TÔI NHẬN GIẢI VĂN CHƯƠNG trannhuong.com
Hoàng Quốc Hải
Tính ra từ ngày nhận giải trannhuong.com thấm thoắt đã 5 năm. Nghĩ lại thấy vui vui vì đây là một cuộc chơi nghiêm túc của những người nghiêm túc. Vui còn vì trannhuong.com đã tạo ra được một khung trời tự do nho nhỏ để các văn nhân thù tạc. Hơn nữa, tự do vốn là khát vọng của con người mà thiếu nó, sẽ chấm dứt mọi cội nguồn sáng tạo.
Nhớ buổi trao giải trong khuôn viên của Nhà văn hóa Hàn Quốc, vốn là cơ quan của Đại sứ quán Nhật Bản trước đây.
Ngôi nhà nằm trên đường Nguyễn Du, ngay đầu ngã 5 bà Triệu, một mặt nhìn ra phố Hồ Xuân Hương, và chỉ còn một đoạn ngắn nữa là giáp hồ Thuyền Quang- chính ra là Thiền Quang, bởi nơi đây có ngôi chùa cổ, mang tên Thiền Quang tự.
Bữa ấy, vào khoảng cuối tháng 9 năm 2011, trời hơi se lạnh vì chớm có heo may. Lễ trao giải đặt trong ngôi vườn thoáng đãng, các lối đi trong vườn quanh co dưới tán rợp của các hàng cây cổ thụ, tạo một không gian thân thiện và thơ mộng. Từ thời tiết đến cảnh vật khiến ta có cảm giác thăng hoa. Không hiểu sao trong tôi lại nhen lên cái không khí của ngày tựu trường. Nhất là khi các quan khách lục tục đến. Các nhà giáo Văn Như Cương, Phạm Toàn vừa hiện ra, đồng thời với hình ảnh của Anatole France, cũng hiển hiện trong đầu óc tôi với khu vườn Luxembourg cùng những lá vàng rơi từng chiếc,từng chiếc trên vai các pho tượng trắng. Kể cũng lạ thật, khuôn viên của Nhà văn hóa Hàn Quốc, khiến ta liên tưởng đến vườn Luxembourg trong bài “Ngày tựu trường” mà Anatole France đã gây ấn tượng mạnh mẽ trong ký ức của bất kỳ học sinh phổ thông nào cỡ tuổi chúng tôi.
Bữa đó, các bạn văn chương tới dự khá đông đúc, thuần những gương mặt khả ái.
Một bức pano to do họa sĩ Trần Nhương vẽ bộ “Bão táp triều Trần” của tôi, và cuốn “Thời của thánh thần” của nhà văn Hoàng Minh Tường cùng với tấm băng rôn: “ Lễ trao giải thưởng văn chương của trannhuong.com” trong một không gian vừa trang trọng vừa thân thiện. Hoàn toàn không có bàn ghế cho khách ngồi, chỉ có những chiếc ghế dưới tán cây, tựa như ghế trong công viên. Khách tụ lại từng nhóm hoặc đi dạo trò chuyện trước giờ khai mạc.
Sự hình thành cuộc trao giải này cũng là chuyện ngẫu nhiên đến hồn nhiên giữa chúng tôi.
Trong cuộc viếng thăm tôi bất chợt của nhà thơ Trần Nhương và nhà văn Hoàng Minh Tường. Vợ tôi (nhà thơ Nguyễn Thị Hồng) lặng lẽ làm cơm. Rồi nàng mời chúng tôi vào bàn ăn, vừa nhâm nhi vừa trò chuyện. Vẫn xoay quanh chuyện văn chương. Bỗng tôi hỏi nhà thơ Trần Nhương:
- Hình như đã có một lần trang web của bác trao giải thơ trào phúng?
- Vâng, cũng lâu rồi, cái giải quèn ấy mà.
- Không nên nói vậy, giải là giải. Tại sao ông không trao cho các thể loại khác. Mạng của ông là đại diện cho tiếng nói của công chúng. Ai được công chúng ngó tới là niềm vinh dự chứ.
