên, nếu đất nước chúng ta không mạnh và không có lập trường thì sẽ trở thành con bài của những nước lớn.
Mỹ họ có quan điểm rõ ràng và đặt lợi ích của đất nước họ lên hàng đầu. Khi trước họ có thể thoả thuận ngầm để đứng ngoài cuộc chiến mà Trung Cộng đã thực hiện với quần đảo Hoàng Sa của chúng ta để đổi lại nhiều lợi ích kinh tế mà Bắc Kinh thèm khát.
Và nay, khi Trung Cộng đe doạ đến lợi ích của Mỹ thì Mỹ lại quay sang làm hoà với Nga để cô lập Trung Quốc và sẵn sàng đánh gục Bắc Kinh nhằm giữ vững cương vị làm chủ thế giới.
Tuy nhiên, người Mỹ họ hành động có toan tính và cũng ngay thẳng, hứa là làm, làm thì đến nơi đến chốn. Nó khác biệt và ngược lại với sự thâm hiểm, tàn độc và bất chấp của Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại của Trung Hoa cho đến nay.
Nên chỉ khi chúng ta cường mạnh thì chúng ta mới được lựa chọn trong sự tôn trọng của quốc tế và đứng vững được trước các nguy cơ từ các âm mưu của các quốc gia khác.
Chẳng lẽ chỉ vì sát cạnh, chỉ vì chung chế độ bề ngoài mà cứ cầu cạnh và còn mời mọc nó đến làm ăn trên đất nước mình trong khi các quốc gia khác đang xua đuổi và cô lập chúng?
Đài Loan, Hồng Kông, Tây Tạng, Tân Cương đều muốn thoát Trung một cách mãnh liệt và bằng mọi biện pháp vì họ vừa hiểu sâu sắc bản chất Trung Quốc, lại vừa thấm thía những giá trị văn minh của Tây phương là như thế nào - bởi họ đã được tiếp cận và thừa hưởng chúng trong nhiều thập kỷ qua. Rồi ngay cả đất nước nhỏ bé nằm sát nách Trung Quốc là Bhutan, họ cũng tuyệt giao với Trung Quốc mà không hề giao du hay dính dáng bất cứ thứ gì tới đất nước này.
Vậy tại sao chúng ta còn mời đón chúng vào đầu tư để tàn phá đất nước và tận diệt dân tộc này?
Những bài học cả ngàn năm lịch sử phải chăng vẫn chưa đủ hiển hiện và lớn lao cho chúng ta sáng mắt mà cảnh giác và gìn giữ?
Trận chiến Biên giới năm 1979, trận đánh Gạc Ma năm 1988, và nhìn vào cách mà đảng cộng sản Trung Quốc đối xử với dân chúng của mình như sự kiện nghiền nát hàng nghìn người tại Thiên An Môn năm 1989 để thấy chúng dã tâm và tàn độc như thế nào. Mọi thứ vẫn còn chưa xa hiện tại là bao nhiêu.
Dân tộc và tổ quốc mới là giá trị vĩnh viễn. Chế độ hay đảng phái chỉ là nhóm người và nhất thời. Thế nên đừng để hậu quả cho cả thế hệ sau của dân tộc phải gánh chịu trong đau đớn và tủi nhục.
Điều đáng buồn nhất không phải nằm ở việc quan chức không có khí chất và thiếu cả phẩm chất, mà ngay cả người dân chúng ta cũng lại thờ ơ và hèn nhát để cho những thứ không ra gì diễn ra trước mắt mình. Có chăng đến khi mất nước họ mới sáng mắt và tỉnh thức? Nhưng lúc đó có còn kịp nữa không khi đã nằm trong gọng kìm của giặc?
Chúng ta còn nhớ, vào khoảng thời gian đánh chiếm Hoàng Sa vào những ngày tháng 01.1974 thì trước đó chính Mỹ và Trung Cộng đã từng thoả thuận với nhau rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào việc Mao Trạch Đông ra lệnh đánh chiếm Hoàng Sa, khi này còn nằm trong sự quản lý và kiểm soát của Việt Nam Cộng Hoà.