Trần Nhương cười, phát ra một câu có vẻ thăm dò: - Vậy nếu Nhương trao, bác có nhận không?
- Nhận chứ. Đó là một niềm vui, tôi trả lời.
Trần Nhương ngầm quan sát thái độ của tôi rồi ông nói nửa hy vọng, nửa ngờ vực- bác cứ đùa em.
- Không, tôi nói nghiêm túc đấy.
- Tác phẩm của bác đồ sộ thế, giải tôn vinh kiểu gì đây.
- Chỉ cần một lời tuyên cáo của chủ trang web trước bè bạn và công chúng, với 1 đồng xu kẽm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa thôi là quá đủ.
- Thật vậy sao? Nhà thơ hỏi lại.
- Tôi từ chối mọi phần thưởng vật chất, chỉ một đồng xu tượng trưng cho giá trị là được, nhưng nhất thiết phải là tiền Việt Nam dân chủ cộng hòa đấy nhé.Vì sao ư? Vì nó là Dân chủ, mà trong Dân chủ có Tự do-cội nguồn của sáng tạo.
- Thôi được, chiều bác- để Nhương lo việc này.
Tôi lại hỏi - ta có thể trao một lúc hai tác giả được không?
Cả hai nhà văn Hoàng Minh Tường và Trần Nhương đều đáp:
- Được, được chứ, có ai cấm mình đâu.
- Thế thì trao cả cho em với chứ,Hoàng Minh Tường vui vẻ đề xuất.
- Đúng đấy “Thời của thánh thần ” rất xứng đáng,tôi nói.
Ông chủ trang web cười tươi như nghé:
- Vậy là “Bão táp triều Trần” và “Thời của thánh thần” sẽ nhận giải văn chương đồng hạng!
- OK! Hai chúng tôi đồng thanh đáp. Giải văn chương trannhuong.com hình thành trong niềm vui bè bạn như vậy đó.
Nhà thơ Trần Nhương hết sức chu đáo, mọi việc chỉ một tay ông lo liệu.
Phút trao giải thật hồi hộp. Hai cô nàng xinh đẹp bê hai chiếc khay phủ vải điều. Trần Nhương mở túi gấm màu huyết dụ, móc ra một chiếc dây chuyền, trong đó có đồng xu kẽm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa, ông mở chân chằm quàng vào cổ tôi; tiếp đó là chiếc cúp pha lê có khắc dòng chữ: “ Giải thưởng văn chương trannhuong.com”, dưới hàng chữ này lại khắc 5 ngôi sao 5 cánh, dưới 5 ngôi sao là một đóa sen nở tưng bừng.
Sau phần trao giải là tặng hoa, có diễn từ, có đáp từ. Một cuộc trao giải thật dễ thương, đầy ắp tình bè bạn, vừa trang trọng vừa thân tình khiến không chỉ người trong cuộc mà khách dự khán cũng hết sức hài lòng.
Chỉ có điều nhà thơ Trần Nhương đã trao cho chúng tôi đồng tiền có mệnh giá lớn hơn ngoài mong đợi, đồng 1 đồng chứ không phải 1 xu.
Qua 5 năm thử thách, dư luận trong và ngoài nước đều bầy tỏ lòng mến mộ hình thức giải thưởng đầy chất công chúng và cũng đầy chất nhân văn của trannhuong.com. Các đài BBC,RFA,RFI… đưa tin hết sức thiện cảm. Các nhà văn trong nước nhiều người muốn được nhận giải trannhuong.com. Về phần người nhận giải, tôi vẫn giữ nguyên ấn tượng đẹp trong lễ trao giải, cho đó là một vinh dự và biết ơn sự tôn vinh của công chúng qua trang web của trannhuong.com. Nhưng sao lại cứ phải chờ đến 5 năm.Và tại sao lại không có giải tôn vinh cả một đời văn cho tác giả nào đó mà công chúng cho là xứng đáng. Rất mong nhà thơ Trần Nhương-ông chủ trang web quan tâm đến nguyện vọng này.
Trang web trannhuong.com thật sự là một sân chơi văn chương lành mạnh. Lại chợt nghĩ đến sân chơi của nhóm văn chương “ Tự lực văn đoàn” và các cuộc tôn vinh tác giả của họ cách đây hơn 3 phần tư thế kỷ. Chính nhóm văn chương này đã đi vào lịch sử văn học Việt Nam như một nét son chói lọi. Ước gì nền văn học của chúng ta tạo được nhiều sân chơi lành mạnh như thế này, sẽ là động lực thúc đẩy cho sự phát triển văn chương nước nhà.
Tới nay trannhuong.com vừa tròn 10 tuổi với hơn 25 triệu lượt người truy cập, bao phủ gần hết hành tinh. Con số 25 triệu đúng bằng dân số nước ta sống sót qua nạn đói khủng khiếp năm 1945. Thế mà dân tộc ta đã vùng lên làm hai cuộc kháng chiến cực kỳ gian nan, để rồi bây giờ dân số đã lên tới gần 100 triệu người. Sức sống của dân tộc ta quả là vĩ đại. Tuy nhiên, sự văn minh, tiến bộ của chúng ta lại xếp vào hàng gần cuối chót nhân loại, đến nỗi có người nói phải phấn đấu để theo kịp hai nước bạn Lào và Campuchia. Thiết tưởng phải xem “ thành tích” này như nỗi đau của dân tộc và nỗi nhục cho những ai gọi là trí thức.
Vậy cái gì đã cản trở, đã kìm hãm sự phát triển của dân tộc ta? Có nhẽ thiên chức nhà văn phải giải đáp câu hỏi này, như nhà văn Phạm Ngọc Tiến đã có ý trách chúng ta trong bài viết “ Sự im lặng của nhà văn”.
Láng Thượng, ngày 21 tháng 12 năm 2016.
Ảnh: Lễ trao giải Văn chương trannhuongcom lần thứ Nhất 9-2011.
Tính ra từ ngày nhận giải trannhuong.com thấm thoắt đã 5 năm. Nghĩ lại thấy vui vui vì đây là một cuộc chơi nghiêm túc của những người nghiêm túc. Vui còn vì trannhuong.com đã tạo ra được một khung trời tự do nho nhỏ để các văn nhân thù tạc. Hơn nữa, tự do vốn là khát vọng của con người mà thiếu nó, sẽ chấm dứt mọi cội nguồn sáng tạo.
Nhớ buổi trao giải trong khuôn viên của Nhà văn hóa Hàn Quốc, vốn là cơ quan của Đại sứ quán Nhật Bản trước đây.
Ngôi nhà nằm trên đường Nguyễn Du, ngay đầu ngã 5 bà Triệu, một mặt nhìn ra phố Hồ Xuân Hương, và chỉ còn một đoạn ngắn nữa là giáp hồ Thuyền Quang- chính ra là Thiền Quang, bởi nơi đây có ngôi chùa cổ, mang tên Thiền Quang tự.
Bữa ấy, vào khoảng cuối tháng 9 năm 2011, trời hơi se lạnh vì chớm có heo may. Lễ trao giải đặt trong ngôi vườn thoáng đãng, các lối đi trong vườn quanh co dưới tán rợp của các hàng cây cổ thụ, tạo một không gian thân thiện và thơ mộng. Từ thời tiết đến cảnh vật khiến ta có cảm giác thăng hoa. Không hiểu sao trong tôi lại nhen lên cái không khí của ngày tựu trường. Nhất là khi các quan khách lục tục đến. Các nhà giáo Văn Như Cương, Phạm Toàn vừa hiện ra, đồng thời với hình ảnh của Anatole France, cũng hiển hiện trong đầu óc tôi với khu vườn Luxembourg cùng những lá vàng rơi từng chiếc,từng chiếc trên vai các pho tượng trắng. Kể cũng lạ thật, khuôn viên của Nhà văn hóa Hàn Quốc, khiến ta liên tưởng đến vườn Luxembourg trong bài “Ngày tựu trường” mà Anatole France đã gây ấn tượng mạnh mẽ trong ký ức của bất kỳ học sinh phổ thông nào cỡ tuổi chúng tôi.