Thế nên, nếu đất nước chúng ta không mạnh và không có lập trường thì sẽ trở thành con bài của những nước lớn.
Mỹ họ có quan điểm rõ ràng và đặt lợi ích của đất nước họ lên hàng đầu. Khi trước họ có thể thoả thuận ngầm để đứng ngoài cuộc chiến mà Trung Cộng đã thực hiện với quần đảo Hoàng Sa của chúng ta để đổi lại nhiều lợi ích kinh tế mà Bắc Kinh thèm khát.
Và nay, khi Trung Cộng đe doạ đến lợi ích của Mỹ thì Mỹ lại quay sang làm hoà với Nga để cô lập Trung Quốc và sẵn sàng đánh gục Bắc Kinh nhằm giữ vững cương vị làm chủ thế giới.
Tuy nhiên, người Mỹ họ hành động có toan tính và cũng ngay thẳng, hứa là làm, làm thì đến nơi đến chốn. Nó khác biệt và ngược lại với sự thâm hiểm, tàn độc và bất chấp của Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại của Trung Hoa cho đến nay.
Nên chỉ khi chúng ta cường mạnh thì chúng ta mới được lựa chọn trong sự tôn trọng của quốc tế và đứng vững được trước các nguy cơ từ các âm mưu của các quốc gia khác.
Chẳng lẽ chỉ vì sát cạnh, chỉ vì chung chế độ bề ngoài mà cứ cầu cạnh và còn mời mọc nó đến làm ăn trên đất nước mình trong khi các quốc gia khác đang xua đuổi và cô lập chúng?
Đài Loan, Hồng Kông, Tây Tạng, Tân Cương đều muốn thoát Trung một cách mãnh liệt và bằng mọi biện pháp vì họ vừa hiểu sâu sắc bản chất Trung Quốc, lại vừa thấm thía những giá trị văn minh của Tây phương là như thế nào - bởi họ đã được tiếp cận và thừa hưởng chúng trong nhiều thập kỷ qua. Rồi ngay cả đất nước nhỏ bé nằm sát nách Trung Quốc là Bhutan, họ cũng tuyệt giao với Trung Quốc mà không hề giao du hay dính dáng bất cứ thứ gì tới đất nước này.
Vậy tại sao chúng ta còn mời đón chúng vào đầu tư để tàn phá đất nước và tận diệt dân tộc này?
Những bài học cả ngàn năm lịch sử phải chăng vẫn chưa đủ hiển hiện và lớn lao cho chúng ta sáng mắt mà cảnh giác và gìn giữ?
Trận chiến Biên giới năm 1979, trận đánh Gạc Ma năm 1988, và nhìn vào cách mà đảng cộng sản Trung Quốc đối xử với dân chúng của mình như sự kiện nghiền nát hàng nghìn người tại Thiên An Môn năm 1989 để thấy chúng dã tâm và tàn độc như thế nào. Mọi thứ vẫn còn chưa xa hiện tại là bao nhiêu.
Dân tộc và tổ quốc mới là giá trị vĩnh viễn. Chế độ hay đảng phái chỉ là nhóm người và nhất thời. Thế nên đừng để hậu quả cho cả thế hệ sau của dân tộc phải gánh chịu trong đau đớn và tủi nhục.
Nặng giai cấp, ý thức hệ; nhẹ dân tộc đều sai lầm và thất bại.
Trả lờiXóaMột trong những bài viết sâu sắc của Ls.Luân Lê mà tôi
Trả lờiXóarất tâm đắc,dù ông sinh trưởng trong lòng chế độ nhưng
thoát ra được sự nhồi sọ và tẩy não của CS.
Tôi nghĩ ông là hoa sen "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi
bùn" như một số trí thức phản tỉnh khác !