Bữa đó, các bạn văn chương tới dự khá đông đúc, thuần những gương mặt khả ái.
Một bức pano to do họa sĩ Trần Nhương vẽ bộ “Bão táp triều Trần” của tôi, và cuốn “Thời của thánh thần” của nhà văn Hoàng Minh Tường cùng với tấm băng rôn: “ Lễ trao giải thưởng văn chương của trannhuong.com” trong một không gian vừa trang trọng vừa thân thiện. Hoàn toàn không có bàn ghế cho khách ngồi, chỉ có những chiếc ghế dưới tán cây, tựa như ghế trong công viên. Khách tụ lại từng nhóm hoặc đi dạo trò chuyện trước giờ khai mạc.
Sự hình thành cuộc trao giải này cũng là chuyện ngẫu nhiên đến hồn nhiên giữa chúng tôi.
Trong cuộc viếng thăm tôi bất chợt của nhà thơ Trần Nhương và nhà văn Hoàng Minh Tường. Vợ tôi (nhà thơ Nguyễn Thị Hồng) lặng lẽ làm cơm. Rồi nàng mời chúng tôi vào bàn ăn, vừa nhâm nhi vừa trò chuyện. Vẫn xoay quanh chuyện văn chương. Bỗng tôi hỏi nhà thơ Trần Nhương:
- Hình như đã có một lần trang web của bác trao giải thơ trào phúng?
- Vâng, cũng lâu rồi, cái giải quèn ấy mà.
- Không nên nói vậy, giải là giải. Tại sao ông không trao cho các thể loại khác. Mạng của ông là đại diện cho tiếng nói của công chúng. Ai được công chúng ngó tới là niềm vinh dự chứ.
Trần Nhương cười, phát ra một câu có vẻ thăm dò: - Vậy nếu Nhương trao, bác có nhận không?
- Nhận chứ. Đó là một niềm vui, tôi trả lời.
Trần Nhương ngầm quan sát thái độ của tôi rồi ông nói nửa hy vọng, nửa ngờ vực- bác cứ đùa em.
- Không, tôi nói nghiêm túc đấy.
- Tác phẩm của bác đồ sộ thế, giải tôn vinh kiểu gì đây.
- Chỉ cần một lời tuyên cáo của chủ trang web trước bè bạn và công chúng, với 1 đồng xu kẽm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa thôi là quá đủ.
- Thật vậy sao? Nhà thơ hỏi lại.
- Tôi từ chối mọi phần thưởng vật chất, chỉ một đồng xu tượng trưng cho giá trị là được, nhưng nhất thiết phải là tiền Việt Nam dân chủ cộng hòa đấy nhé.Vì sao ư? Vì nó là Dân chủ, mà trong Dân chủ có Tự do-cội nguồn của sáng tạo.
- Thôi được, chiều bác- để Nhương lo việc này.
Tôi lại hỏi - ta có thể trao một lúc hai tác giả được không?
Cả hai nhà văn Hoàng Minh Tường và Trần Nhương đều đáp:
- Được, được chứ, có ai cấm mình đâu.
- Thế thì trao cả cho em với chứ,Hoàng Minh Tường vui vẻ đề xuất.
- Đúng đấy “Thời của thánh thần ” rất xứng đáng,tôi nói.
Ông chủ trang web cười tươi như nghé:
- Vậy là “Bão táp triều Trần” và “Thời của thánh thần” sẽ nhận giải văn chương đồng hạng!
- OK! Hai chúng tôi đồng thanh đáp. Giải văn chương trannhuong.com hình thành trong niềm vui bè bạn như vậy đó.
Nhà thơ Trần Nhương hết sức chu đáo, mọi việc chỉ một tay ông lo liệu.
Phút trao giải thật hồi hộp. Hai cô nàng xinh đẹp bê hai chiếc khay phủ vải điều. Trần Nhương mở túi gấm màu huyết dụ, móc ra một chiếc dây chuyền, trong đó có đồng xu kẽm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa, ông mở chân chằm quàng vào cổ tôi; tiếp đó là chiếc cúp pha lê có khắc dòng chữ: “ Giải thưởng văn chương trannhuong.com”, dưới hàng chữ này lại khắc 5 ngôi sao 5 cánh, dưới 5 ngôi sao là một đóa sen nở tưng bừng.
Sau phần trao giải là tặng hoa, có diễn từ, có đáp từ. Một cuộc trao giải thật dễ thương, đầy ắp tình bè bạn, vừa trang trọng vừa thân tình khiến không chỉ người trong cuộc mà khách dự khán cũng hết sức hài lòng.
Chỉ có điều nhà thơ Trần Nhương đã trao cho chúng tôi đồng tiền có mệnh giá lớn hơn ngoài mong đợi, đồng 1 đồng chứ không phải 1 xu.
Qua 5 năm thử thách, dư luận trong và ngoài nước đều bầy tỏ lòng mến mộ hình thức giải thưởng đầy chất công chúng và cũng đầy chất nhân văn của trannhuong.com. Các đài BBC,RFA,RFI… đưa tin hết sức thiện cảm. Các nhà văn trong nước nhiều người muốn được nhận giải trannhuong.com. Về phần người nhận giải, tôi vẫn giữ nguyên ấn tượng đẹp trong lễ trao giải, cho đó là một vinh dự và biết ơn sự tôn vinh của công chúng qua trang web của trannhuong.com. Nhưng sao lại cứ phải chờ đến 5 năm.Và tại sao lại không có giải tôn vinh cả một đời văn cho tác giả nào đó mà công chúng cho là xứng đáng. Rất mong nhà thơ Trần Nhương-ông chủ trang web quan tâm đến nguyện vọng này.
Trang web trannhuong.com thật sự là một sân chơi văn chương lành mạnh. Lại chợt nghĩ đến sân chơi của nhóm văn chương “ Tự lực văn đoàn” và các cuộc tôn vinh tác giả của họ cách đây hơn 3 phần tư thế kỷ. Chính nhóm văn chương này đã đi vào lịch sử văn học Việt Nam như một nét son chói lọi. Ước gì nền văn học của chúng ta tạo được nhiều sân chơi lành mạnh như thế này, sẽ là động lực thúc đẩy cho sự phát triển văn chương nước nhà.
Tới nay trannhuong.com vừa tròn 10 tuổi với hơn 25 triệu lượt người truy cập, bao phủ gần hết hành tinh. Con số 25 triệu đúng bằng dân số nước ta sống sót qua nạn đói khủng khiếp năm 1945. Thế mà dân tộc ta đã vùng lên làm hai cuộc kháng chiến cực kỳ gian nan, để rồi bây giờ dân số đã lên tới gần 100 triệu người. Sức sống của dân tộc ta quả là vĩ đại. Tuy nhiên, sự văn minh, tiến bộ của chúng ta lại xếp vào hàng gần cuối chót nhân loại, đến nỗi có người nói phải phấn đấu để theo kịp hai nước bạn Lào và Campuchia. Thiết tưởng phải xem “ thành tích” này như nỗi đau của dân tộc và nỗi nhục cho những ai gọi là trí thức.
Vậy cái gì đã cản trở, đã kìm hãm sự phát triển của dân tộc ta? Có nhẽ thiên chức nhà văn phải giải đáp câu hỏi này, như nhà văn Phạm Ngọc Tiến đã có ý trách chúng ta trong bài viết “ Sự im lặng của nhà văn”.
Láng Thượng, ngày 21 tháng 12 năm 2016.
Ảnh: Lễ trao giải Văn chương trannhuongcom lần thứ Nhất 9-2011.
Chúc mừng "trannhuong.com" 10 tuổi!
Trả lờiXóaKính chúc nhà văn Hoàng quốc Hải vui vẻ, viết khoẻ!